Công Viên Thống Nhất - Đường Chạy Lý Tưởng Giữa Lòng Hà Nội
Có thể bạn quan tâm
Có thể nói, chưa bao giờ các nhóm chạy bộ phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng như hiện nay. Tìm hiểu về các cung đường chạy trên mỗi địa bàn là cần thiết, để luôn chủ động kết hợp bài tập với lịch làm việc, học tập… Bài viết này xin gửi tới các bạn một số mô tả và đánh giá về địa điểm Công viên Thống Nhất. Hy vọng sẽ có ích và mang lại thêm cảm hứng cho anh chị em yêu chạy bộ.
Mục lục
- 1 “Thánh đường” của dân chạy bộ Thủ đô
- 2 Những lưu ý khi chạy trong công viên Thống Nhất
- 2.1 Đường chạy
- 2.2 Tính an toàn
- 2.3 “Giao thông”
- 2.4 Khung giờ chạy lý tưởng
- 3 Một vài điểm tập gần công viên Thống Nhất
- 3.1 Hồ Ba Mẫu
- 3.2 Sân vận động Bách Khoa
- 3.3 Sân vận động Thủy Lợi
- 3.4 Cung đường Nguyễn Lân – Lê Trọng Tấn – Trường Chinh
- 4 Những cung “đổi gió” từ công viên Thống Nhất
- 4.1 Hồ Tây
- 4.2 Hồ Gươm
- 5 Những nhóm chạy bộ khu vực công viên Thống Nhất
“Thánh đường” của dân chạy bộ Thủ đô
CVTN thực sự là một nơi rất đặc biệt, nằm ở vị trí “kim cương” giữa trung tâm, bốn mặt đều giáp đường phố đông đúc, nhưng bên trong lại rất yên tĩnh, thoáng đãng. Đường sá, cây cỏ, hồ nước… được chăm sóc hàng ngày. Mặc dù thỉnh thoảng cũng hơi “rau mùi” ở góc nào đó (không chỉ là mùi cá chết, mà còn ở mấy nơi tập kết rác và nhà vệ sinh), nhưng cơ bản là trong lành, mát mẻ.
Thuở xưa, hồ Bảy Mẫu – Thiền Quang (Hale) và Ba Mẫu chỉ là một. Sau này khi người Pháp quy hoạch mở phố làm đường xây nhà, thì khu vực này có diện mạo (gần giống) ngày nay. Từ 1958 – 1960, trên nền bãi rác và đầm lấy của hai làng Vân Hồ – Thể Giao, CVTN được khởi công xây dựng với sự đóng góp lao động công ích của toàn dân. Những cái tên “Thống Nhất” hay “đảo Dừa” tượng trưng cho miền Bắc hướng về đồng bào miền Nam. “Cây đa Bác Hồ”, nơi các bà các cô bật đài tập dance sport mỗi sáng, được trồng năm 1960. Còn tượng Bác Hồ và Bác Tôn thì được đặt trên đảo vào năm 2010, nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Vòng chạy khép kín, rợp bóng cây
Giờ đây dân chạy bộ biết đến đường ven Hồ Tây, phố đi bộ Hồ Gươm… chứ cách đây dăm năm, CVTN vẫn là công viên lớn và đẹp nhất khu vực trung tâm. Có một thời gian, người ta đổi tên thành Công viên Lê-nin, nhưng lại “trả lại tên cho em” không lâu sau đó, vì dễ nhầm lẫn với vườn hoa Lê-nin cạnh Cột cờ Hà Nội.
Nói về đường chạy thì cực kỳ lý tưởng: vòng khép kín, bề mặt khá bằng phẳng. Sẽ có 3 lựa chọn (mặc định vòng chạy ngược chiều kim đồng hồ):
- Vòng nhỏ nhất sát hồ khoảng 2,2km
- Vòng nhỡ: là vòng chạy phổ biến nhất, và đã thành route biểu tượng trên màu cờ sắc áo của nhóm Thong nhat Park Runner. Vòng này chạy rẽ qua đài phun nước phía trước sân khẩu cổng chinh mặt Trần Nhân Tông, và luôn bị lỗi GPS đoạn từ bãi tập xà đền đài phun nước.
- Vòng to: sát bờ rào, khoảng 3km. Đường chạy này khá “loằng ngoằng” và nhiều đoạn chạy trên nền lát đá, nhưng lại rất thích hợp với ai chạy chậm rãi, chụp ảnh sống ảo.
Thực ra còn 1 vòng chạy nữa phía bên ngoài Công viên, dài 3,2km, chạy 1 vòng kín qua các phố Lê Duẩn – Trần Nhân Tông – Nguyễn Đình Chiểu – Vân Hồ – Đại Cồ Việt. Route này thích hợp với ai muốn chạy nhanh, không lo vướng víu người tập thể dục – tuy chỉ chạy được vào buổi sáng sớm.
