(CT) Đi Hết AN GIANG Với Bí Kíp Check-in để Không Phí Hoài Kỳ Nghỉ Lễ
Có thể bạn quan tâm
An Giang có nhiều cảnh đẹp quá nè, được xem là một trong những điểm đến thú vị đáng đi nhất ở miền Tây mà bạn nên thử 1 lần đặt chân đến. Check in ngay thôi, đúng dịp kỳ nghỉ lễ Quốc Khánh này nào.
1. Núi Cấm (Thiên Cấm Sơn)
Hình ảnh: Đặng Tề
Núi Cấm có độ cao 705 m, chiếm chu vi 28.600m, là một ngọn núi cao nhất trong Thất Sơn và cao nhất tỉnh. Núi nằm trên địa bàn xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, cách trung tâm TP Long Xuyên khoảng 90km theo Quốc lộ 91 rẽ qua tỉnh lộ 948, và cách thị xã Châu Đốc không xa. KDL Núi Cấm bao gồm núi Cấm và Khu Lâm Viên. Khu du lịch núi cấm: Có 3 loại hình thức đễ lên núi cấm . - 1️⃣ Cáp treo: Chi phí lên xuống 150k/người . - 2️⃣ Xe ôm: Lên xuống 100k (đến Phật Lớn) và 140k (đến Điện Bồ Hong) ... Mọi người đi xe ôm nhớ lưu ý: Trước khi đi phải hỏi rõ ràng: Chi phí bao nhiêu + Địa điễm + Có bao vé cổng không? (Giá trên mình đưa ra là đả bao vé cổng), Kẻo lại bị chém đấy Kkk... Thời gian xe ôm có thễ hoạt động lên núi hình như là sáng 5h đến 7h00, tối mình không biết rõ về giờ giấc, nghe đâu chạy đến tầm 21h00 là sẽ không cho lên nữa . - 3️⃣ Trekking : Giá vé tham quan 20k/người, còn lại thì chắc không tốn tiền, khi đã trang bị đầy đủ nước nôi (Theo hướng dẫn của Tịnh Trình).2. Chùa Núi
Hình ảnh: Anh Tuan
Chùa Núi (Chùa Chưn-Num theo tiếng Khmer) được xây theo kiến trúc Khmer đặc trưng, nằm trên đồi Tà Pạ - Tri Tôn, An Giang. Từ trên ngôi chùa này bạn sẽ được ngắm toàn bộ cảnh quan thị trấn Tri Tôn, các ngọn núi như Núi Cô Tô, Núi Cấm, Núi Dài và các cánh đồng bất tận phủ 1 màu xanh tươi mát.3. Hồ Tà Pạ
Hình ảnh: Google
Đường đi: Đi từ ngã 3 Tri Tôn - Chạy hết đường Hùng Vương, - Rẽ phải sang đường Trần Hưng Đạo, - Đi qua hết Bưu Điện Tri Tôn rẽ trái, - Chạy trên đoạn đường Nguyễn Trãi đến cổng chùa Tà Pạ (Wath Pnom Tapa), - Lên dốc 1 đoạn theo đoạn đường lát đá tới ngã 3 rẽ phải (theo hướng chỉ của bức tượng), sau đó đi đến 1 khúc cua sẽ có 1 đường nhỏ dẫn ra hồ. Nếu đi đường lát đá sẽ dẫn lên chùa Ta Pạ. "Có 1 hồ nước xuất hiện ngay tại núi Chưn Num (Tà Pạ) rất trong xanh và mát lành đó chính là Hồ Tà Pạ. Nó là dấu vết còn xót lại của khu vực khai thác đất đá đã bị cấm của một vài công ty khai thác trước đây. Tà Pạ huyền ảo hơn cả huyền ảo."4. Rừng Tràm Trà Sư
Hình ảnh: Duy An
Hình ảnh: FB Hoàng Minh Thương
Rừng tràm Trà Sư nằm trên địa bàn xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Đây là khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây sông Hậu, là nơi sinh sống của nhiều loài động vật và thực vật thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam Cứ độ tháng 10 tháng 11 hàng năm, dân du lịch từ Nam ra Bắc lại rủ nhau đi ngắm rừng tràm Trà Sư yên bình và xanh mát mùa nước nổi. Với diện tích khoảng 850 ha, rừng tràm Trà Sư phủ một màu xanh mơn mởn của đám bèo tây giăng kín mặt nước. Đây sẽ là một trải nghiệm bạn không thể bỏ lỡ khi đi thuyền trên đồng nước mênh mang và say mê với vẻ đẹp mát rượi của khu rừng, lắng nghe tiếng chim chóc kêu thật gần và những bông điên điển vàng nghiêng nghiêng soi bóng.5. Tu Viện Phanxico
Hình ảnh: Quang Tran
