CSGTD Tháng 5 Năm 2019 - Cục Thống Kê Bắc Ninh

Biểu CSGTD tháng 4 năm 2019

I. TỔNG QUAN GIÁ CẢ HÀNG HOÁ VÀ DỊCH VỤ TIÊU DÙNG

Trong tháng, chỉ số chung của giá cả hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng (CPI) tiếp tục tăng nhẹ. CPI so với tháng trước tăng 0,05%; tăng 2,63% so với cùng kỳ năm trước; tăng 0,24% so với tháng 12 năm trước. CPI bình quân 5 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018 tăng 3,47%.

CPI tháng 5 năm 2019 tăng chủ yếu do:

(1) Giá gạo tăng do yếu tố thời vụ, cộng thêm giá trong nước cao khi lượng thu mua gạo phục vụ xuất khẩu trong tháng tăng;

(2) Giá xăng, dầu được điều chỉnh tăng vào ngày 02/5 và giảm ngày 17/5, nhưng mức điều chỉnh tăng cao hơn mức điều chỉnh giảm dẫn tới chỉ số giá nhóm nhiên liệu tăng 5,74% so với tháng trước, qua đó tác động đến tăng chung của CPI 0,33%;

Bên cạnh những yếu tố gây tăng giá đã nêu, trong tháng 5 nguyên nhân làm giảm CPI chủ yếu do giá thực phẩm giảm:

+ Giá các mặt hàng thịt gia súc tươi sống giảm, giảm nhiều ở thịt lợn do ảnh hưởng dịch tả lợn Châu Phi, mặt bằng giá ở mức thấp và vẫn giảm chậm;

+ Giá thủy hải sản, giá rau xanh, hoa quả giảm.

II. DIỄN BIẾN GIÁ CỦA MỘT SỐ NHÓM HÀNG CHÍNH CỦA CPI TRONG THÁNG 5 NĂM 2019 SO VỚI THÁNG TRƯỚC

1. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (-1,08%)

a) Lương thực (+0,85%)

Chỉ số giá lương thực tăng 0,19% do yếu tố thời vụ, cộng thêm giá trong nước cao khi lượng gạo thu gom thực hiện các hợp đồng xuất khẩu tăng: gạo các loại +0,5%, trong đó gạo tẻ thường +0,54%.

b) Thực phẩm (-0,6%)

+ Chỉ số giá thực phẩm tháng này giảm ở các mặt hàng cụ thể sau: Giá thịt gia súc tươi sống giảm 1,32%; trong đó giá thịt lợn giảm 0,79%; thịt bò giảm 0,47%; giá nội tạng giảm 7,68%; thịt chế biến giảm 1,57%; các loại đậu và hạt giảm 0,85%; rau tươi giảm 1,09% do thời tiết thuận lợi cho rau xanh tăng trưởng nhanh nên sản lượng rau tươi khá dồi dào.

+ Biến động trái chiều với giá thịt gia súc tươi sống, giá thịt gia cầm tươi sống tăng 0,81%;... đã góp phần tác động đến chỉ số giá nhóm thực phẩm giảm chậm lại.

2. Nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (+0,18%)

Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,95% do nhu cầu xây dựng tăng; giá các mặt hàng vật liệu xây dựng đều tăng nhẹ ở các nhóm xi măng, sắt thép các loại.

5. Giao thông (+2,18%)

Đây là nhóm có chỉ số tăng cao nhất trong 11 nhóm hàng chính, chỉ số giá nhóm giao thông tháng 5 tăng 5,74%, chủ yếu do tăng ở mặt hàng xăng, dầu. Giá xăng, dầu được điều chỉnh tăng 1 lần và giảm 1 lần trong tháng nhưng tính chung chỉ số xăng, dầu tăng 5,97% so với tháng trước.

6. Các nhóm hàng hoá khác

Các nhóm hàng hoá khác còn lại giá ít biến động và có xu hướng ổn định.

III. XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ VÀNG ĐÔ LA MỸ

1. Chỉ số giá vàng (-0,6%)

Giá vàng trong tỉnh biến động giảm theo giá vàng trong nước và giá vàng thế giới. Bình quân giá vàng bán ra trong tháng ở mức 3.617.000/chỉ (-22.000đ), so với tháng trước giảm 0,6%, so với cùng kỳ năm trước tăng 2,97%.

2. Chỉ số giá đô la Mỹ (+0,49%)

So với tháng trước giá đô la Mỹ tăng 0,49%, so với cùng kỳ năm trước tăng 2,45%. Giá bán USD xoay quanh với mức giá của tháng trước, bình quân đạt 23.364 đồng/USD (+113 đồng/USD)./.

Từ khóa » Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Năm 2019