Những lưu ý khi chạy trong công viên Thống Nhất
Đường chạy
- Về địa hình chạy: Nền đường tương đối bằng phẳng, khoảng 1/3 là bê tông và còn lại là trải nhựa, nếu chạy dài cũng hơi đau chân. Có nhiều người thích chạy lên mép cỏ, cũng là một lựa chọn hay, tuy nhiên cần hết sức chú ý, rất dễ bị lật cổ chân hoặc “dinh mìn”.
- Mặt đường chạy nhiều chỗ có rễ cây, nắp cống, đường ray tàu hỏa. Những ai có thói quen chạy lê chân sát mặt đất phải rất chú ý nếu không muốn tiếp đất bằng răng.
- Khi mưa to, có vài chỗ úng nước như ao, điển hình là đoạn cổng Lê Duẩn (đầu cầu lên đảo Bác Hồ – Bác Tôn), góc Rạp xiếc và chỗ bãi tập xà.
- Đoạn chạy dọc Lê Duẩn (từ Quán Gió) có một đoạn đường gờ sống trâu, rất dễ lật cổ chân, chỗ này đèn đóm lại rất tệ, nên chạy tối phải lưu ý.
Tính an toàn
- Đặc sản nơi đây là… chó. Thông thường người sẽ đeo khẩu trang, nhưng chó không có rọ mõm, nên phải hết sức chú ý, nhỡ va vào thì không phân biệt chó nhỏ hay to, cũng đều rất phiền phức. Đó là còn chưa nói đến chuyện “chủ một bên và em một bên, dây xích giăng ngang, là là mặt đất”.
- Không nên chạy tối quá muộn, nhất là khi chỉ có một mình.
- Đồ đạc cá nhân: Mọi người hay gửi đồ luôn ở một quán nước nào đó, tiện thể mua nước để sẵn đó, chạy qua chộp lấy chạy tiếp được luôn.
Buổi tối trong Công viên rất vắng và nguy hiểm, hạn chế chạy quá muộn
“Giao thông”
- Chạy sáng (nhất là khoảng 5h30-6h30) cần có kỹ năng lạng lách đánh võng qua nhiều nhóm đi bộ dàn hàng nghênh ngang, chân đá tay vung rất hồn nhiên.
- Buổi chiều có nhiều trẻ em đạp xe, đi ô tô điện… không chú ý quan sát mà va vào rất rách việc. Chưa kể mấy bác đi xe máy trong ấy và cho mình cái quyền bóp còi inh ỏi và mắng người chạy bộ dẹp vào.
- Có sân đá bóng để gôn là khung sắt thấp dưới đất, hoặc sân cầu lông có giằng dây chéo căng lưới. Chạy pace 3xx mà ko chú ý, vấp vào đó thì bay cao luôn.
Khung giờ chạy lý tưởng
Mặc dù có thể chạy bất cứ lúc nào trong ngày, trừ quá muộn (sau 21h) hoặc quá sớm (trước 4h sáng), nhưng vẫn có những khung giờ lý tưởng cho từng mục đích:
- 5h-7h sáng: Lúc này trời vừa đủ sáng để có thể chạy an toàn, nhưng nắng chưa gắt, nên ta có thể tận hưởng không khí trong lành cho buổi tập chạy. Tuy nhiên, khoảng sau 6h sẽ khá đông người tập thể dục.
- 11h-13h, đặc biệt vào mùa hè: phù hợp tập heat training cho các giải chạy mùa nóng. Cũng có nhiều người làm việc quanh đây, tranh thủ giờ nghỉ trưa vào quẩy vài vòng. Đường vắng nên tha hồ phóng nhanh.
- 17h-19h: Khung giờ này phù hợp với đa số người thích chạy sau giờ làm. Đó cũng là lý do Công viên giờ này rất đông. Nhưng lại tuyệt vời để trút bỏ hết những mệt nhọc sau một ngày làm việc, về tắm rửa, cơm nước, nghỉ ngơi.
Một vài điểm tập gần công viên Thống Nhất
Trong phạm vi 2km, có thể kết hợp các bài tập chạy Tempo/ Interval với những điểm sau:
Hồ Ba Mẫu
- Một vòng đúng 1km. Mặt đường ổn.
- Chỉ chạy được buổi sáng. Buổi chiều hàng quán vướng víu và xe từ các ngõ đâm ngang hơi nguy hiểm.
Sân vận động Bách Khoa
- Mặt sân chấp nhận được, vòng đủ 400m, có lưới chắn cao, không lo đang chạy bị ăn bóng vaò người.
- Vì là nơi kinh doanh sân bóng, nên các bác bảo vệ khá “khó tính”, vào ít người không sao, đông một chút hoặc không có ý thức chung, dễ bị “mời ra” giữa bài tập.
