CÔNG TY CỔ PHẦN LÀ GÌ? ƯU NHƯỢC ĐIỂM CTCP
Có thể bạn quan tâm
Công ty cổ phần là gì? Vì sao thành lập công ty cổ phần?
Công ty cổ phần được xếp hạng đầu tiên về khả năng huy động vốn mạnh mẽ nhất trong tất cả các loại hình doanh nghiệp vì Luật Doanh nghiệp cho phép công ty cổ phần được quyền phát hành cổ phần khi có nhu cầu tăng vốn điều lệ để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh hoặc là mở rộng quy mô công ty.
Trong phạm vi bài viết này, Công ty Tư vấn Sao Thuỷ sẽ phân tích và trình bày cho Quý Khách Hàng những quy định pháp luật công ty cổ phần, những ưu điểm và nhược điểm của công ty cổ phần khi so sánh với Công ty TNHH hai thành viên trở lên cũng như cơ cấu và sơ đồ tổ chức công ty cổ phần.
Danh mục từ viết tắt:
Cổ phần: CP
Cổ đông: CĐ
Công ty cổ phần: CTCP hoặc Công ty CP
Đại Hội Đồng Cổ Đông: ĐHĐCĐ
Hội Đồng Quản Trị: HĐQT
TƯ VẤN THỦ TỤC
THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN MIỄN PHÍ
HOTLINE 24/7: 03456 888 45
Công ty cổ phần là gì?Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, công ty cổ phần là doanh nghiệp:
Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập và hạn chế chuyển nhượng cổ phần quy định trong điều lệ công ty cổ phần.
Đặc điểm của công ty cổ phần là gì?Là loại hình công ty mang bản chất “đối vốn”. Bản chất này được thể hiện ở đặc điểm Công ty cổ phần được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn của các nhà đầu tư. Chính khả năng huy động vốn rộng rãi thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng tạo ra đặc điểm nổi bật nhất để nhận diện công ty cổ phần.
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân.
Tư cách pháp nhân tiếng Anh là “Legal person status“.
Tư cách pháp nhân của Công ty cổ phần đảm bảo cho tài sản riêng của các cổ đông được an toàn hơn khi có sự tách bạch giữa tài sản của công ty và tài sản riêng của cổ đông.
Sự tách bạch về tài sản được thể hiện ở chỗ các cổ đông công ty chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi tỉ lệ sở hữu cổ phần.
Có cấu trúc vốn đa đạng, phù hợp với yêu cầu phát triển và yêu cầu quản lý của Công ty.
Các cổ đông của CTCP được thực hiện các quyền của chủ sở hữu thông qua Đại Hội Đồng Cổ Đông.
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty cổ phần trong phạm vi số vốn cổ phần mình sở hữu nên mức độ rủi ro của các cổ đông không cao.
Quy mô hoạt động của công ty cổ phần thường lớn với khả năng mở rộng kinh doanh thuận lợi thông qua huy động vốn cổ phần.
Ưu nhược điểm của Công ty cổ phầnƯu điểm của Công ty Cổ phần
Xuất phát từ bản chất của công ty cổ phần là công ty “đối vốn” cho nên Luật Doanh nghiệp không hạn chế về số lượng cổ đông, tạo điều kiện cho nhiều chủ thể khác muốn mua cổ phần để tham gia vào công ty.
Khả năng hoạt động của Công ty cổ phần rất rộng hầu như thuộc mọi thành phần kinh tế;
Cổ đông có thể dễ dàng, tự do chuyển nhượng, mua bán cổ phần thông qua việc bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán;
Việc hoạt động của Công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu;
Các cổ đông góp vốn được bổ nhiệm vị trí quản lý trong công ty được tính lương, thưởng vào chi phí hoạt động công ty để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
Nhược điểm của Công ty cổ phần
Tính chất “đối vốn” của công ty Cổ phần dẫn đến việc quản lý, điều hành công ty phức tạp hơn công ty TNHH, do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ đông đối kháng nhau về lợi ích.
Việc thành lập và quản lý Công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.
So sánh Công ty cổ phần và Công ty TNHH 2 thành viênĐiểm giống nhau giữa Công ty cổ phần và Công ty TNHH 2 thành viên
Thành viên và cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân;
Đều có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tài sản của công ty tách bạch với tài sản của thành viên và cổ đông;
Không hạn chế thời gian hoạt động;
Được chuyển đổi từ sang công ty TNHH và ngược lại
Cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Điểm khác nhau giữa Công ty cổ phần và Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Tiêu chí so sánh Công ty TNHH HTV Công ty cổ phần 1 Số lượng thành viên/ cổ đông Số lượng thành viên không vượt quá 50 thành viên Sổ lượng cổ đông tổi thiểu là 03 và không giới hạn tối đa 2 Chuyển nhượng phần vốn góp/ cổ phần Phần vốn góp của các thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định của Luật Doanh nghiệp Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập 3 Khả năng huy động vốn Không được quyền phát hành chứng khoán để huy động vốn Có quyền phát hành chứng khoán để huy động vốn 4 Cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất Hội Đồng Thành Viên Đại Hội Đồng Cổ Đông
Điều đầu tiên được kể đến khi thành lập công ty cổ phần đó là khả năng được phát hành cổ phiếu để huy động vốn trong công chúng. Vậy công ty cổ phần có thể huy động vốn bằng cách nào?
