Cốt Hóa Xương Và Những điều Cần Biết - Làm Sao để Cao
Tìm hiểu về sự tăng trưởng của chiều cao chúng ta thường nghe nhắc đến khái niệm cốt hóa xương. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu đúng và cụ thể về cụm từ này. Cốt hóa xương và những điều cần biết sẽ là chủ đề chính trong bài viết dưới đây của Làm sao để cao nhé.
Tóm Tắt Nội Dung- Cốt hóa xương là gì?
- Sụn tiếp hợp là gì? Vai trò của sụn tiếp hợp với chiều cao
- Quá trình cốt hóa xương diễn ra như thế nào?
- Chiều cao ngừng phát triển ở tuổi bao nhiêu?
- Làm sao để tăng chiều cao trước khi xương cốt hóa?
- Ăn uống:
- Vận động
- Giấc ngủ
- Tránh chất kích thích
- Kiểm soát cân nặng
- Tiếp xúc ánh nắng
- Hạn chế ăn quá ngọt
Cốt hóa xương là gì?
Cốt hóa xương hiểu một cách đơn giản nhất chính là quá trình các xương biến đổi từ liên kết mô thường thành liên kết rắn đặc. Quá trình này được chia thành 2 loại:
Cốt hóa trực tiếp (cốt hóa màng): Chất căn bản của mô liên kết ngấm Canxi và biến đổi thành xương. Thông qua cốt hóa trực tiếp, các xương màng như xương sọ và xương đầu mặt được tạo thành.
Cốt hóa sụn: Ở hình thức này, các chất căn bản của mô liên kết sẽ ngấm cartilagen thành sụn. Sụn này sẽ dần dần tiêu đi và được thay thế bằng mô liên kết non và biến đổi thành xương, chủ yếu là xương đặc, xương sụn.
Trong quá trình cốt hóa có 2 hiện tượng đối nghịch nhưng luôn xảy ra song song là phá hủy xương do hủy cốt bào và hiện tượng tái tạo xương do tạo cốt bào. Cốt bào bao gồm 2 giai đoạn diễn ra liên tiếp nhau là cốt bào nguyên phát hay xây dựng xương và cốt bào thứ phát là sửa chữa xương.
Cốt hóa xương ảnh hưởng thế nào đến chiều cao
Sụn tiếp hợp là gì? Vai trò của sụn tiếp hợp với chiều cao
Sụn tiếp hợp là phần sụn tăng trưởng nằm giữa đầu xương và thân xương, chịu trách nhiệm chính trong sự phát triển chiều dài của xương cũng như chiều cao con người. Sụn này gồm 3 vùng: Sụn dự trữ, sụn tăng sinh và sụn phì đại thoái hóa. Sụn tiếp hợp chịu sự chi phối của nội tiết tố cùng nhiều yếu tố tăng trưởng khác, đặc biệt là trong thời kỳ dậy thì.
Quá trình hình thành, cốt hóa xương Lamsaodecao
Xương phát triển được là nhờ sự tăng sinh liên tục của sụn tiếp hợp. Các lớp sụn mới liên tục được sản sinh ra nhằm thay thế các lớp sụn cũ đã được bổ sung vào các đầu xương. Chính nhờ sự bổ sung này mà xương có thể dài ra. Quá trình biến đổi của sụn tiếp hợp cũng chính là sự cốt hóa xương và tiếp diễn liên tục từ khi sinh ra đến khi chúng ta trưởng thành giúp chiều cao gia tăng theo độ tuổi.
Quá trình cốt hóa xương diễn ra như thế nào?
Quá trình cốt hóa của xương diễn ra ở 2 đầu xương, đặc biệt là ở vị trí đầu xương đầu gối, gần khớp vai, khớp cổ tay. Xương dài ra được thông qua quá trình phân bào của sụn tăng trưởng còn được gọi là các điểm cốt hóa của xương. Ở xương dài, các điểm này thường nằm ở đầu xương và thường bị hòa nhập với thân xương khi chúng ta trưởng thành. Ở các xương ngắn, xương dẹt, sụn tăng trưởng thường nằm bao bọc bên ngoài xương.
