CSR Là Gì? Một Vài Ví Dụ điển Hình Của CSR ở Việt Nam - Tino Group

CSR là gì? CSR đóng vai trò quan trọng như thế nào trong sự phát triển của doanh nghiệp?

CSR là gì?

CSR (corporate social responsibility) hay còn gọi là trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là thuật ngữ trong kinh doanh cũng như trong pháp luật dùng để chỉ các chủ thể kinh tế cam kết hoạt động nhưng vẫn giữ đạo đức nghề nghiệp và không trái với lương tâm làm người. Hay nói các khác, CSR là việc công ty vẫn kiếm được lợi nhuận nhưng không làm tổn thất đến các giá trị cốt lõi của xã hội, đặt chữ tâm lên trên chữ tài.

Bên cạnh lợi nhuận kinh doanh, sự thành công và bền vững của một doanh nghiệp phải gắn liền với lợi ích của xã hội. Trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp bao gồm những gì?

csr-la-gi

Tại sao doanh nghiệp cần thực hiện CSR?

Thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ giúp ích rất nhiều trong việc xây dựng hình ảnh, tên tuổi của công ty. Hơn hết, đây là một việc nên làm vì những lợi ích lâu dài, không chỉ cho bản thân mà còn cho mọi người. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phát triển trong một xã hội thịnh vượng, lành mạnh. Nếu chỉ vì những ích lợi nhất thời mà quên đi giá trị cốt lõi đằng sau, không sớm thì muộn, doanh nghiệp sẽ sớm đào thải mình ra khỏi thị trường đặc biệt là trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Gia tăng lợi thế cạnh tranh

Việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ giúp bạn xây dựng được hình ảnh một doanh nghiệp chân chính. Điều này sẽ góp phần chiến thắng trong công cuộc chinh phục trái tim của khách hàng. Trong kinh doanh, còn điều gì quan trọng hơn việc tạo được hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng?

Khi được lòng khách hàng và nhận được sự ủng hộ của đông đảo xã hội, bạn sẽ có chỗ đứng vững chắc và tiếng nói của riêng mình trên thị trường. Từ sự uy tín và danh tiếng đó, bạn có thể phát triển công ty và gia tăng lợi nhuận từ việc khai thác tối ưu các lợi thế mình đang có.

Thu hút vốn đầu tư bên ngoài

Việc liên kết làm ăn trong giới kinh doanh là điều không còn xa lạ ngày nay. Khi bạn đã tạo được danh tiếng cho công ty, bạn sẽ rất dễ nhận được các lời mời hợp tác đầu tư, hỗ trợ vốn. Vì khi bạn thực hiện trách nhiệm xã hội, bạn thể hiện được trình độ văn minh của một tổ chức khi tuân thủ các quy định cộng đồng.

csr-la-gi

Và khi công ty bạn là một doanh nghiệp chân chính, điều này sẽ mở ra rất nhiều cơ hội sau đó vì bất kỳ ai cũng muốn hợp tác lâu dài với những doanh nghiệp vừa “có tâm” lại vừa “có tầm”.

Không lo ngại về các sự cố pháp luật

Trách nhiệm xã hội là một trách nhiệm liên quan mật thiết đến với luật kinh doanh cũng như các quy chuẩn xã hội. Nếu bạn đã đảm bảo tuân thủ và chấp hành nghiêm túc đầy đủ các quy định của nhà nước về CSR, bạn sẽ không phải lo ngại về các rắc rối mà mình có thể mắc phải.

Việc không vướng vào vòng quay pháp luật sẽ giúp công ty bạn tập trung vào kinh doanh, không bị mất uy tín trong mắt khách hàng hay đối tác. Thế nên, việc chấp hành CSR sẽ giúp bạn tránh những thiệt hại không đáng có.

Các loại CSR doanh nghiệp cần thực hiện

Có rất nhiều khía cạnh của trách nhiệm xã hội để một doanh nghiệp cần đảm bảo. Tuy nhiên, bốn trong số đó là các trách nhiệm cấp thiết cũng như các vấn đề then chốt để sự phát triển bền vững đi đôi với lợi ích lâu dài của cả hai bên.

Trách nhiệm xã hội về môi trường

Đây được xem là một vấn đề muôn thuở của hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở các quy mô kinh doanh từ vừa và nhỏ đến các “ông lớn” trong ngành công nghiệp. Môi trường sống là điều kiện kiên quyết để nhân loại có thể tồn tại và phát triển. Một doanh nghiệp có thành công đến đâu nếu như không bảo vệ môi trường, dù sớm hay muộn cũng sẽ bị tước đi những đặc ân từ chính “mẹ thiên nhiên”.

csr-la-gi

Đây là một trách nhiệm dài lâu và cần nhiều nỗ lực của tất cả các doanh nghiệp. Phải cùng nhau nghiêm túc chấp hành và hợp tác để giảm thiểu những thiệt hại đến môi trường. Các sự việc CSR liên quan đến vấn đề này khi bị phát hiện đều bị người dân tẩy chay kịch liệt. Đó là hậu quả của việc không đảm bảo trách nhiệm xã hội về môi trường sống xung quanh.

