Cover Letter (Thư Trình Bày Nguyện Vọng) - Ấn Tượng Đầu Tiên ...

Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây
Thuý Thuý

~100.000 followers

Theo dõi Nhắn tin
Thông tin
  • Đang cập nhật...
  • Đang cập nhật...
  • Đang cập nhật... ~ 100.000 người
Sở thích

Chưa có thông tin

Cần tim bạn

Chưa có thông tin

  • Đang cập nhật...
Thuý Thuý@Kỹ Năng

public6 năm trước

8

Cover Letter (Thư Trình Bày Nguyện Vọng) - Ấn Tượng Đầu Tiên Với Nhà Tuyển Dụng

Hẳn bạn đã từng nghe đến “Thư trình bày nguyện vọng” hay “Cover Letter” trong hầu hết các bản mô tả công việc. Vậy bạn có biết rằng, đây là nhân tố quyết định nhà tuyển dụng có đọc CV của bạn hay không?

Nếu bạn đang gửi CV của mình qua email (điều mà hiện nay hầu hết nhà tuyển dụng yêu cầu), nội dung email của bạn, hay chính là một dạng của thư trình bày nguyện vọng (cover letter), sẽ trở thành “điểm chạm” đầu tiên đến nhà tuyển dụng.

Nếu bạn còn đang thắc mắc làm thế nào để tạo ấn tượng tối ưu nhất qua Thư trình bày nguyện vọng, bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên và có cho mình một Cover Letter ưng ý nhất, thể hiện những điểm nổi trội của bản thân, giúp bạn khác biệt với hàng trăm ứng viên khác.

Lời chào

Sẽ là tốt nhất nếu bạn đề tên người gửi cụ thể, nhưng nếu bạn thực sự không thể tìm được một cái tên, hãy ghi đơn giản là “Dear Hiring Manager”/ “Gửi Phòng Tuyển dụng”. Tránh những cách ghi cứng nhắc hay dùng như “Dear Sir/ Madam” hoặc “To Whom it May Concern”.

Mở đầu

Nhà tuyển dụng rất bận rộn và sẽ không muốn phải “lội” qua một mớ bòng bong những thứ không liên quan.

Trước khi đi thẳng vào phần nội dung, ở phần mở đầu, tốt nhất hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn là ai và những nét cơ bản nhất về bản thân (học vấn, kinh nghiệm, mục tiêu) và chỉ rõ vị trí bạn đang ứng tuyển. Đề cập đến nguồn thông tin hoặc tham chiếu nếu cần thiết (ví dụ, được giới thiệu từ một nhân viên công ty, nguồn tin từ fanpage, sự kiện truyền thông…).

Ví dụ:

Tên tôi là … Hiện tại tôi đang là sinh viên năm thứ… tại trường … chuyên ngành… / Tôi vừa tốt nghiệp chuyên ngành...trường… và có kinh nghiệm … năm làm việc ở vị trí…. Vừa qua, tôi có cơ hội được tiếp cận với thông tin tuyển dụng vị trí... của công ty thông qua Fanpage HRC, vị trí tôi cảm thấy hoàn toàn phù hợp với những phẩm chất và định hướng của bản thân, bản CV đính kèm có thể chứng thực điều đó. Với sự nhiệt huyết của mình, tôi bày tỏ nguyện vọng được ứng cử vị trí...mà công ty đang tuyển dụng.

Phần thân

Đây là không gian để bạn “sales” chính mình với nhà tuyển dụng.Hãy sử dụng phần này để tóm lược những lí do để nhà tuyển dụng thấy được bạn là một ứng viên phù hợp.

Hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng rất sắc bén: họ muốn biết bạn có thể làm gì cho họ, thay vì phải đọc câu chuyện đời bạn. Chứng minh xem những kiến thức, kĩ năng và trải nghiệm của bạn có thể phù hợp với vị trí đang ứng tuyển ra sao.

Đặt mình vào vị thế của nhà tuyển dụng, tốt nhất hãy chỉ rõ những kỹ năng, những trải nghiệm bạn có được trong quá trình làm việc/ hoạt động ngoại khóa sẽ giúp bạn xoay sở tốt ở vị trí công việc bạn ứng tuyển.

Ví dụ:

Sau khi xem xét phần mô tả công việc của vị trí…, tôi rất mong muốn được phát huy những kỹ năng và năng lực liên quan đóng góp vào công việc mới. 1 năm kinh nghiệm tại vị trí chuyên viên kinh doanh tại công ty ABC đã cho tôi có được cơ hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, khả năng làm việc tốt dưới áp lực doanh số, giúp tôi được phát triển kỹ năng bán hàng và thương lượng với khách hàng và có được những kiến thức sales nền tảng, những điều có thể giúp tôi hòa nhập và phát huy tốt ở vị trí công việc mới.

Tôi hi vọng niềm đam mê với Sales, những phẩm chất kỹ năng, kiến thức phù hợp và sự nhiệt huyết với công việc có thể khiến tôi trở thành một ứng viên lí tưởng cho vị trí công việc này.

Luôn luôn đặt mình vào vị thế nhà tuyển dụng, hãy đem đến suy nghĩ tích cực, lạc quan và sự phù hợp trong Thư trình bày nguyện vọng của bạn.

Phần kết

Ở phần cuối thư trình bày nguyện vọng, bạn nên tạo ra sự thúc đẩy. Thể hiện sự quan tâm và mong muốn của mình với cuộc phỏng vấn, nói rằng bạn sẽ sớm follow-up để chắc chắn rằng nhà tuyển dụng đã nhận được hồ sơ và trao đổi thêm về khả năng gặp mặt trực tiếp.

Cuối cùng, kết thúc một cách chuyên nghiệp với những cụm từ như “Best regards”, “Sincerely”, “Respectfully yours”/ “Trân trọng”.

Ví dụ:

Đính kèm là CV, thứ trình bày cụ thể hơn những thông tin của tôi. Thật cảm ơn vì nhà tuyển dụng đã dành thời gian cân nhắc Thư trình bày nguyện vọng của tôi, hi vọng rằng tôi sẽ được trao đổi thêm với nhà tuyển dụng ở buổi phỏng vấn nếu có cơ hội.

Trân trọng,

ABC.

Một bản cover letter viết đúng cách sẽ đem lại cho bạn cơ hội không ngờ. Đừng chỉ chăm chăm vào chỉnh sửa CV - hãy đầu tư vào thư trình bày nguyện vọng của mình và chờ xem thay đổi sẽ đến với bạn ra sao nhé!

Theo hrc.com.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

9,358 lượt xem

Thích 8Không thích 0Chia sẻ 3Lưu bài 17 Có thể bạn thích

Từ khóa » Thư Bày Tỏ Nguyện Vọng