Công Ty Liên Doanh Là Gì? Ưu Nhược điểm Công Ty Liên Doanh

4.6/5 - (13 bình chọn)

hinh-anh-cong-ty-lien-doanh-la-gi-1

Mục lục Ẩn
  • 1. Khái niệm công ty liên doanh là gì?
    • 1.1. Liên doanh là gì?
    • 1.2. Công ty liên doanh là gì?
  • 2. 6 ví dụ về công ty liên doanh ở Việt Nam
    • 2.1. Ví dụ về công ty liên doanh ở Việt Nam của Công ty TNHH Honda Việt Nam
    • 2.2. Ví dụ về Công ty liên doanh điều hành chung Cửu Long JOC
    • 2.3. Ví dụ về công ty liên doanh ở Việt Nam – Công ty Canon VN
    • 2.4. Ví dụ về Công ty TNHH Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam
    • 2.5. Ví dụ về công ty liên doanh ở Việt Nam – Samsung Vina
    • 2.6. Ví dụ về Công ty liên doanh Big C Việt Nam
  • 3. Tại sao nên liên doanh?
  • 4. Ưu nhược điểm của công ty liên doanh
    • 4.1. Ưu điểm của công ty liên doanh
    • 4.2. Nhược điểm của công ty liên doanh
  • 5. Các hình thức liên doanh phổ biến
    • 5.1 Liên kết liên doanh cá nhân
    • 5.2 Liên doanh trên cơ sở thiết bị
  • 6. Ví dụ về các công ty liên doanh

1. Khái niệm công ty liên doanh là gì?

1.1. Liên doanh là gì?

Liên doanh là sự hợp tác giữa hai hoặc nhiều chủ thể kinh doanh khác nhau. Mục đích là bắt đầu một hoạt động kinh doanh mới. Mỗi đơn vị góp tài sản vào liên doanh và thỏa thuận với nhau về cách phân chia thu nhập, chi phí cho nhau.

1.2. Công ty liên doanh là gì?

Công ty liên doanh có thể bao gồm hai hay nhiều công ty có lĩnh vực chuyên môn khác nhau làm việc cùng nhau để tạo ra một sản phẩm mới hoặc cung cấp một dịch vụ mới. Hoặc một công ty muốn thâm nhập vào một thị trường địa lý mới có thể thành lập một liên doanh với một công ty có trụ sở tại hoặc có sự hiện diện lâu đời ở quốc gia hoặc khu vực. 

2. 6 ví dụ về công ty liên doanh ở Việt Nam

2.1. Ví dụ về công ty liên doanh ở Việt Nam của Công ty TNHH Honda Việt Nam 

Công ty TNHH Honda Việt Nam được thành lập vào năm 1996. Honda Việt nam là công ty liên doanh giữa 3 công ty bao gồm Công ty Asian Honda Motor của Thái Lan, Công ty Honda Motor của Nhật Bản với Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông nghiệp  của Việt Nam. Honda Việt Nam thành lập với 2 ngành sản phẩm chính là xe ô tô và xe máy. 

Sau khi thành lập Honda Việt Nam không ngừng phát triển và hoàn thiện mình. Hiện tại Honda Việt Nam là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất xe máy và ô tô tại thị trường Việt Nam.

Honda Việt Nam là doanh nghiệp liên doanh FDi duy nhất có tên trong bảng xếp hạng Top doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam. Từ khi thành lập đến nay Honda Việt Nam chi đến hơn 400 USD để xây dựng 2 nhà máy sản xuất xe gắn máy và 1 nhà máy lắp ráp ô tô. 

Trong ví dụ về liên doanh giữa các doanh nghiệp của Honda Việt Nam có thể thấy đây là doanh nghiệp liên doanh bởi các công ty có cùng chuyên môn với nhau. Việc liên doanh như thế này có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng có thể dễ dàng dành lấy vị thế cao trên thị trường. 

2.2. Ví dụ về Công ty liên doanh điều hành chung Cửu Long JOC

Một trong những ví dụ về công ty liên doanh ở Việt Nam nổi bật tại thị trường trong nước là Cửu Long JOC. Công ty được thành lập vào ngày ngày 16 tháng 9 năm 1998 theo Hợp Đồng Dầu Khí Lô 15-1. Hợp đồng được ký giữa công ty tại Việt Nam là Tổng Công Ty Thăm Dò – Khai Thác Dầu Khí PVEP- thuộc Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam chiếm 50% tỷ lệ vốn đầu tư với Công ty dầu khí ConocoPhillips (UK) Cuu Long Limited, Tổng công ty Dầu Khí Quốc Gia Hàn Quốc, Công ty SK của Hàn Quốc  và Công ty Geopetrol của Monaco. 

