CPU Intel Pentium - PC XANH

CPU Intel Pentium là gì?

CPU Intel Pentium là dòng bộ vi xử lý có hiệu năng ổn định phù hợp cho các máy tính có cấu hình tầm trung. Rất nhiều dòng laptop và máy tính của các hãng sản xuất đã sử dụng bộ xử lý Pentium cho sản phẩm của mình.

Tìm hiểu về cpu intel pentium

Bộ xử lý Intel Pentium mặc dù chỉ sở hữu 2 nhân (một số dòng có 4 nhân) và xung nhịp chỉ ở mức trung bình 1.1GHz đến 3.5 GHz nhưng nó có tính tương thích tốt với các bo mạch chủ khác nhau của nhiều hãng nổi tiếng. Điểm hạn chế của dòng chíp Pentium so với các dòng Core I đời mới đó là nó không tích hợp các công nghệ siêu phân luồng hay Turbo Boost. Dẫu vậy với việc giá thành tốt nó vẫn là lựa chọn tốt với nhiều người dùng.

Các thế hệ cpu intel pentium

Bộ xử lý intel pentium pro

CPU Intel Pentium Pro (mã sản phẩm là 80521) là dòng thế hệ thứ 6 (kiến trúc x86) của Intel thường được sử dụng cho máy chủ và các máy tính để bàn. Tốc độ của nó đạt 150MHz ở giai đoạn đầu và nhanh chóng lên 1.4GHz ở dòng Pentium III "Tualatin”.

 

Bộ xử lý intel pentium 4 trở lên

Nối tiếp thành công của bộ xử lý Intel Pentium Pro, Bộ xử lý intel pentium 4 ra đời là thế hệ sau của dòng kiến trúc x86 (thế hệ thứ 7). Đây là dòng bộ xử lý có thiết kế đặc biệt hoàn toàn mới NetBurst. Đây là kiến trúc riêng biệt và kế thừa rất ít từ dòng Pentium Pro thế hệ thứ 6 trước đó.

Cho đến ngày nay, Intel pentium 4 đã có những cải tiến nổi bật về tốc độ từ tối đa 1.5GHz lên đến 2 GHz. Nó hỗ trợ socket 478 cho tốc độ Bus đạt 400 MT/s.

Tuy nhiên, ngày nay nó đã được dừng sản xuất (2006), thay vào đó là dòng Intel Core 2 mới.

Intel pentium cpu là risc hay cisc

Thực tế thì rất ít người dùng quan tâm đến vấn đề này. Intel pentium CPU là risc hay cisc?

Ở kiến trúc P6 (CPU Intel Pentium Pro), hãng Intel quyết định sử dụng lõi Risc dựa trên Cisc cũ. Các lệnh chứa trong Cisc cũ sẽ được chia thành các phần nhỏ Uops và được thực thi thông qua lõi Risc. Điều này làm giảm bớt sự phức tạp của lõi Cisc mang lại, đồng thời tăng tốc độ tối đa cho hệ thống.

Intel pentium cpu mạnh hay yếu?

Như đã phân tích ở trên, đây là dòng vi xử lý có tốc độ ổn định và hiệu năng ở mức cơ bản. Nó sẽ là ổn nếu dùng cho tác vụ văn phòng cơ bản. Ngược lại, sẽ chẳng ai muốn sử dụng con chip Intel Pentium cho nhu cầu chơi game hay thiết kế đồ họa đâu. Đơn giản bởi vì cấu hình của nó là không đủ cho những tác vụ “ngốn” phần cứng như thế.

Danh sách cpu intel pentium

Bộ xử lý Intel Pentium là một trong những dòng đời cũ của hãng. Theo thời gian nó đã trải qua rất nhiều phiên bản khác nhau. Mỗi phiên bản sẽ có một chức năng, công nghệ và cải tiến mới. Các phiên bản Pentium đời đầu là Intel Pentium I, Pentium II, Pentium III đều cho hiệu năng ổn định cùng tốc độ khá cơ bản. Nó chỉ thực sự bứt phá ở dòng Intel Pentium Extreme Edition chuyên biệt dành cho các game thủ hay các nhà thiết kế sáng tạo nội dung. Đây là dòng bộ xử lý cao cấp loại bỏ hoàn toàn mặc định rằng Intel Pentium là dòng chip có cấu hình yếu.