Sân vận động Thủy Lợi
- Vào thoải mái, kết hợp với bể bơi ngay sát cạnh lý tưởng cho tập Tri.
- Vòng khoảng 370m, lại cho gửi ô tô xe máy, nên đường chạy hơi hẹp. GPS hơi lởm khởm.
Tham khảo: Tại sao tôi thích chạy bộ trong sân vận động
Cung đường Nguyễn Lân – Lê Trọng Tấn – Trường Chinh
- Cung chạy này khá nhiều cao thủ đã trải nghiệm. Đường cơ bản thoáng, Một loop 3,75km.
- Chạy sáng đường vắng. Chiều hơi đông xe, nhất là đoạn Trường Chinh. GPS góc Artemis bị lỗi.
Góc này đang có đoạn đường trên cao từ Ngã tư Vọng – ngã tư Sở (dự kiến thông xe dịp 2/9 tới) dài 1900m, trải nhưa êm, có 2 đầu dốc lên xuống khoảng 300m, ai gần đó có thể tranh thủ tập hill. Ngoài ra, quanh đó, có thể còn chạy trong trường Y, hồ Hale (Thiền Quang), hồ Xã Đàn…
Những cung “đổi gió” từ công viên Thống Nhất
Cá nhân mình có thể chạy cả 42k (18.5 vòng) trong CVTN cũng không thấy chán. Nhưng có nhiều người có thể bị ảnh hưởng tâm lý do chạy vòng lặp. Dưới đây là một vài gợi ý để “đổi gió:”
Hồ Tây
Xuất phát từ cổng ngã tư Kim Liên – Lê Duẩn – Điện Biên Phủ – đền Quán Thánh – Khép kín vòng Hồ Tây – Phan Đình Phùng – Hàng Lược – Lương Văn Can – Bà Triệu là tròn 25k. Quay thêm 2-3 vòng là đủ cái 30k-32k.
Route này cũng có “biến thể” là rẽ lên cầu Nhật Tân rồi quay lại khi cần tập hill (tập cho Hạ Long hay DNIM chẳng hạn)
Hồ Gươm
Từ công viên Thống Nhất lên Hồ Gươm chỉ khoảng 2km. Nếu ngại đường chạy đơn điệu, cuối tuần kết hợp với long run của Chay365 rất tiện, từ cự ly 10km – 30km đều phù hợp.
Những nhóm chạy bộ khu vực công viên Thống Nhất
Từ rất lâu, khi mà chưa ai biết đến đồng hồ GPS là gì, đã có rất nhiều người chạy bộ ở đây. “Câu lạc bộ Công viên Thống Nhất” là cái tên rất quen thuộc với hình ảnh các bác lớn tuổi và chạy rất nhanh.
Sau này, LDR cũng có nhiều buổi sinh hoạt và thử thách (challenge) trong công viên. Nhiều kỷ lục như quãng đường dài nhất (100km), thời gian lâu nhất (24h) hay plank lâu nhất… đều từ đây mà ra.
Tháng 9/2018, nhóm chạy bộ TPR – Thong nhat Park Runners ra đời – và không ngững phát triển đến nay. Nhóm cũng nỗ lực phối hợp với LDR, Chay365 và các nhóm chạy bộ khác, tạo ra sân chơi cho anh chị em, xây dựng cộng đồng chạy bộ ngày càng lớn mạnh.
Một giải chạy tổ chức trong khuôn viên CVTN
TweetShare250SharePin250 SharesTừ khóa » Chu Vi Vòng Hồ Bảy Mẫu
-
6 địa điểm Phù Hợp Cho Chạy Bộ ở Thủ đô
-
Một Số Địa Điểm Chạy Bộ Buổi Sáng Ở Hà Nội
-
Địa điểm Chạy Bộ Lý Tưởng ở Hà Nội
-
Top 5 Hồ Có Nhiều Người Chạy Bộ Nhất Hà Nội Theo Strava
-
Điểm Chạy Bộ Cho Người Mới Chạy Tại Hà Nội | 5km Mỗi Ngày!
-
Một Số địa điểm Chạy Bộ Buổi Sáng ở Hà Nội - Sửa Máy Tập Thể Dục
-
Hồ Bảy Mẫu - Ханой - Wikimapia
-
1 Vòng Công Viên Thống Nhất Bao Nhiều Km - Hàng Hiệu Giá Tốt
-
Chạy Bộ Tại Hồ Thành Công địa điểm Thu Hút Người Già
-
Tôi Xin Liệt Kê 6 địa điểm Chạy Bộ Lý Tưởn Nhất Của Hà Nội. | Lesgo
-
Công Viên Lớn Nhất Thủ đô Sắp Hoàn Thành - VnExpress
-
Cung đường Chạy Bộ ở Hà Nội - Trần Anh Tuấn
-
Hồ Bảy Mẫu (Hà Nội, Việt Nam) - Đánh Giá - Tripadvisor