Dòng tu Phanxico- nơi huấn luyện các linh mục và là cơ sở từ thiện, cuối thế kỷ XIX được gọi là Chủng viện đào tạo Linh mục cho giáo phận Nam Vang (sau này gọi là Tu viện Phanxico), với diện tích khuôn viên 71.000m2. Chúng tôi xin giới thiệu đôi nét về tu viện Phanxico, với một thời chẩn trị bệnh nhân phong nổi tiếng ĐBSCL. Tọa lạc tại ấp Tấn Bình (xã Tấn Mỹ, Chợ Mới) và được xây dựng theo phong cách Gothic- lối kiến trúc ra đời sau phong cách Romane.Điểm khác biệt giữa hai phong cách kiến trúc là ở mái vòm, tu viện Phanxico xây dựng theo kiểu vòm nhọn, có nhiều cửa sổ và kích thước cửa sổ cũng lớn hơn. Kết cấu tổng thể của tu viện gồm 3 dãy nhà đối xứng nhau, tạo thành hình chữ U ở giữa nhà thờ; trước nhà thờ là sân lớn, phía sau có nhà “các Chú” và nhà sinh hoạt.Tu viên Phanxico là một tu viện cổ trầm mặc với thời gian là điểm đến hấp dẫn cho du lịch tâm linh hoặc tìm về dấu xưa trên vùng đất cù lao Giêng.6. Chùa Linh Ẩn
Hình ảnh: Phạm Quang Sơn
Chùa Linh Ẩn (thị trấn Long Bình, An Phú, An Giang) với tôn tượng Phật Di Đà song diện đầu tiên tại Việt Nam. Tôn tượng Phật có độ cao 25m từ chân đài tới đỉnh, thân tượng cao 18m, ngang 6m. Theo ĐĐ.Thích Bửu Niệm, trụ trì chùa Linh Ẩn thì tượng Phật có song diện, một mặt nhìn về trước chánh điện chùa, mặt còn lại nhìn qua nước bạn Campuchia. Tượng được xây dựng do nhu cầu của nhân dân Phật tử nơi đây - mong ước có nơi để sinh hoạt lễ Phật, và mong muốn Phật tử nước bạn cũng thấy được mặt Phật. Người nào ở xa cũng có thể nhìn thấy để họ hướng Phật.7. Đường vào Chùa Hàng Còng (Chùa Kran Krok)
Hình ảnh: Đặng Du
Đường vào chùa hàng Còng (chùa Kran Krok). Con đường đẹp & lãng mạn như trong phim Hàn. Đây là nơi các nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên trong ngoài tỉnh An Giang thường xuyên ghé đến chụp ảnh cưới, săn ảnh đời thường của các nhà Sư Khmer, hoặc trẻ em đang vui chơi. Đường đi: Châu Đốc đi thẳng vào Tri Tôn. Đến ngã ba Ba Chúc thì rẽ phải, tức đường đi Ba Chúc. Chạy thẳng vào đó chừng khoảng 2-3 cây số, chùa nằm bên phải (Bên phải đường đi Ba Chúc là cánh đồng, nhìn bên phải xa xa sẽ thấy 1 cái chùa Khmer cao, cổng chùa hơi nhỏ và cũ, để ý kỹ mới thấy).8. Chùa Hang
Hình ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên
Chùa Hang nằm trên triền núi Sam là danh lam – thắng cảnh của tỉnh An Giang và là một di tích lịch sử cấp quốc gia tại Việt Nam. Nằm tách rời với cụm di tích núi Sam trên độ cao hàng trăm mét, ở một nơi thanh tịnh, chùa Hang là nơi trang nghiêm cổ kính với nhiều huyền thoại, truyền tụng từ đời này sang đời khác, tạo sức hấp dẫn với du khách. Chùa được xây dựng vào khoảng năm 1840 – 1845. Từ vẻ đẹp sẵn có của thiên nhiên, lại được con người vun đắp, chùa Hang ngày nay đã trở thành một điểm tham quan hấp dẫn đối với khách du lịch
9. Victoria Núi Sam
Hình ảnh: Victoria
Nằm trên sườn núi Sam, TP Châu Đốc, cách trung tâm tỉnh lỵ An Giang khoảng 60km về hướng Tây, Victoria Núi Sam Lodge nằm nép mình giữa cảnh vật thiên nhiên hoang sơ, bao quanh bởi một hệ thống kênh rạch và đền chùa tôn nghiêm cổ kính. Tầm nhìn tuyệt đẹp từ Victoria Núi Sam và hồ bơi trên triền núi có view cánh đồng lúa là lý do khiến bạn không nên bỏ lỡ địa điểm này khi đến Châu Đốc, An Giang.10. Búng Bình Thiên
.
