Công Văn Là Gì? Cách Soạn Thảo Một Số Loại Công Văn Phổ Biến
Có thể bạn quan tâm
1. Công văn là gì?
1.1. Định nghĩa
Công văn là loại văn bản hành chính được dùng phổ biến trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Các cơ quan Nhà nước sử dụng Công văn làm phương tiện giao tiếp chính với cấp trên, cấp dưới và công dân. Ngoài ra, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp cũng phải soạn thảo và sử dụng Công văn trong hoạt động hàng ngày để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình.
Vai trò chủ yếu của Công văn là để thực hiện hoạt động thông tin và giao dịch trong phạm vi thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức.
1.2. Đặc điểm của Công văn
- Công văn không phải văn bản quy phạm pháp luật, vì vậy trình tự, thủ tục ban hành Công văn được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi để giải quyết công việc khẩn cấp.
- Công văn có nhiều loại, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực miễn sao phù hợp với mục đích của cơ quan, tổ chức ban hành.
- Thẩm quyền ban hành Công văn không bắt buộc là đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Cá nhân cũng có thể ban hành Công văn nếu trong các văn bản quy phạm pháp luật, điều lệ tổ chức, văn phòng doanh nghiệp có quy định về chức năng, nhiệm vụ của cá nhân đó.
- Công văn có hiệu lực ngay từ ngày ký và chấm dứt hiệu lực sau khi thực hiện, giải quyết xong công việc thực tế.
- Công văn chỉ áp dụng với cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được nhận Công văn.
1.3. Các loại Công văn
Hiện nay, có 07 loại Công văn được sử dụng phổ biến là:
- Công văn hướng dẫn: Là Công văn có nội dung hướng dẫn thực hiện về một nội dung nào đó đã được quy định nhưng chưa rõ ràng hoặc hướng dẫn về nội dung chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, văn bản nội bộ.
- Công văn giải thích: Là loại Công văn dùng để cụ thể hóa nội dung của các văn bản khác về việc thực hiện một công việc nào đó mà cá nhân, tổ chức chưa hiểu chưa rõ.
- Công văn chỉ đạo: Là loại Công văn do cấp trên ban hành nhằm thông tin cho cơ quan, bộ phận cấp dưới về các công việc cần triển khai, thực hiện.
- Công văn đôn đốc, nhắc nhở: Đây là loại Công văn của cấp trên nhằm nhắc nhở, chấn chỉnh cấp dưới thực hiện các hoạt động, công việc đã được yêu cầu thực hiện trước đó.
- Công văn đề nghị, yêu cầu: Là Công văn của cơ quan, bộ phận cấp dưới gửi tới cấp trên hoặc cơ quan, bộ phận ngang cấp nhằm đề nghị, yêu cầu cung cấp thông tin, giải quyết công việc có liên quan.
- Công văn phúc đáp: Là loại Công văn trả lời về những vấn đề mà cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp khác yêu cầu thuộc thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
- Công văn xin ý kiến: Là Công văn của cấp dưới gửi cho cấp trên yêu cầu hướng dẫn hoặc cho ý kiến chỉ đạo thực hiện một hoặc một số công việc nhất định.
Từ khóa » Các Loại Công Văn Khẩn
-
Chính Phủ Quy định Mới Về Công Tác Văn Thư - Bộ Nội Vụ
-
Nghị định Số 30/2020/NĐ-CP Của Chính Phủ Về Công Tác Văn Thư
-
[PDF] Quy Trình Xử Lý Văn Bản đến, Văn Bản đi - Sở Du Lịch - Quảng Bình
-
Quy định Mới Về Công Tác Văn Thư Và Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác ...
-
Quy định Mới Về Công Tác Văn Thư
-
Hướng Dẫn Quản Lý Văn Bản, Lập Hồ Sơ Và Nộp - Bộ Công An
-
Nghị định 142-CP điều Lệ Về Công Tác, Công Văn, Giấy Tờ Và Công Tác ...
-
Nghị định 30/2020/NĐ-CP Công Tác Văn Thư - Thư Viện Pháp Luật
-
[DOC] Điều 4. Quy Trình Quản Lý Văn Bản đến
-
[PDF] QUI TRÌNH QUẢN LÝ CÔNG VĂN ĐI - ĐỂN - VNRAS
-
Công Tác Quản Lý Văn Bản - Trang Chủ - Chi Cục Văn Thư Lưu Trữ
-
1. Giải Quyết Công Văn đến - Danh Sách Văn Bản Trong Ngành Kiểm Sát
-
[PDF] Nghị định Về Công Tác Văn Thư - CTU