Cửu Long JOC được thành lập nhằm tiến hành các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại Lô 15-1 thuộc thềm lục địa của Việt Nam.  Việc liên doanh này giữa các doanh nghiệp nhằm tiết kiệm phần lớn chi phí và tối ưu hóa nguồn lực. Từ năm 2003 khi chuyển sang giai đoạn khai thác, Công ty liên doanh Cửu Long JOC luôn vượt trội ở vị trí thứ 2 tại Việt Nam về xuất khẩu dầu thô. Tổng doanh thu bán dầu của Cửu Long JOC đạt 7,6 tỷ USD và đóng góp ngân sách Việt Nam đến 3,3 tỷ USD.

2.3. Ví dụ về công ty liên doanh ở Việt Nam – Công ty Canon VN

Công ty Canon Việt Nam là một trong những ví dụ về doanh nghiệp liên doanh ở Việt nam có 100% vốn điều lệ nước ngoài, cụ thể là Nhật Bản. Đây là một ví dụ điển hình về một công ty nước ngoài muốn xâm nhập vào thị trường Việt Nam. 

Từ khi thành lập đến nay Canon Việt Nam đã có 5 nhà máy tại Việt Nam với vốn đầu tư hơn 300 triệu USD. Các nhà máy trên thường tập trung ở khu vực miền bắc với 2 nhà máy tại Hà nội, 2 nhà máy tại Quế Võ và 1 nhà máy ở Bắc Ninh. Với số lượng nhà máy như trên hằng năm Canon Việt Nam thu về hơn 1 tỷ USD 

2.4. Ví dụ về Công ty TNHH Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam

Công ty TNHH Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam là ví dụ về liên doanh giữa các doanh nghiệp không cùng chuyên môn liên kết với nhau để tạo ra sản phẩm dịch vụ mới. Công ty là sự liên kết của Tổng Công ty Thương Mại Sài Gòn với 40% cổ phần và Heineken Asia Pacific với 60% cổ phần

Công ty liên doanh Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất các loại bia như Heineken, Tiger và  Bivina. Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam là một trong những công ty liên doanh có quy mô lớn đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh và nhà máy bia hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á. Vào năm 2008,  Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam là doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất tại Hồ Chí Minh với số tiền thuế lên đến 2.500 tỷ đồng

2.5. Ví dụ về công ty liên doanh ở Việt Nam – Samsung Vina

Công ty TNHH Samsung Vina là ví dụ về liên doanh giữa các doanh nghiệp của một công ty nước ngoài liên kết với một công ty trong nước.  Công ty Samsung Vina là sự liên kết giữa công ty cổ phần TIE với tập đoàn điện tử SAMSUNG. 

Lợi ích của liên doanh giữa SAMSUNG và TIE giúp cho thương hiệu Samsung Vina đến gần hơn với người tiêu dùng Việt Nam. Samsung Vina đã chứng minh điều đó khi liên tục giữ vị trí hàng đầu trên thị trường điện tử về tivi LCD, màn hình máy tính và thứ 2 thị trường về điện thoại di động.

2.6. Ví dụ về Công ty liên doanh Big C Việt Nam

Trong ví dụ về công ty liên doanh ở Việt Nam thứ 6 này, ta có thể nói đến Công ty TNHH Thương mại Quốc tế và Dịch vụ Siêu thị Big C Thăng Long. Đây là doanh nghiệp liên doanh giữa 2 công ty thành viên là Công ty Cổ phần Thăng Long GTC chiếm 35% cổ phần và Công ty Vindemia SAS với 65% cổ phần còn lại.

Sau 18 năm thành lập, Big C Việt Nam vươn lên là nhà bán lẻ thuộc top tại Việt nam với hệ thống 32 siêu thị có mặt trên toàn quốc. 

Từ những ví dụ về liên doanh của các doanh nghiệp trên ta có thể thấy lợi ích của liên doanh. Liên doanh giữa các doanh nghiệp giúp cho các doanh nghiệp có thể tối ưu được các chi phí và nguồn vốn không cần thiết để tạo ra một sản phẩm mới. Tuy nhiên việc liên doanh cũng không dễ dàng cần phải xem xét kỹ càng để tránh nhược điểm của liên doanh như giảm chất lượng sản phẩm và hạn chế cơ hội hợp tác.

