Ưu, Nhược điểm Của Công Ty Cổ Phần - Phamlaw

Ưu nhược điểm của công ty cổ phần theo quy định pháp luật hiện hành

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Toggle
  • I. Một số đặc điểm của công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014:
  • II. Ưu và nhược điểm của công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2014

I. Một số đặc điểm của công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014:

1. Đặc điểm của công ty cổ phần, vài nét cơ bản

a/ Vốn điều lệ: được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần (Công ty cổ phần có cổ phần phổ thông và có thể có cổ phần ưu đãi). Cổ phần ưu đãi gồm các loại như cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; b/ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; c/ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp (Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác; Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ phần sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông sau 3 năm mọi hạn chế đối với cổ đông sáng lập bị bãi bỏ). d/ Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. e/ Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Tổ chức quản lý trong công ty cổ phần

So với các loại hình doanh nghiệp khác, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp thường có sự tham gia của rất nhiều thành viên. Do đó, hoạt động của công ty cổ phần được đặt dưới sự quản lý và điều hành của một bộ máy có cơ cấu, tổ chức chặt chẽ. Cơ cấu quản lý trong công ty cổ phần gồm:

– Đại hội đồng cổ đông: 

Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất trong công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông không làm việc thường xuyên mà chỉ tồn tại trong thời gian họp hoặc lấy ý kiến của các cổ đông có quyền biểu quyết bằng văn bản. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên hoặc bất thường, ít nhất mỗi năm 1 lần. Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn 4 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trong trường hợp không tiến hành họp trong thời hạn kể trên, Hội đồng quản trị có thể đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh gia hạn việc tổ chức cuộc họp thường niên của Đại hội đồng cổ đông nhưng không được quá 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

– Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quả lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị không được ít hơn 3 thành viên và không quá 11 thành viên, trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác. Hội đồng quản trị phải có thành viên thường trú tại Việt Nam, số thành viên này do điều lệ công ty quy định. Thành viên của Hội đồng quản trị không nhất thiết phải là cổ đông trong công ty.

– Chủ tịch hội đồng quản trị

Chủ tịch hội đồng quản trị được bầu theo quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch hội đồng quản trị thì Chủ tịch được bầu trong số thành viên Hội đồng quản trị. Chủ tịch hội đồng quản trị có thể kiêm giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty, pháp luật về chứng khoán không có quy định khác. Trường hợp chủ tịch hội đồng quản trị công ty vắng mặt hoặc không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình thì ủy quyền bằng văn bản cho 1 thành viên khác để thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch hội đồng quản trị theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp không có người được ủy quyền thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc đa số.

– Giám đốc/ Tổng giám đốc

Hội đồng quản trị bổ nhiệm 1 người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người Đại diện theo pháp luật thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm, có thể được bổ nhiệm lại số số nhiệm kỳ không hạn chế.

– Ban kiểm soát

Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 thành viên nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Nhiệm kỳ không quá 05 năm, thành viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Các thành viên Ban kiểm soát bầu 1 người trong số họ làm Trưởng ban kiểm soát theo nguyên tắc đa số. Quyền và nghĩa vụ của Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam. Trưởng ban kiểm soát phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn khác cao hơn. Trong trường hợp vào thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà kiểm soát viên mới chưa được bầu thì kiểm soát viên đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ cho đến khi Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ.

II. Ưu và nhược điểm của công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2014

1. Ưu điểm của công ty cổ phần:

– Chế độ trách nhiệm của Công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao; – Khả năng hoạt động của Công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề (thực tế hiện nay thì ưu điểm này không phải là tuyệt đối vì các loại hình công ty đều có quyền kinh doanh ngành nghề, lĩnh vực gần như nhau, thậm chí công ty TNHH còn có nhiều lợi thế hơn trong việc kinh doanh các ngành nghề có tính chất đối nhân – không đối vốn như dịch vụ kế toán, tư vấn Luật …). – Cơ cấu vốn của Công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty; – Khả năng huy động vốn của Công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần (lợi thế của công ty cổ phần- đây là loại hình doanh nghiệp duy nhất được huy động vốn của công chúng); – Việc chuyển nhượng vốn trong Công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của Công ty cổ phần (đối với công ty Đại chúng, công ty niêm yết trên Sàn chứng khoán thì chỉ có công ty cổ phần mới có quyền này).

2. Nhược điểm của công ty cổ phần:

Bên cạnh những lợi thế nêu trên, loại hình công ty cổ phần cũng có những hạn chế nhất định như: – Việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích; – Việc thành lập và quản lý Công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán; – Ngoài ra mức thuế tương đối cao vì ngoài thuế mà công ty phải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần theo qui định của luật pháp; – Chi phí cho việc thành lập công ty khá tốn kém; – Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông; – Khả năng thay đổi phạm vi lĩnh vực kinh doanh cũng như trong hoạt động kinh doanh không linh hoạt do phải tuân thủ theo những qui định trong Điều lệ của công ty, ví dụ có trường hợp phải do Đại hội đồng Cổ đông của Công ty Cổ phần quyết định;

– Việc quản lý, điều hành công ty cổ phần cũng phức tạp hơn do bị ràng buộc về chế độ tài chính, kế toán theo quy định pháp luật hiện hành.

Trên đây là quan điểm của Luật Phamlaw với nội dung ưu, nhược điểm của công ty cổ phần, một số đặc điểm và tổ chức quản lý để Quý khách hàng đánh giá, hiểu rõ hơn về những ưu điểm và nhược điểm của công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014 trước khi đưa ra các quyết định của mình.

Hãy kết nối đến tổng đài tư vấn 1900 6284 nếu Quý khách hàng còn những vướng mắc các vấn đề nêu trên.

———————-

Bộ phận tư vấn đầu tư và doanh nghiệp – Luật Phamlaw

> xem thêm:

  • thủ tục giải thể công ty tnhh
  • Công ty Cổ phần và Công ty TNHH 2 thành viên trở lên khác nhau như thế nào?

 

Rate this postCó thể bạn quan tâm
  • Thông tư số 74/2011/TT-BTC ngày 01 tháng 06 năm 2011Thông tư số 74/2011/TT-BTC ngày 01 tháng 06 năm 2011
  • Thông tư liên tịch Số: 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 15 tháng 05 năm 2013Thông tư liên tịch Số: 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 15 tháng 05 năm 2013
  • Người khởi kiện rút đơn khởi kiện phiên tòa sơ thẩm dân sựNgười khởi kiện rút đơn khởi kiện phiên tòa sơ thẩm dân sự
  • Vào hạVào hạ
  • Xây dựng thương hiệu mới cần chú ý vấn đề pháp lýXây dựng thương hiệu mới cần chú ý vấn đề pháp lý
  • Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010
  • Khiếu nại đất đai là gì?Khiếu nại đất đai là gì?
  • Tin bạn chat thiếu nữ bị hiếp dâm, cướp của
  • Đăng ký lưu hành dược phẩmĐăng ký lưu hành dược phẩm
  • Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007

Bài viết cùng chủ đề

  • Chức năng, nhiệm vụ của Giám đốc công ty cổ phần
  • Tách công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp mới
  • Dịch vụ thành lập công ty cổ phần tại đà nẵng
  • Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty cổ phần
  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc công ty cổ phần
  • Thay đổi ngành nghề công ty cổ phần
  • Mẫu điều lệ công ty cổ phần
  • Các loại cổ phần trong Công ty cổ phần

Từ khóa » Trình Bày ưu Nhược điểm Của Công Ty Cổ Phần