Khi có nhu cầu tăng vốn thì ngoài việc chào bán cổ phần cho các cổ đông hiện hữu, công ty cổ phần có thể thực hiện thủ tục chào bán cổ phần riêng lẻ hoặc chào bán cổ phần ra công chúng.
Một lợi thế cực kỳ quan trọng dành cho các cổ đông là nhà đầu tư đó là khả năng chuyển nhượng cổ phần mạnh mẽ hầu như không có hạn chế, trừ trường hợp cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập và các loại cổ phần hạn chế chuyển nhượng theo Điều lệ công ty quy định.
Ngoài ra, cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần đem đến những lợi ích cực kỳ hiệu quả trong việc quản lý và điều hành. Tùy vào quy mô của công ty mà các cổ đông công ty được quyền lựa chọn 01 trong 02 loại hình tổ chức để phục vụ cho hoạt động của mình.
Điều kiện thành lập Công ty Cổ phầnTên Công ty Cổ phần
Tên Công ty Cổ phần không bị trùng, gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác và sẽ gồm có các loại tên sau đây: Tên Công ty cổ phần tiếng Việt, tên Công ty cổ phần tiếng Anh, và tên Công ty cổ phần viết tắt.
Nếu Quý Khách Hàng vẫn chưa có tên hoặc không biết cách đặt tên công ty cổ phần như thế nào, Quý Khách Hàng có thể tham khảo trong bài viết 05 bước để đặt tên công ty hay theo phong thủy của chúng tôi.
Bên cạnh đó, nếu Quý Khách Hàng sử dụng dịch vụ thành lập công ty trọn gói của MERCLAW, chúng tôi sẽ giúp Quý Khách Hàng tra cứu tên công ty trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để giúp Quý Khách Hàng lựa chọn được tên Công ty cổ phần ưng ý, tránh việc tên công ty của Quý Khách Hàng vi phạm quy định của Luật Doanh nghiệp.
Tham khảo: Dịch vụ thay đổi tên Công ty cổ phần
Trụ sở Công ty cổ phần
Trụ sở phải có địa chỉ rõ ràng, thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp của công ty.
Nếu Quý Khách Hàng dự định dùng nhà tập thể hoặc chung cư để làm địa chỉ trụ sở chính của Công ty Cổ phần, Quý Khách Hàng nên liên hệ với chúng tôi thật sớm để giúp Quý Khách Hàng. Vì không phải nhà tập thể hoặc chung cư nào cũng được phép sử dụng để làm trụ sở chính của Công ty cổ phần.
Tham khảo: Dịch vụ thay đổi trụ sở Công ty cổ phần
Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh được chia ba (03) nhóm chính:
1. Nhóm ngành nghề cấm kinh doanh;
2. Nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện; và
3. Nhóm ngành nghề tự do kinh doanh.
Để biết ngành nghề kinh doanh của Quý Khách Hàng có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không, MERCLAW xin mời Quý Khách Hàng tham khảo bài viết Hệ thống ngành nghề kinh doanh Việt Nam.
Tham khảo: Dịch vụ thay đổi ngành nghề Công ty cổ phần
Vốn điều lệ của Công ty cổ phần
Vốn điều lệ là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
Luật Doanh nghiệp không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu, trừ khi ngành nghề đăng ký kinh doanh của Quý Khách Hàng thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định.
Vì mức vốn điều lệ và vốn pháp định mà Quý Khách Hàng dự định đăng ký có quan hệ mật thiết đến ngành nghề kinh doanh và thuế môn bài hàng năm cho nên trước khi bắt đầu kinh doanh hãy để chúng tôi tư vấn cho Quý Khách Hàng thật chi tiết để đạt được hiệu quả cao nhất.
Quyền thành lập, mua cổ phần và quản lý Công ty cổ phầnTham khảo: Dịch vụ tăng giảm vốn điều lệ chỉ với 500k
Tổ chức, cá nhân không được quyền thành lập và quản lý công ty cổ phần
1. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
2. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
3. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
4. Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
5. Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
6. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Tổ chức, cá nhân không được quyền mua cổ phần
1. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
2. Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phầnLuật Doanh nghiệp quy định như thế nào về người đại diện theo pháp luật CTCP
Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần là cá nhân đại diện cho công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của công ty, đại diện cho công ty với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Luật Doanh nghiệp hiện hành cho phép công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
Số lượng Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần
Công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty.
Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch HĐQT hoặc Giám Đốc hoặc Tổng Giám Đốc là người đại diện theo pháp luật.
