CÔNG TY TNHH MTV NHÀ MÁY XỈ TITAN HƯNG THỊNH
Có thể bạn quan tâm
Công ty TNHH MTV Nhà máy xỉ titan Hưng Thịnh (đọc, viết tắt là Nhà máy xỉ titan Hưng Thịnh) là Doanh nghiệp có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản, đặc biệt là hiểu biết rõ, sâu sắc về khoáng sản Titan tại Bình Thuận. Trong tương lai, Bình Thuận có tiềm năng sẽ trở thành “thủ đô” titan của cả thế giới. Nhà máy xỉ titan Hưng Thịnh sản xuất titan hướng đến chế biến sâu titan ở tầm thế giới.
Sản phẩm tinh quặng titan: Ilmenite, Rutile, Monazite, Zircon, Leucoxen
Hưng Thịnh Goup đón đầu xu hướng phát triển công nghiệp titan là việc sẽ làm và phải làm. Thực tế, Công ty TNHH MTV Nhà máy xỉ titan Hưng Thịnh tại Bình Thuận là minh chứng Hưng Thịnh Group chung tay góp sức cho sự phát triển ngành công nghiệp titan hợp lý, xứng tầm, nâng cao chuỗi giá trị và tạo thế mạnh cho Quốc gia. Công ty TNHH MTV Nhà máy xỉ titan Hưng Thịnh tại Bình Thuận đã giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, phục vụ đắc lực cho xây dựng địa phương, tạo dựng thương hiệu và mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước.
Titan là khoáng sản quý hiếm có rất nhiều ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Từ titan thô, sau khi được chế biến sâu sẽ phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp, như công nghiệp, quân sự, sản xuất máy bay, tàu vũ trụ; chế biến sơn, giấy, nhựa, lớp phủ; phục vụ cho ngành gốm sứ; pin điện thoại, chip điện tử. Ngoài ra titan còn được dùng để làm mỹ phẩm, giấy, nhựa cao cấp, chất chống mài mòn... Nhà máy xỉ titan Hưng Thịnh chế biến các sản phẩm tinh quặng: Ilmenite, Rutile, Monazite, Zircon, Leucoxen đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chất lượng của khách hàng trong nước và ngoài nước. Sản phẩm của Hưng Thịnh được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất gạch, gốm, sứ, thủy tinh, sơn, luyện kim, que hàn, bột màu và nguyên liệu đa dạng cho nhiều ngành công nghiệp khác.
Nguồn tài nguyên quặng sa khoáng titan
Theo đánh giá chung, tài nguyên quặng sa khoáng titan ở Việt Nam là rất lớn, đảm bảo đủ cơ sở để xây dựng ngành công nghiệp khai thác, chế biến hiện đại, phát triển ổn định lâu dài. Triển vọng của ngành công nghiệp khai thác, chế biến titan đã được Nhà nước nhìn thấy từ lâu và Tổng cục Địa chất & Khoáng sản (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã xác định đây là một trong những khoáng sản cần được được đặt lên hàng đầu trong khai thác, chế biến, sử dụng. Trong Quyết định số 1546/QĐ-TTg (ban hành ngày 3-9-2013) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn đến năm 2020, có xét tới năm 2030 cũng đã khẳng định rõ điều này và đưa ra lộ trình phù hợp.
Việt Nam có trữ lượng lớn về titan, đứng hàng thứ 2 trên toàn cầu và được nhắc đến như một thế mạnh về tài nguyên của nước ta. Theo công bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2014 thì trữ lượng titan chỉ riêng địa bàn Bình Thuận ước gần 600 triệu tấn, chiếm trên 90% trữ lượng titan cả nước. Vấn đề thách thức đặt ra hiện nay là ở một số địa phương, người dân, một số bộ phận truyền thông và doanh nghiệp cũng như các cấp quản lý thấp vẫn chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc quy hoạch phát triển lâu dài cho ngành công nghiệp titan. Họ vẫn chưa thấy được bức tranh tổng quát về titan của Việt Nam trong tương lai.
Nhà máy xỉ titan Hưng Thịnh titan.hungthinhgroup.net
Khai thác, chế biến titan là làm sạch môi trường
Trước hết, cần phải hiểu rằng, trong thành phần titan vốn đã có sẵn chất phóng xạ, đó là Monazite. Mục tiêu của chúng ta khi khai thác titan là lấy khoáng sản và lấy chất phóng xạ ở nơi đó đi, trong đó có monazite. Cho nên vấn đề khai thác titan là đồng nghĩa với việc làm sạch môi trường, bởi vì bản thân ở vùng đất nào có quặng sa khoáng titan thì nơi đó chất phóng xạ ít nhiều đã có sẵn. Việc quan trọng là làm cho người lấy được an toàn, còn môi trường phải luôn sạch sẽ, không gây ô nhiễm tràn lan.
Làm sạch môi trường một cách khoa học là một chiến lược lâu dài của công nghiệp khai thác chế biến titan. Những vụ việc ảnh hưởng đến nguồn nước, cát bay, bùn thải… khiến người dân bức xúc chỉ là yếu tố ngắn hạn, nếu quản lý chặt chẽ thì về lâu dài những vùng đất được khai thác titan vẫn sẽ tốt hơn sau khi được khai thác. Cái đúng của người dân là chỉ trong ngắn hạn, trong từng vụ việc cụ thể. Thế nhưng nếu không hiểu rõ những vụ việc đó rất dễ để thổi bùng lên thành vụ việc hệ trọng. Còn bản chất thật sự của khai thác, chế biến titan là làm sạch môi trường, làm cho vùng đất có chứa khoáng sản titan sẽ hết chất phóng xạ. Cho nên cần hiểu rằng sau khi khai thác titan thì việc trồng cây và phát triển hệ sinh thái ở vùng đất đó cũng sẽ thuận lợi hơn.
Từ khóa » Nhà Máy Xỉ Titan
-
Nhà Máy Sản Xuất Xỉ Titan - CBM
-
Nhà Máy Xỉ Titan đón PTT Hoàng Trung Hải
-
Nhà Máy Xỉ Titan Hưng Thịnh: Phát Triển Bền Vững Cùng Titan
-
CBM Khởi Công Dự án Nhà Máy Sản Xuất Xỉ Titan - Vietnam Construction
-
Nhà Máy Xỉ Titan SQC Bình Định Tiết Kiệm điện - VNEEP
-
Khai Trương Nhà Máy Xỉ Titan Lớn Nhất Việt Nam - Saigon Times
-
Tan Biến Giấc Mơ Chế Biến Sâu Titan? - Vnbusiness
-
Khánh Thành Nhà Máy Luyện Xỉ Titan Tại Bình Thuận
-
Mong Muốn đầu Tư Khai Thác, Chế Biến Sâu Titan
-
Dự án đầu Tư Mở Rộng Nhà Máy Xỉ Titan Thừa Thiên Huế
-
Dân Tiếp Tục Phản đối Nhà Máy Xỉ Titan Gây ô Nhiễm
-
Luyện Kim Tư Vấn - Thiết Kế đã Khởi Công Xây Dựng Tại Thừa Thiên Huế
-
Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Khoáng Sản Bình Thuận (UpCOM)