Tổ chức sụn tăng trưởng thường không thể có cảm quang, nên khi tiến hành chụp phim, chúng ta không thể thấy được. Do đó, khi chụp X –quang và nhìn thấy giữa các đầu xương tại đầu gối có một khe hở mảnh, đó chính là vị trí của sụn tăng trưởng. Nếu các bạn không nhìn thấy các khe hở này tức là sụn tăng trưởng đã hóa cốt thành xương, lúc này chiều cao không thể tăng lên nữa.
Dưới sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó có hormone tăng trưởng, quá trình cốt hóa xương diễn ra liên tục từ thời thơ ấu đến khoảng năm 18- 20 tuổi. Trong đó, dậy thì là giai đoạn sự cốt hóa xương diễn ra nhanh và mạnh nhất, chiều cao cũng gia tăng nhanh chóng. Nguyên nhân là vì là thời kỳ hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất.
Chiều cao ngừng phát triển ở tuổi bao nhiêu?
Phần lớn chúng ta đều ngừng phát triển chiều cao trong giai đoạn 18 – 20 tuổi. Chiều cao ở thời kỳ này có thể trở thành con số gắn bó với bạn suốt đời.
Sau vài năm phát triển vượt trội ở thời kỳ dậy thì, sau đó chiều cao tăng rất chậm vì lượng hormone tăng trưởng đã bắt đầu tiết ra ít hơn. Quá trình cốt hóa xương từ sụn lúc này cũng đã hoàn tất, phần sụn tiếp hợp ở các đầu xương đã hoàn toàn gắn vào xương, khe hở giữa các đầu xương dần dần biến mất.
Làm sao để tăng chiều cao trước khi xương cốt hóa?
Sự phát triển của chiều cao và quá trình cốt hóa xương phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Di truyền, dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ, thói quen sống… nếu có kế hoạch quan tâm, chăm sóc tốt các yếu tố này thì cơ hội sở hữu chiều cao nổi bật không còn quá xa vời nữa.
Ăn uống:
Để quá trình cốt hóa xương diễn ra thuận lợi cần có sự tham gia của các nguyên liệu: Canxi, phốt pho, magie, vitamin D… Thực phẩm là nguồn cung cấp các dưỡng chất này hiệu quả nhất. Do đó, các bạn cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng như: Tôm, cua, cá, tép, ốc, trứng, sữa, sữa chua… Ngoài ra, ăn uống đủ chất cũng cung cấp năng lượng để cơ thể hoạt động thể chất và tinh thần thuận lợi, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các mầm bệnh, tạo điều kiện tốt nhất để chiều cao phát triển tối đa. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết về thực đơn tăng chiều cao tại đây
Vận động
Vận động sẽ kích thích cơ bắp hoạt động tốt, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng, từ đó thúc đẩy cơ chế tăng trưởng của cơ thể. Mặt khác, sau khi vận động, lượng hormone tăng trưởng sẽ được tiết ra nhiều hơn gấp 3 lần so với bình thường. Điều này rất có ích cho sự tăng trưởng chiều cao. Tập luyện thể thao cũng là cách giúp tinh thần thoải mái, giải tỏa căng thẳng, stress, giấc ngủ ban đêm ngon và sâu hơn. Những bộ môn thể thao kéo căng cơ, kích thích cột sống như: bơi lội, xà đơn, bóng rổ, bóng chuyền, yoga, đạp xe… sẽ hỗ trợ quá trình cốt hóa xương diễn ra tốt hơn.
Giấc ngủ
Cần biết rằng, quá trình cốt hóa xương chủ yếu diễn ra vào ban đêm, khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn, các khớp xương không phải gồng gánh trọng lượng của cơ thể. Mặt khác, lượng hormone tiết ra vào ban đêm cũng lớn hơn rất nhiều lần so với ban ngày, nhất là khung giờ từ 23h – 01h sáng. Do đó, ngủ sớm, ngủ đủ giấc, ngủ ngon giấc là điều các bạn cần làm nếu muốn chiều cao tăng nhanh chóng. Nên đi ngủ trước 22h đêm để đảm bảo rằng đến 23h, cơ thể đã bước vào trạng thái ngủ sâu giấc nhất. Ngủ đủ 8 tiếng/ngày, phòng ngủ cần rộng rãi, thoáng mát, ít ánh sáng, không có tiếng ồn thì chúng ta mới có thể ngủ một cách thoải mái.
