Công Văn 1557/VKSNDTC-V1 Hướng Dẫn áp Dụng Điều 347, 348 ...

Công văn 1557/VKSNDTC-V1 hướng dẫn áp dụng Điều 347, 348, 349 Bộ luật Hình sự 2015

Trong thời gian qua, đặc biệt là tình hình dịch Covid 19 diễn biến phức tạp, quá trình áp dụng xử lý tội phạm quy định tại các điều 347, 348 và 349 BLHS 2015 gặp một số khó khăn, vướng mắc, như: Cùng một hành vi đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài trái phép, có địa phương khởi tố, xử lý về “Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép” theo Điều 348 BLHS, nhưng có địa phương lại khởi tố, xử lý về “Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài” theo Điều 349 BLHS; việc áp dụng tình tiết “đã bị xử phạt hành chính” trong “Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép” (Điều 347 BLHS), việc xác định yếu tố “vụ lợi” (khoản 1 Điều 348 BLHS), “thu lợi bất chính” (điểm đ khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 348 và điểm đ khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 349 BLHS) hoặc việc áp dụng, xử lý trong trường hợp thực hiện nhiều hành vi phạm tội,... trong các điều luật trên chưa được nhận thức, áp dụng thống nhất.

Ngày 20/04/2021, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Công văn 1557/VKSTC-V1 năm 2021 về việc hướng dẫn nghiệp vụ áp dụng các Điều 347, 348, 349 Bộ luật Hình sự 2015.

Theo đó, để áp dụng pháp luật thống nhất, VKSNDTC đưa ra một số hướng dẫn cụ thể:

1. Phân biệt hành vi “tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép” (Điều 348 BLHS) với hành vi “tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài” (Điều 349 BLHS)

Hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép quy định tại Điều 348 BLHS là vì động cơ vụ lợi mà tổ chức, môi giới cho người khác từ Việt Nam ra nước ngoài trái phép chỉ với mục đích đưa người khác qua biên giới. Ví dụ: A được trả tiền để dẫn 03 người qua đường mòn khu vực biên giới Việt Nam sang Trung Quốc.

Còn hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài quy định tại Điều 349 BLHS là tổ chức, môi giới cho người khác ra khỏi lãnh thổ Việt Nam với mục đích để người đó trốn ra nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép. Tổng kết thực tiễn thấy, người trốn đi nước ngoài chủ yếu nhằm trốn tránh pháp luật Việt Nam (trốn truy nã, trốn nợ,...) hoặc để lao động, cư trú trái phép ở nước ngoài...; người phạm tội thường thực hiện một chuỗi hành vi, như: Thỏa thuận với khách (chi phí, thời gian, địa điểm đi, đến, phương tiện, thủ đoạn trốn,...).

Ví dụ 1: A biết B đang bị cấm xuất cảnh, đã thuê người dẫn B qua đường mòn, lối mở để trốn sang Trung Quốc.

Ví dụ 2: C có mục đích đưa D đi Hàn Quốc để lao động bất hợp pháp nên đã làm thủ tục (thành lập Công ty, làm hồ sơ để D là nhân viên của Công ty, làm Visa cho D,...) để D đi Hàn Quốc và ở lại lao động bất hợp pháp.

2. Việc áp dụng tình tiết “đã bị xử phạt hành chính” trong “Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép” (Điều 347 BLHS)

Điều 347 BLHS quy định: “Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm...”. Do Điều luật quy định 03 hành vi phạm tội độc lập (xuất cảnh trái phép, nhập cảnh trái phép, ở lại Việt Nam trái phép), nên tình tiết “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này” được hiểu là đã bị xử phạt hành chính về hành vi tương ứng.

3. Việc xử lý trong trường hợp thực hiện nhiều hành vi phạm tội quy định tại Điều 348 BLHS

Điều 348 BLHS quy định nhiều hành vi phạm tội khác nhau (tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép). Trường hợp thực hiện nhiều hành vi phạm tội độc lập mà mỗi hành vi đều cấu thành một tội độc lập thì xử lý về nhiều tội. Ví dụ 1: A tổ chức cho B xuất cảnh trái phép, sau đó A lại tổ chức cho B nhập cảnh trái phép, thì bị xử lý về 02 tội.