Nếu Điều lệ công ty cổ phần không có quy định khác thì Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch HĐQT và Giám Đốc hoặc Tổng Giám Đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Công ty phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp Công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam.
Cơ cấu và sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phầnTham khảo: Dịch vụ thay đổi người đại diện theo pháp luật Công ty cổ phần
Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
Mô hình 1:
Đại Hội Đồng Cổ Đông; Hội Đồng Quản Trị; Ban Kiểm Soát; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Mô hình 2:
Đại Hội Đồng Cổ Đông; Hội Đồng Quản Trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Đại Hội Đồng Cổ Đông
Gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
Đại Hội Đồng Cổ Đông tiếng Anh: General Meeting of Shareholders
Hội Đồng Quản Trị
Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị có từ 03 đến 11 thành viên. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng thành viên Hội đồng quản trị.
Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên độc lập Hội đồng quản trị không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Số lượng, thời hạn cụ thể của nhiệm kỳ, số thành viên Hội đồng quản trị phải thường trú ở Việt Nam do Điều lệ công ty quy định.
Hội Đồng Quản Trị tiếng Anh: The Board of Directors
Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị
Hội đồng quản trị bầu một thành viên của Hội đồng quản trị làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty trừ trường hợp Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết thì Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Điều lệ công ty quy định khác.
Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị tiếng Anh: Chairperson of the Board of Directors
Ban kiểm soát
Số lượng của Ban có từ 03 đến 05 thành viên với nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 05 năm và Kiểm soát viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Ban kiểm soát tiếng Anh: Supervisory Board
Tổng kếtNội dung bài tư vấn nêu trên, Quý Khách Hàng chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm do tại thời điểm Quý Khách Hàng đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt.
Trường hợp cần tư vấn cụ thể phù hợp với tình hình hiện tại của công ty, hãy liên hệ Tư vấn Merclaw theo phương thức:
Dịch vụ thành lập công ty #1 TPHCMCÔNG TY TNHH TƯ VẤN SAO THỦY (MERCLAW)
: 215 Nguyễn Thượng Hiền, Phường 06, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
HOTLINE: 03456 888 45
: contact@merclaw.com
Quý Khách Hàng sẽ được chúng tôi:
Tư vấn hoàn toàn miễn phí phù hợp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật hiện hành;
Thực hiện thủ tục rút gọn trong vòng 01 ngày làm việc nếu Quý Khách Hàng có nhu cầu cần gấp; và
Thay mặt Quý Khách Hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả của cơ quan nhà nước. Quý Khách Hàng sẽ không cần phải tốn nhiều thời gian để đi lại.
Quý Khách Hàng cần xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần?
Hãy liên hệ ngay cho MERCLAW. Bởi vì chúng tôi đang cung cấp dịch vụ thành lập công ty cổ phần #1 TPHCM.
CÓ THỂ BẠN SẼ MUỐN XEM:
- Giấy phép in tem chống giả
- Hồ sơ giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
- Thủ tục chuyển đổi công ty
- Lưu ý cần tránh khi đặt trụ sở công ty, trụ sở doanh nghiệp
- 07 bước kiểm tra tên công ty bằng hình ảnh
- Hồ sơ thay đổi tên công ty cổ phần
- Chuyển đổi công ty TNHH HTV sang MTV
- Công văn đề nghị đăng ký sử dụng lao động
Từ khóa » Trình Bày ưu Nhược điểm Của Công Ty Cổ Phần
-
Ưu điểm Và Nhược điểm Của Công Ty Cổ Phần Theo Quy định Mới Nhất
-
Công Ty Cổ Phần Là Gì? Ưu Và Nhược điểm Của Công Ty Cổ Phần?
-
Công Ty Cổ Phần Là Gì? Ưu Nhược điểm Của Công Ty Cổ Phần?
-
Ưu điểm Và Nhược điểm Của Mô Hình Công Ty Cổ Phần ?
-
Ưu, Nhược điểm Của Công Ty Cổ Phần - Phamlaw
-
Ưu, Nhược điểm Của Công Ty Cổ Phần Mới Nhất - LuatVietnam
-
Ưu điểm Và Nhược điểm Của Công Ty Cổ Phần - Everestlaw
-
Ưu điểm, Nhược điểm Khi Thành Lập Công Ty Cổ Phần Từ A>>>Z!
-
ƯU NHƯỢC ĐIỂM KHI THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN
-
Ưu điểm Và Nhược điểm Của Công Ty Cổ Phần - Luật - Kế Toán
-
#1 Ưu Nhược điểm Của Công Ty Cổ Phần - ACSC
-
Ưu Và Nhược điểm Của Công Ty Cổ Phần | Luật Hùng Thắng
-
Ưu điểm Của Công Ty Cổ Phần So Với Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
-
Ưu điểm, Nhược điểm Khi Thành Lập Công Ty Cổ Phần - Luật Việt An