Hiện nay, dòng Pentium có 2 phiên bản phổ biến và được người dùng ưa chuộng nhất là Pentium Gold và Intel Pentium Sliver.

So sánh bộ xử lý intel pentium vs celeron

Dưới đây là bảng so sánh cụ thể của 2 dòng Bộ xử lý Intel Pentium và Celeron:

So sánh cpu intel pentium và core i3

So sánh một cách nhanh gọn thì Core i3 chiến thắng về mặt hiệu năng nhưng thua về mặt giá cả. Cụ thể:

CPU Pentium bị cắt giảm một số tính năng (ép xung, tản nhiệt) so với dòng CPU Core.

CPU Pentium cho tốc độ băng thông yếu hơn Core i.

CPU Pentium có bộ nhớ đệm thấp.

Các thành phần điều khiển bộ nhớ của CPU Pentium có tốc độ chậm hơn Core i.

CPU Pentium không tích hợp công nghệ Hyper-Threading, Core I thì có.

CPU Pentium tích hợp card đồ họa cơ bản và yếu hơn so với Core, ngoài ra xung nhịp cũng bị đánh giá là thấp hơn so với Core i.

Cách ép xung CPU intel pentium lõi kép

Cho dù bạn muốn nâng cấp CPU Intel Pentium b950, nâng cấp cpu intel pentium b960, nâng cấp cpu intel pentium m 750, hay nâng cấp cpu intel pentium m 725, … thì cũng cần thực hiện vài bước cơ bản như sau:

Bước 1: Kiểm tra mức độ ổn định của bộ vi xử lý Intel Pentium.

Để thực hiện bước này bạn cần sử dụng một vài phần mềm ép xung như CoreTemp, Real Temp GT, …

Bước 2: Kiểm tra nhiệt độ lõi.

Tiến hành chạy phần mềm đã cài đặt ở bước 1 và xem nhiệt độ lõi thấp nhất là bao nhiêu. Rồi tiến hành chạy check sức chịu đựng của bộ xử lý ( Vào Bios).

Bước 3: Tự động ép xung.

Bằng cách ép bo mạch chủ làm việc hết công suất.

Bước 4: Thay đổi hệ số nhân.

Thực hiện thay đổi hệ số nhân, lưu lại và thoát khỏi Bios.

Bước 5: Tìm giới hạn.

Liên tục thực hiện tăng hệ số nhân của từng số một. Làm liên tục đến khi bộ xử lý Intel Pentium bắt đầu tự điều tiết nhiệt hoặc xuất hiện hiện tượng màn hình xanh. Nếu CPU xuất hiện hiện tượng màn hình xanh trước khi đạt đến nhiệt sẽ là vô cùng lý tưởng.

Bước 6: Tăng điện áp.

Sau khi xuất hiện màn hình xanh, bạn cần làm việc với điện áp Vcore. Vào Bios và tăng điện áp từ từ cho đến khi quá trình khởi động được thành công.

Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên thì việc ép xung cũng dẫn đến khá nhiều rủi ro, bạn cần cân nhắc kỹ càng trước khi tiến hành ép xung.

Kết luận

Tổng kết ngắn gọn thì CPU Intel Pentium là một bộ xử lý khá dễ chịu khi thích hợp với nhiều bo mạch chủ khác nhau. Nhưng cấu hình của nó là không đủ cho người dùng chơi game hay thiết kế đồ họa, …

Xem thêm các dòng CPU khác tại Pcxanh để có được trải nghiệm tốt nhất!

Từ khóa » Bộ Xử Lý Pentium Là Gì