Trường hợp người phạm tội có mục đích cho người khác ở lại Việt Nam trái phép nên đã tổ chức cho người đó nhập cảnh trái phép để ở lại Việt Nam (hành vi tổ chức nhập cảnh trái phép là điều kiện để thực hiện hành vi tổ chức ở lại Việt Nam trái phép), thì xem xét xử lý về “Tội tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép”. Ví dụ 2: C có mục đích cho E ở lại Việt Nam trái phép nên đã tổ chức cho E nhập cảnh trái phép để E ở lại Việt Nam, thì C bị xử lý về “Tội tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép” theo Điều 348 BLHS.

4. Việc xử lý hành vi tổ chức, môi giới cho người khác ở lại Việt Nam trái phép (Điều 348 BLHS) đối với người đã nhập cảnh hợp pháp hoặc nhập cảnh trái phép

Việc người đã nhập cảnh hợp pháp hoặc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam không ảnh hưởng đến việc định tội đối với người tổ chức, môi giới cho người khác ở lại Việt Nam trái phép.

5. Việc xử lý hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép (Điều 348 BLHS) hoặc tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài (Điều 349 BLHS) nhưng chưa đưa được qua biên giới thì bị phát hiện, bắt giữ

Đối với hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép hoặc trốn đi nước ngoài nhưng chưa đưa được qua biên giới, thì tùy từng vụ việc cụ thể để đánh giá, phân loại, xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đưa được qua biên giới mà bị phát hiện, bắt giữ, nhưng người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp phạm tội chưa đạt.

6. Việc xử lý đối với trường hợp đưa người đã nhập cảnh trái phép vào sâu trong nội địa Việt Nam

Trường hợp đưa dẫn người nhập cảnh trái phép đi sâu vào nội địa Việt Nam, thì tùy từng vụ việc cụ thể để đánh giá, phân loại, xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp người được thuê biết trước việc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, nhưng vì vụ lợi đã thoả thuận hoặc tiếp nhận ý chí của người tổ chức, môi giới, đưa dẫn người vào sâu trong nội địa Việt Nam, thì xử lý về “Tội tổ chức, môi giới cho người khác nhập cảnh trái phép” với vai trò đồng phạm. Trường hợp biết rõ người khác đã nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, nhưng vì vụ lợi đã đưa dẫn người đó vào sâu trong nội địa Việt Nam để lưu trú, tìm việc làm, thì xem xét xử lý về “Tội tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép”.

Ví dụ 1: A biết B sẽ tổ chức cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép qua biên giới Lạng Sơn để vào Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng vì vụ lợi vẫn giúp B đưa người nước ngoài từ Lạng Sơn vào Thành phố Hồ Chí Minh. Trường hợp này, A bị xử lý về “Tội tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép” với vai trò đồng phạm.

Ví dụ 2: C hành nghề lái xe ô tô Grab, biết rõ một số người Trung Quốc đã nhập cảnh trái phép vào Việt Nam và đang có nhu cầu đi từ khu vực biên giới vào TP. Hà Nội để tìm việc làm. Vì vụ lợi, C đồng ý chở các đối tượng này và bị bắt giữ trên đường. Trường hợp này, xem xét xử lý C về “Tội tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép”.

7. Về việc xử lý hành vi “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” (Điều 341 BLHS) của người tổ chức, môi giới cho người khác xuất, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép

Trường hợp người có hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả để tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, thì tùy trường hợp cụ thể để phân loại, xử lý. Nếu hành vi xâm phạm nhiều khách thể khác nhau và cấu thành các tội phạm cụ thể thì xử lý về nhiều tội (vận dụng điểm 10 mục 1 phần I Công văn số 212/TANDTC-PC ngày 13/9/2019 của TAND tối cao về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử).