Trách nhiệm xã hội về đạo đức kinh doanh

Đó là trách nhiệm về nộp thuế của doanh nghiệp. Nguồn thuế mà các doanh nghiệp đóng cho Nhà nước sẽ trở thành quỹ hỗ trợ cho các trường hợp khó khăn. Thế nên, đây là trách nhiệm xã hội bắt buộc các doanh nghiệp cần thực hiện để đảm bảo có một xã hội tốt đẹp.

Không chỉ dừng lại ở vấn đề thuế quan, đạo đức trong kinh doanh còn là chất lượng của sản phẩm, là uy tín của thương hiệu, là sức khỏe và sự hài lòng của khách hàng được đặt lên hàng đầu. Khi đó, bạn không chỉ đang thực hiện CSR mà còn đang giúp cho con người có nhiều niềm tin hơn về cuộc sống.

Trách nhiệm xã hội về vấn đề nhân công lao động

Ở cương vị là những người đứng đầu một doanh nghiệp, bạn cần đảm bảo nhân viên của mình được làm việc và phát triển trong một môi trường an toàn, chất lượng. Đó còn là sự đối đãi tử tế giữa đồng nghiệp với nhau, sự tôn trọng giữa nhân viên dành cho sếp hay sự công bằng của sếp dành cho nhân viên.

csr-la-gi

Vấn đề CSR này đặc biệt là mối quan tâm lớn của các quốc gia cường thịnh, vì họ đặt yếu tố nhân quyền làm trọng tâm của chính sách phát triển.Thế nên, đôi khi CSR không phải là một trách nhiệm to tác, lớn lao nhưng lại vô cùng ý nghĩa và đáng thực hiện.

Trách nhiệm xã hội về sự tương trợ lẫn nhau

Khi nền kinh tế lâm nguy, nếu bạn là chủ doanh nghiệp lớn, bạn cần thể hiện vai trò và vị thế của một đàn anh trong nền công nghiệp. Đó có thể là sự giúp đỡ từ hiện kim cho đến hiện vật. Không những vậy, bạn có thể đóng góp thường niên vào các quỹ phúc lợi xã hội cho các mảnh đời khó khăn. Hoặc tổ chức giao lưu học hỏi phát triển về công nghệ, kỹ năng, hay đơn giản là các kiến thức về SEO, affiliate marketing,…giữa các doanh nghiệp với nhau. Đó cũng là một trách nhiệm xã hội mà công ty nên có.

Các ví dụ về CSR ở Việt Nam

Toyota’s Go Green

Đây là một chương trình nhỏ về trách nhiệm môi trường ở Việt Nam, ví dụ điển hình là thương hiệu xe Toyota. Chiến dịch này cung cấp các kiến thức về vấn đề môi trường hiện nay nhằm gia tăng ý thức của người dân.

Bên cạnh Toyota còn có rất nhiều tên tuổi khác đi đầu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với nhiều sự kiện khác nhau như: Panasonic với “Eco ideas”, Canon với “Eco bags exchange”,…

Honda “I love Vietnam”

Đây là một ví dụ khác về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam, cụ thể là Honda với chiến dịch “I love Vietnam”. Chiến dịch này nhằm giáo dục người tham gia giao thông an toàn, đúng luật.

Vinamilk “Vươn cao Việt Nam”

Hãng sữa nổi tiếng Vinamilk cũng có những đóng góp không nhỏ trong việc thực hiện CSR. Phải kể đến những chiến dịch ý nghĩa của ông trùm trong làng sữa Việt này là: Vươn cao Việt Nam, Một triệu cây xanh,…và còn rất nhiều các sự kiện, chương trình nhỏ lẻ khác.

csr-la-gi

HSBC Việt Nam

Với chuỗi các chương trình giúp đỡ cộng đồng, ngân hàng HSBC được lòng rất nhiều khách hàng khi để lại một hình ảnh đẹp thông qua các chiến dịch xã hội như: Future First, JA More Than Money,…

Trên đây chỉ là những kiến thức cơ bản về CSR. Hy vọng bài viết này có thể giúp nâng cao ý thức của các chủ thể kinh tế trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Những câu hỏi thường gặp

Phương pháp xây dựng truyền thông CSR hiệu quả?

Bạn có thể áp dụng các bước sau để truyền thông các chiến dịch CSR:

  • Nghiên cứu và tìm hiểu về thực trạng xã hội hiện nay
  • Truyền tải những kiến thức đến người dân
  • Đảm bảo các chính sách cho nhân viên
  • Xây dựng báo cáo doanh nghiệp bền vững

Các bên nào sẽ ảnh hưởng đến CSR?

Có 3 bên liên quan chính đến CSR là: khách hàng – đối tác – cộng đồng.

CSR giúp được gì cho doanh nghiệp?

CSR có thể giúp cho doanh nghiệp đạt được những điều sau:

  • Tăng sự trung thành của nhân viên cho công ty
  • Chiếm được trái tim của khách hàng
  • Xây dựng hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng

Làm thế nào để đánh giá được CSR?

Bạn có thể thông qua các chỉ số đo lường sau khi hoàn thành một chiến dịch CSR cùng những phản hồi của khách hàng. Nếu một CSR thành công, doanh thu của bạn chắc chắn cũng sẽ tăng theo.

5/5 - (5 bình chọn)

Từ khóa » Ví Dụ Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp Vinamilk