Tránh chất kích thích
Các chất kích thích trong café, rượu, bia, thuốc lá… đều có thể phá hủy tế bào xương, cản trở quá trình cốt hóa xương và sự tăng trưởng chiều cao. Bên cạnh đó, thành phần của các thực phẩm trên đều rất có hại cho sức khỏe, đặc biệt là thuốc lá còn khiến những người xung quanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng do khói thuốc tỏa ra trong không khí. Do đó, muốn sở hữu một tầm vóc lý tưởng, các bạn cần tránh xa các chất kích thích này.
Kiểm soát cân nặng
Béo phì cũng là một trong những yếu tố cản trở sự phát triển chiều cao. Trẻ em mắc chứng béo phì dù có xương lớn hơn so với trẻ bình thường nhưng mật độ xương lại rất thấp, xương giòn dễ gãy. Việc phải gồng gánh trọng lượng cơ thể lớn cũng khiến xương yếu hơn, tăng nguy cơ chấn thương khi xảy ra va chạm. Dư thừa mô mỡ cũng làm giảm sự phát triển của xương. Do đó, cần kiểm soát cân nặng hợp lý, ngăn ngừa nguy cơ béo phì, vừa giúp chúng ta tự tin hơn, vừa tạo điều kiện tốt đê chiều cao tăng nhanh chóng.
Tiếp xúc ánh nắng
Mục đích của việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là tạo cơ hội để cơ thể tự tổng hợp được Vitamin D. Cơ thể phải có đủ loại Vitamin này thì Canxi và các khoáng chất khác mới có thể đến xương, tham gia tạo xương và thúc đẩy chiều cao tăng trưởng nhanh hơn. Tắm nắng là cách bổ sung vitamin D đơn giản và hiệu quả nhất. Chỉ khoảng 15 phút tắm nắng sáng sớm hoặc chiều tối là đã cung cấp đủ lượng vitamin D cho cơ thể.
Hạn chế ăn quá ngọt
Ăn nhiều đường cũng là nguyên nhân gây cản trở sự phát triển của xương cũng như chiều cao của bạn. Lý do là vì khi bổ sung nhiều đường, lượng canxi trong cơ thể sẽ bị đào thải ra ngoài qua hệ bài tiết và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, tăng nguy cơ loãng xương cũng như khiến cho chiều cao của bạn tăng trưởng chậm.
Link đặt mua sữa bột tăng chiều cao NuBest Tall
Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thêm thuốc tăng chiều cao để cung cấp thêm các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển chiều cao của cơ thể. Nếu bạn đang phân vân chưa biết loại thuốc tăng chiều cao nào tốt, hãy tham khảo bài viết: “Top 12 thuốc tăng chiều cao tốt nhất“
Từ khóa » Sụn Tăng Trưởng Nằm ở đầu
-
Khi Nào Sụn Tăng Trưởng đóng? | Vinmec
-
Sụn Tăng Trưởng - "Đòn Bẫy" Cho Phát Triển Chiều Cao Của Trẻ
-
Gãy Sụn Tăng Trưởng ở Trẻ Em - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Sụn Tăng Trưởng Và Những điều Cần Biết
-
Cách Thức Phát Triển Chiều Cao ở Trẻ Em
-
Hãy Giúp Con Tăng Chiều Cao Trước Khi Quá Muộn
-
Nâng Niu... Sụn Tăng Trưởng - Báo Người Lao động
-
Cách Thức Phát Triển Chiều Cao ở Trẻ Em - Báo Tuổi Trẻ
-
Sụn Tăng Trưởng Có Chức Năng Gì?
-
Không Có Tiêu đề
-
Chiều Cao Và Sự Phát Triển Chiều Cao - BS. Nguyễn Hoàng Hải
-
Sụn Tăng Trưởng – “Đòn Bẫy” Cho Phát Triển Chiều Cao Của Trẻ
-
Sụn Tăng Trưởng Có Chức Năng Gì?