Content Direction Là Gì? Các Bước Xây Dựng định Hướng Nội Dung ...

Nội dung luôn được xem là yếu tố cốt lõi của Marketing và thương hiệu và được xem như đại diện cho tiếng nói của doanh nghiệp. Do đó, việc tạo ra nội dung một cách ngẫu hứng cũng giống như việc ra khỏi nhà với một bộ quần áo chắp vá chằng chịt.

Doanh nghiệp của bạn sẽ không được người tiêu dùng đánh giá cao, không thể tạo ra một dấu ấn xuyên suốt trong tâm trí họ. Chính vì vậy, để nội dung của doanh nghiệp bạn chỉnh chu và trở nên thu hút, hãy cho nó một định hướng rõ ràng. Nói đúng hơn hãy xay dựng Content Direction cho doanh nghiệp của bạn.

Content Direction là định hướng phát triển nội dung của một chiến dịch marketing trên diện rộng hay một kênh nhỏ trong chiến dịch đó, thậm chí là định hướng trong một giai đoạn nào đó của chiến dịch.

Một hệ thống Content Direction cụ thể và khả thi sẽ bao gồm các thành tố: ● Target Audience: xác định khách hàng mục tiêu ● Customer Insight: mong đợi từ bên trong của nhóm khách hàng mục tiên ● Content type: các dạng thể hiện nội dung như văn bản, hình ảnh, video, podcast, infographic… ● What: những nội dung nào phù hợp với Target Audience ● Ideas: ý tưởng đưa ra để phát triển chiến dịch

Xác định khách hàng mục tiêu – Target Audience

Đây là bước đầu quan trọng để xác định nội dung. Bạn cần nắm được sản phẩm của mình dành cho ai để xác định người sẽ ra quyết định mua hàng. Nói đến đây, ta cần người đọc lưu ý, phân biệt rõ rệt sự khác nhau của người tiêu dùng và khách hàng mục tiêu. Khách hàng mục tiêu là người ra quyết định mua hàng, người tiêu dùng là người trực tiếp sử dụng giá trị của sản phẩm. Hơi mông lung nhỉ?

Một ví dụ nho nhỏ:

Bỉm em bé: bé dùng nhưng ba mẹ mua… người dùng sản phẩm là bé nhưng người đọc bài viết là bố mẹ.

Lợi ích sản phẩm- Customer Insight

Hơn ai hết bạn cần nắm rõ được những điểm mạnh điểm yếu của sản phẩm, những kém cạnh của sản phẩm cho với đối thủ cạnh tranh. Chỉ khi nắm rõ được sản phẩm thì bài viết bạn mới thật sự mang lại giá trị cho người đọc và cả sản phẩm.

Khi bạn đã có được một target, việc của bạn là tìm được một insight. Nhưng điều hơn thua ở đây, insight của bạn có phải là mạnh nhất chưa. Đừng quá tham lam, một nội dung bạn chỉ có thể đánh đến một phân khúc. Để hiệu quả, hãy lựa chọn insight khác, cách tiếp cận khác cho một phân khúc mới.

Chú ý hãy nói những gì khách hàng cần không nên tập trung quá vào những gì chúng ta có.

Content- nội dung câu chữ

Cũng khá gần gũi với khái niệm này rồi, nhắc lại chỉ cần lưu ý, content không đơn thuần là câu chữ mà còn là hình ảnh và bố cục nội dung. Hình ảnh sẽ là yếu tố thu hút khách hàng đọc bài đầu tiên, hình ảnh phù hợp và thể hiện nội dung của bài viết, đó là yếu tố phụ trợ để biểu đạt tốt nội dung.

Nội dung cần có một ngôn ngữ giọng điệu nhất định, tạo nên tiếng nói đặc trưng của nhãn hàng. Phong cách biểu đạt luôn là câu chuyện mà bất cứ content marketer nào cũng phải đau đầu.

Nên có nội dung gì?

Ngoài cập nhật nội dung về sản phẩm-dịch vụ, nên có những nội dung bổ ích khác để thu hút và giữ chân khách hàng nâng cao tính tương tác cho kênh nội dung. Những nội dung liên quan này là gì? Quay lại bước 1 và 2. Khách hàng của chúng ta là ai và họ quan tâm đến điều gì. Cố gắng chọn lọc những nội dung có ích và liên quan đến sản phẩm.

Lấy ý tưởng từ đâu?

Ý tưởng để xây dựng Content Direction

Từ đối thủ cạnh tranh: Không cần mất quá nhiều công sức, dạo một vòng quanh tường nhà đối thủ, bạn có thể biết ngay họ đang làm gì? Đang biết gì? Mượn ý tưởng quan sát để sáng tạo một ý tưởng mới là một điều hay ho rồi đấy…

Công cụ tìm kiếm bậc nhất hiện nay-Google: Khi đã xác định được thế mạnh sản phẩm, khách hàng mục tiêu và điều họ quan tâm rồi. Hãy gõ từ khóa đó vào Google, từ chung chung cho đến cụ thể. Gõ những từ chung chung sẽ cho ra khá nhiều idea.

Tuy nhiên có thể gặp phải trường hợp không bám sát nội dung. Trong trường hợp này bạn thu hẹp từ khóa lại, việc này đơn giản, làm vài lần sẽ quen và rút được kinh nghiệm thôi. Việc sử dụng nội dung ý tưởng, gợi ý trên Google là không xấu. Tuy nhiên, nhớ edit lại cho phù hợp văn phong, cách tiếp cận phù hợp hơn với mục tiêu mong đợi.

Trang mạng xã hội cùng Target Audience: Phần này rất hữu ích cho việc xây dựng những nội dung không thương hiệu của các bạn đấy. Những trang mạng (fanpage, blog, báo…) này là những khách hàng mục tiêu của bạn quan tâm và bị thu hút…Bạn có thể kiếm idea bài viết ở đây. Nhưng nhớ đừng quá lạm dụng, chỉ lấy idea thôi nhé, thay đổi văn phong hình ảnh mới lạ hơn.

Khác: Tham khảo thêm trên báo online, báo chuyên mục…

Quy trình quản lý kênh

  • Xác định số lượng bài viết (theo thời gian, loại chủ đề, sản phẩm, dịch vụ, chiến dịch…);
  • Lập tiến trình làm việc (lịch biên tập);
  • Chuẩn bị trước nội dung (luôn sẵn sàng nội dung theo lịch biên tập);
  • Note lại các idea (luôn cập nhật tất cả những xu hướng mới, nội dung mang tính xu hướng luôn mang lại hiệu quả cao);
  • Thường xuyên theo dõi kênh của bạn (thống kê các chỉ số tiếp cận, tương tác và phản hồi).

Chia sẻ 0 Post Views: 309

Từ khóa » Cd Trong Marketing Là Gì