Công Ty Cũ Chưa Chốt Sổ, Có được đóng Tiếp BHXH Chỗ Mới?
Có thể bạn quan tâm
Sau khi người lao động nghỉ việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (NLĐ) đó. Vậy trường hợp công ty cũ chưa chốt sổ thì có được đóng tiếp BHXH ở nơi làm mới không?
Công ty cũ chưa chốt sổ BHXH, có được đóng tiếp chỗ mới?
Câu hỏi: Tôi đã nghỉ việc ở công ty cũ được 3 tháng, hiện tôi đã hết thời gian thử việc ở công ty mới. Tuy nhiên đến nay, công ty cũ vẫn chưa chốt sổ BHXH cho tôi để tôi nộp cho công ty mới. Cho tôi hỏi, nếu công ty cũ chưa chốt sổ BHXH ở công cũ thì tôi có được tham gia BHXH ở công ty mới không?Chào bạn, theo khoản 3, Điều 48, Bộ luật Lao động quy định khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm:
- Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp
- Trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của NLĐ.
Như vậy, sau bạn khi nghỉ việc thì công ty có trách nhiệm hoàn thành xác nhận thời gian đóng BHXH, cách gọi khác là chốt sổ BHXH.
Theo quy định tại khoản 2, Điều 12, Nghị định 12/2022 thì trong trường hợp công ty cũ không thực hiện thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH cho bạn sau khi bạn nghỉ việc thì có thể bị xử phạt từ 01 – 20 triệu đồng tùy thuộc vào số lượng NLĐ bị vi phạm.
Pháp luật hiện hành, chưa có văn bản nào quy định việc chưa chốt sổ BHXH tại công ty cũ thì không được đóng BHXH ở công ty mới. Do đó, nếu bạn làm việc ở công ty mới và có hợp đồng lao động, thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì vẫn được tiếp tục tham gia BHXH.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý các vấn đề sau để được đóng BHXH ở công ty mới:
1. Phải có hợp đồng lao động tại công ty mới và thời hạn của hợp đồng ít nhất là từ 01 tháng trở lên. (Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
2. Nếu công ty cũ chưa báo giảm lao động thì chưa thể đóng BHXH ở công ty mới. Vì NLĐ đồng thời có từ 02 hợp đồng trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì NLĐ đóng BHXH và bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên, đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất, đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động (khoản 1, Điều 42, Quyết định 595/QĐ-BHXH)
Như vậy, chỉ khi công ty cũ báo giảm lao động, bạn mới có thể tham gia BHXH theo hợp đồng lao động với công ty mới.
3. Khai báo để được đóng bảo hiểm
Khi thực hiện thủ tục tham gia BHXH bắt buộc, NLĐ thực hiện điền đầy đủ vào Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) và nộp cho người sử dụng lao động.
Để thuận tiện cho quá trình làm hồ sơ giấy tờ và các thủ tục tại công ty mới, bạn cần trực tiếp đến tại công ty cũ để làm việc, yêu cầu được chốt sổ BHXH càng sớm càng tốt.
Người lao động không đóng BHXH bắt buộc được không?
Câu hỏi: Tôi hết hạn thử việc và chuẩn bị kí hợp đồng lao động có thời hạn, không chưa muốn tham gia BHXH bắt buộc vì nhiều lý do. Tôi có thể thỏa thuận với công ty sẽ không đóng BHXH bắt buộc được không?Chào bạn, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 Bộ Luật Lao động, hợp đồng lao động sắp kí giữa bạn và công ty bạn vừa thử việc xong là hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Và theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng đóng BHXH bắt buộc, trong đó bao gồm đối tượng người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Vì vậy, bạn thuộc đối tượng bắt buộc phải đóng BHXH dù bạn có muốn hay không muốn tham gia.
Bên cạnh đó, bản chất của BHXH là bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi NLĐ bị giảm hoặc mất thu nhập do thai sản, ốm đau, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động,... trên cơ sở đóng góp vào quỹ BHXH do Nhà nước tổ chức thực hiện. Vì vậy việc tham gia BHXH mang đến nhiều lợi ích cho bạn và bạn nên tham gia để có nhiều chế độ về lâu dài.
Mặt khác, nếu bạn có hành vi thỏa thuận không tham gia BHXH bạn sẽ bị xử phạt theo khoản 1 Điều 39, Nghị định 12/2022 của Chính phủ, cụ thể:
Phạt tiền từ 500.000 đồng – 1 triệu đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.
Như vậy, bạn không thể thỏa thuận với công ty về việc không tham gia BHXH bắt buộc. Nếu bạn tự thỏa thuận với công ty không tham gia BHXH bạn còn bị phạt tiều từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng cho hành vi này. Trên đây là thông tin về vấn đề công ty cũ chưa chốt sổ BHXH. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.
Từ khóa » Sổ Bhxh Chưa Chốt
-
Công Ty Cũ Chưa Chốt Sổ BHXH - Hỏi đáp
-
Công Ty Cũ Không Thực Hiện Chốt Sổ BHXH Sau 1 Năm Nghỉ Việc
-
Home - Bảo Hiểm Xã Hội
-
Chưa Chốt Sổ BHXH Tại Công Ty Cũ Có được Tiếp Tục đóng BHXH
-
Công Ty Cũ Chưa Chốt Sổ, Có được đóng Tiếp BHXH Chỗ Mới? - PLO
-
Công Ty Phá Sản Chưa Chốt Sổ Bảo Hiểm, Phải Làm Sao? - LuatVietnam
-
Chưa Chốt Sổ ở Công Ty Cũ Có được đóng Tiếp BHXH ở Công Ty Mới?
-
Thủ Tục Chốt Sổ Bảo Hiểm Xã Hội, Cách Nộp Hồ Sơ Chốt Sổ BHXH
-
Chưa Chốt Sổ BHXH Có đóng Tiếp Tại Công Ty Mới được Không?
-
Nghỉ Việc Nhưng Chưa Chốt Sổ BHXH, Nhận Trợ Cấp Thất Nghiệp Thế ...
-
Chốt Sổ BHXH - Thư Viện Pháp Luật
-
Doanh Nghiệp Chưa Chốt Sổ Bảo Hiểm Xã Hội, Người Lao động Cần ...
-
CÓ THỂ THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở CÔNG TY MỚI KHI CÔNG ...
-
Có 2 Sổ BHXH, Trong đó Một Sổ Chưa Chốt, Người Lao động Cần Làm Gì?