Nếu bạn đang cần làm luận văn thạc sĩ, tốt nghiệp nhưng không có thời gian hoàn thành bài luận văn của mình, tham khảo dịch vụ thuê làm luận văn thạc sĩ của Luận Văn Việt. Với kinh nghiệm gần 20 năm qua đội ngũ chúng tôi cam kết giúp bạn hoàn thành luận văn một cách xuất sắc.

3. Tại sao nên liên doanh?

Các công ty liên doanh được thành lập vì nhiều lý do khác nhau, trong đó bao gồm:

  • Để kết hợp các nguồn lực

Việc hai hay nhiều công ty kết hợp thành công ty liên doanh sẽ tạo ra những lợi thế nhất định cho công ty đó, bởi đây là tổ chức tập hợp những ưu điểm của mỗi doanh nghiệp đang có. Vì vậy công ty liên doanh sẽ có sức ảnh hưởng hơn trong ngành, đảm bảo sự thành công vượt bậc hơn.

  • Để kết hợp chuyên môn

Việc kết hợp này tạo ra cho doanh nghiệp liên doanh dễ dàng đứng ở vị thế cao trên thị trường khi hai đơn vị này bổ sung chuyên môn cho nhau.

  • Để tiết kiệm chi phí

Việc kết hợp này giảm thiểu rất nhiều chi phí mà công ty có thể tiết kiệm được. Một công ty liên doanh của hai công ty nhỏ trong một chiến dịch tiếp thị và quảng cáo hoặc một triển lãm thương mại nào đó sẽ tối đa hóa được chi phí và tiết kiệm khá nhiều. 

Ví dụ khác, nếu hai công ty tham gia khai thác kim loại quý hoặc khoan nhiên liệu hóa thạch – cả hai đều sẽ có những đề xuất đắt tiền. Tuy nhiên, nếu thành lập một liên doanh để bắt đầu khai thác hoặc khoan ở một khu vực cụ thể thì sẽ tiết kiệm được chi phí đáng kể.

hinh-anh-cong-ty-lien-doanh-la-gi-3

4. Ưu nhược điểm của công ty liên doanh

4.1. Ưu điểm của công ty liên doanh 

  • Tối ưu hóa được nguồn lực nội bộ

Các công ty liên doanh có thể sử dụng nguồn lực nội bộ hiệu quả và tận dụng tối đa mà không cần bỏ ra quá nhiều vốn. Việc chia sẻ nguồn lực này tạo điều kiện cho các công ty mở rộng thị trường sang thị trường mới, cho phép tăng trưởng kinh doanh rộng lớn hơn với rủi ro tương đối thấp.

  • Tính linh hoạt của công ty liên doanh cao

Các công ty liên doanh có tính linh hoạt cao. Các công ty, cá nhân liên doanh không cần lập một tổ chức kinh doanh mới để tạo ra sản phẩm hợp tác của liên doanh. 

Các đối tác cũng không bị ràng buộc với nhau sau khi hết hạn hợp đồng đối tác ban đầu. Mỗi doanh nghiệp giữ lại bản sắc và quyền tự chủ duy nhất của mình. Mỗi doanh nghiệp có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh không liên quan đến liên doanh.

Do đó, các thỏa thuận liên doanh hợp lý hóa quá trình đổi mới kinh doanh đồng thời giảm thiểu rủi ro của nó.

Tham khảo: Quốc doanh là gì? Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là gì?

4.2. Nhược điểm của công ty liên doanh 

  • Hạn chế cơ hội tương tác

Khi một công ty, tổ chức tham gia vào một liên doanh có thể hạn chế cơ hội để tương tác với các tổ chức khác. Đặc biệt nếu hợp đồng của bạn chứa các điều khoản không cạnh tranh hoặc không tiết lộ hoặc hạn chế sử dụng các nhà cung cấp mà không được chỉ định. Điều này có thể ngăn cản sự đổi mới liên tục mà công ty của bạn cần để tiếp tục tạo ra giá trị và trải nghiệm khách hàng cuối cùng.

hinh-anh-cong-ty-lien-doanh-la-gi-4

  • Trách nhiệm pháp lý cao

Những cá nhân tham gia tổ chức liên doanh có thể đối mặt với trách nhiệm pháp lý tăng lên. Trong khi hầu hết các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận liên doanh là công ty nhỏ (TNHH) thì mỗi bên tham gia đều chịu trách nhiệm như nhau đối với các khiếu nại pháp lý phát sinh từ liên doanh. 

Tùy thuộc vào các điều khoản của hợp đồng liên doanh, bạn và đối tác của bạn có thể đóng góp nguồn lực không đồng đều. 

