CONTENT MARKETING LÀ CÁI CHI CHI - VMCC

Thứ hai, TRUYỀN THÔNG cũng là “media” (vẫn được dạy rằng tiếng Việt phong phú lắm, nhưng té ra là 2 từ tiếng Anh khác nhau mà dịch ra tiếng Việt giống nhau). Trong trường hợp này thì CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG chỉ hàm ý là một “media strategy”, và nó cũng chả đồng nghĩa với public relations tẹo nào. Media strategy thì cũng có thể là một chiến lược sử dụng các phương tiện truyền thông (thường là báo chí) để truyền tải thông điệp, tức là có khi đơn thuần là quảng cáo (media buying) trong hoạt động Above the Line, hoặc là một chiến dịch quan hệ báo chí (media relations) trong public relations.Lâu nay, một bộ phận lớn trong chúng ta vẫn nghĩ rằng public relations – PR (mà người ta dịch một cách thô lỗ là quan hệ công chúng), là dùng content – nội dung để quảng bá. Vì vậy, có đến quá nửa các doanh nghiệp và cả những người tự gọi mình là PR practitioner hì hụi viết bài quảng cáo advertorial và gọi đó là “bài PR”. Nhưng không hẳn thế, vì PR rộng hơn nhiều so với media relations, càng không bao giờ đơn giản như việc ngồi nghĩ ra một cái bài báo cho thật hay ho và tìm cách lobby hoặc mua chỗ đăng lên báo chí. Mục tiêu cốt lõi của PR là làm cho công chúng hiểu đúng nhất và tích cực về doanh nghiệp hoặc tổ chức/cá nhân, nên chưa chắc nhất thiết phải “đẻ” ra nội dung nào đó để đăng báo, mà có khi chỉ cần tạo cơ hội cho báo chí “nhìn” rõ mình là đủ.Thứ ba, bàn về CONTENT. Với cách đặt vấn đề ở trên thì rõ ràng là CONTENT không đồng nhất với truyền thông rồi, hoặc ít ra thì việc sử dụng content chỉ là một phần trong công cụ media relations mà thôi. Content, trong media relations, cho dù là một bài báo ca ngợi ngút trời đi chăng nữa, không trực tiếp gia tăng doanh số bán hàng cho các thương hiệu, mà là củng cố uy tín, hình ảnh của thương hiệu, làm cho công chúng yêu quý thương hiệu đó hơn.

Vậy, CONTENT MARKETING là gì? Dứt khoát đó là một khái niệm hiện đại, và hoàn toàn không có nghĩa là tạo ra “nội dung” để quảng bá cho thương hiệu. Đó là giải pháp cung cấp nội dung, hầu hết là loại nội dung khách quan, hữu ích và phi quảng cáo, để thu hút người tiêu dùng, từ đó sẽ lồng các thông điệp quảng cáo cho thương hiệu một cách khéo léo, từ từ gây ảnh hưởng lên người tiêu dùng. Ví dụ, một thời, Unilever đầu tư cho chương trình “Sức sống mới” trên VTV1, cùng với website cùng tên, như là chương trình tư vấn độc lập, khách quan cho người nội trợ, để rồi đan xen hình ảnh các thương hiệu của họ vào một cách khéo léo.

MegaMedia xây dựng một chương trình dành cho tài xế xe tải trên sóng VOH (Đài tiếng nói TP.HCM), và nhồi thương hiệu dầu nhớt Shell vào đó. Tạp chí Đẹp xây dựng chương trình truyền hình thực tế “Không thể không đẹp” để tư vấn cho phụ nữ tự tin với chính mình, phát trên sóng VTV3 và Đẹp Online, Đẹp TV, Facebook fanpage… là để làm marketing cho Angela và một số thương hiệu làm đẹp và thời trang khác. Đó là những ví dụ về content marketing.

Nói dài dòng văn tự, để cho dễ hiểu, xin lấy một ví dụ: Chẳng hạn, bạn làm marketig cho một của hàng bán hoa. Nếu bạn tìm cách để báo chí hoặc các phương tiện truyền thông khác ca ngợi hoa của bạn đẹp nhất, tươi nhất, và bạn là người cắm hoa nghệ thuật nhất, v.v… thì đó là bạn đang thực thi chiến lược truyền thông. Nhưng nếu bạn mở ra một trang web dạy cắm hoa, cách chọn hoa một cách ý nghĩa cho mỗi dịp trọng đại, kéo hàng chục ngàn người theo dõi, và đâu đó trên trang web, một cách tinh tế, có logo, địa chỉ cửa hàng hoa của bạn… thì đó là bạn đang làm content marketing đấy.

Từ khóa » Chiến Dịch Truyền Thông Tiếng Anh Là Gì