8. Việc xác định yếu tố “vụ lợi” quy định tại Điều 348 BLHS

Yếu tố “vụ lợi” quy định tại khoản 1 Điều 348 BLHS là động cơ người phạm tội nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc phi vật chất không chính đáng cho mình hoặc cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Qua thực tiễn thấy, động cơ của người phạm tội chủ yếu vì lợi ích vật chất; trường hợp người phạm tội vì lợi ích phi vật chất thì cần phải chứng minh rõ lợi ích phi vật chất đó để bảo đảm việc buộc tội có căn cứ.

9. Việc xác định số tiền thu lợi bất chính quy định tại các điều 348 và 349 BLHS

Trường hợp người phạm tội thu tiền để tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép, nhập cảnh trái phép, ở lại Việt Nam trái phép hoặc trốn đi nước ngoài, đã chi phí một số khoản tiền thì tùy trường hợp cụ thể để xem xét, xác định là thu lợi bất chính quy định tại các điều 348 và 349 BLHS. Đối với số tiền đã chi thực tế và hợp lý cho việc tổ chức, môi giới như: Chi phí làm visa, mua vé máy bay, thuê dịch vụ vận tải,... thì không tính vào số tiền đã thu lợi bất chính.

Xem chi tiết tại đây

Tin bài: Hồng Nhung – K2- T04

Tags dieu348blhs

Tin khác

Một số điểm mới trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính

Một số điểm mới trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính(04/05/2021)

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (Luật số 67/2020/QH14) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 13/11/2020, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022

Lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự

Lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự(27/04/2021)

Ngày 20/4/2021, Bộ Công an đã hoàn thành dự thảo Thông tư quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự để lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Ban hành kèm theo dự thảo là 300 biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách sử dụng trong hoạt động điề

Phát động và hướng dẫn tham gia cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc Hội và đại biểu Hội đồng nhân dân” do Bộ Công an phát động

Phát động và hướng dẫn tham gia cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc Hội và đại biểu Hội đồng nhân dân” do Bộ Công an phát động(26/04/2021)

Trường Đại học An ninh nhân dân phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc Hội và đại biểu Hội đồng nhân dân” do Bộ Công an phát động trong toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường

Biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí

Biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí(22/01/2021)

Ngày 29/12/2020, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký ban hành Thông tư số 145/2020/TT-BCA quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí

Công bố 7 luật đã được Quốc hội thông qua

Công bố 7 luật đã được Quốc hội thông qua(12/12/2020)

Sáng 11/12, Văn phòng Chủ tịch nước đã họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về công bố 7 luật được thông qua tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV

Một số quy định mới trong Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo

Một số quy định mới trong Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo(13/12/2020)

Ngày 27/11/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 11/01/2021.

Dự thảo Thông tư Quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân

Dự thảo Thông tư Quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân(11/12/2020)

Bộ Công an đã hoàn thành Dự thảo Thông tư Quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật căn cước công dân để lấy ý kiến đóng góp

Một số vấn đề trao đổi về biện pháp tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015

Một số vấn đề trao đổi về biện pháp tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015(11/12/2020)

Bài viết trao đổi và phân tích làm rõ biện pháp tạm hoãn xuất cảnh được quy định tại Điều 124 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 góp phần thống nhất nhận thức và thực tiễn áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong quá trình tố tụng hình sự.

Tọa đàm khoa học “Hoàn thiện cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam”

Tọa đàm khoa học “Hoàn thiện cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam”(10/12/2020)

Sáng ngày 10/12/2020, nhân kỷ niệm 72 năm ngày Nhân quyền Quốc tế (10/12/1948 - 10/12/2020), Trường Đại học An ninh nhân dân tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề “Hoàn thiện cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam”.

Dự thảo Thông tư quy định về công tác tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong CAND

Dự thảo Thông tư quy định về công tác tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong CAND(09/12/2020)

Để nâng cao hiệu quả của công tác tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong Công an nhân dân, Bộ Công an đã xây dựng dự thảo Thông tư quy định về công tác tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong CAND

Từ khóa » Tội 349