  • Có nguy cơ làm giảm chất lượng sản phẩm của công ty

Nếu bạn không lựa chọn đối tác cẩn thận, bạn sẽ kéo chất lượng công ty của mình xuống. Kết hợp với những người không chia sẻ các giá trị cốt lõi của công ty bạn có thể tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp của bạn. Các hoạt động dẫn đến rắc rối với các sản phẩm bạn tự sản xuất.

5. Các hình thức liên doanh phổ biến 

Có hai hình thức liên doanh chính mà hai hoặc nhiều công ty có thể tham gia. Cho dù với những thủ tục thành lập công ty liên doanh là khác nhau. Những liên doanh này ảnh hưởng đến một sản phẩm cụ thể hoặc toàn bộ dòng sản phẩm hoặc dịch vụ.

5.1 Liên kết liên doanh cá nhân

– Khái niệm:

  • Là loại quan hệ đối tác này bao gồm cả bản thân con người và chuyên môn mà họ mang lại cho liên doanh đó. 

– Ví dụ:

  • Một liên doanh của 2 công ty A bà B ban đầu có một dự án mới. Họ sẽ đưa các lập trình viên của cả 2 dự án vào để thiết kế hoặc nâng cấp ứng dụng hoặc một số kiến trúc sư để tân trang lại những gì đã lỗi thời. 

5.2 Liên doanh trên cơ sở thiết bị

– Khái niệm: Đây là hình thức liên doanh liên quan đến công nghệ hoặc máy móc. 

– Ví dụ:

  • Công ty A thiếu công nghệ sản xuất để sản xuất dây chuyền đồ nội thất mới của mình. Nó hợp tác với Công ty B, công ty có thiết bị cần thiết nhưng thiếu người thiết kế. 

Ưu điểm của thỏa thuận liên doanh trong ví dụ này rất rõ ràng. Sự hợp tác cho phép Công ty A tạo ra sự đổi mới mong muốn mà không cần bỏ vốn. Trong khi Công ty B thu được phần trăm lợi nhuận mà không phải chịu chi phí phát triển.

hinh-anh-cong-ty-lien-doanh-la-gi-5

Xem thêm:

  • Công ty chứng khoán là gì? Đặc điểm, vai trò và phân loại
  • Sức lao động là gì? Hai thuộc tính hàng hoá sức lao động

6. Ví dụ về các công ty liên doanh 

  • Liên doanh Caradigm (Công ty cổ phần Microsoft Corporation và General Electric)

Một trong những ví dụ liên doanh nổi tiếng là liên doanh “Caradigm”. Là liên doanh giữa Microsoft Corporation và General Electric (GE) vào năm 2011. Dự án Caradigm được khởi động để tích hợp một sản phẩm thông minh chăm sóc sức khỏe của Microsoft. Kết hợp với các công nghệ liên quan đến sức khỏe khác nhau của GE.

  • Liên doanh Barnes & Noble và Starbucks

Các ví dụ khác gần đây là Barnes & Noble và Starbucks (đặt cà phê Starbucks trong các hiệu sách).

  • Liên doanh google fiat

Fiat-Chrysler và Google (phát triển ô tô tự lái).

  • Liên doanh giữa Ford và Toyota

Ford và Toyota bắt đầu làm việc cùng nhau vào năm 2011 để phát triển xe tải Hybrid.

Khái niệm công ty liên doanh là gì? Những ví dụ về công ty liên doanh ở Việt Nam cùng các ưu và nhược điểm ở trên giúp bạn hiểu được phần nào về doanh nghiệp liên doanh, cũng như lý do tại sao nhiều tổ chức liên doanh ra đời. 

Nếu bạn gặp bất kì khó khăn gì trong quá trình tìm hiểu về công ty liên doanh, bạn vui lòng liên hệ với trang Luận Văn Việt của chúng tôi qua số điện thoại: 0915 686 999 hoặc qua email: luanvanviet.group@gmail.com để được giải đáp chi tiết và nhanh chóng.

Chúc các bạn thành công trên lựa chọn đầu tư của mình!

Nguồn: Luận Văn Việt Group

5/5 (3 Reviews) Lưu Hà Chi( Content Leader )

CEO Helen Lưu Hà Chi – Nhà sáng lập website luanvanviet.com , nơi cung cấp các dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, tốt nghiệp, tiểu luận, essay, Assignment, cùng với các giải pháp chuyên sâu về xử lý số liệu bao gồm SPSS, STATA, EVIEWS, và SmartPLS.

Post Views: 8.385

Từ khóa » Các Công Ty Liên Doanh Là Gì