Hình ảnh: Huynh Phuc Hau
Vị trí: thuộc địa phận ba xã Nhơn Hội, Quốc Thái và Khánh Bình (huyện An Phú, tỉnh An Giang). Đặc điểm: là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất miền Tây.Búng Bình Thiên là nơi tập trung sinh sống của đồng bào 4 dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer, Chăm, trong đó, cộng đồng người Chăm có nhiều nét riêng và độc đáo với nếp sống văn hóa riêng. Đến đây, du khách sẽ gặp vài Thánh đường Hồi giáo với kiến trúc đặc trưng Tây Nam Á, mái vòm tròn đầu vuốt nhọn, cửa hình chữ U ngược, cột hình khối lăng trụ có tháp bầu tròn nhiều mặt. Vào thăm làng Chăm được hình thành cách đây hơn 100 năm với những ngôi nhà sàn nằm san sát nhau, du khách dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cụ già đi lễ, những cô gái Chăm trong trang phục truyền thống, trẻ thơ vui đùa trên đường làng… Dọc làng Chăm có gần chục quán “cóc sàn” (quán như nhà sàn người Chăm thu nhỏ) khá độc đáo. Chủ quán là những người nông dân, mùa lúa đi làm đồng, mùa nước nổi dọn hàng ra bán với những món ăn mộc mạc, “siêu” rẻ nhưng rất ngon như: bún nước lèo cá lóc, bánh khọt, bánh xèo “nhụy” bông điên điển... Sẽ càng tuyệt vời hơn nếu du khách có thể tham gia tour du lịch homestay tại đây để tìm hiểu phong cách sống của người Chăm theo đạo Hồi, thưởng thức một số món ăn dân dã của đồng bào Chăm như: lẩu mắm nấu với cá rô đồng chấm với bông súng, bông điên điển, chả cá linh hay cá linh non kho với trái me non..
11. Thiền Viện Đông Lai
Hình ảnh: Duong Le Flickr
Chùa Bánh Xèo tên chữ là Thiền viện Đông Lai hay còn gọi là chùa Phật Nằm. Gọi là chùa Phật nằm vì khi tới chùa, du khách sẽ thấy một bức tượng Phật trong tư thế nhập niết bàn nằm bên phải chùa, dài 6m. Cái tên Chùa Bánh Xèo xuất phát từ khi xây chùa, khoảng năm 1999, các phật tử về chùa cúng bái rất đông. Sau đó, có một số phật tử ở Châu Đốc nảy sinh ý tưởng chiên món bánh xèo – một đặc sản của miền Tây và ở An Giang nói riêng để phục vụ những du khách tới viếng chùa. Thầy trụ trì chùa lúc đó là thầy Thích Thiện Chí, thấy bánh xèo rất ngon và dễ làm nên đã nhờ các Phật tử công quả tới chế biến món này đãi khách trong chùa. Chùa Bánh Xèo nằm dưới chân núi Cậu, thuộc khóm Xuân Phú, tt. Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên. Có dịp đi An Giang, đừng quên ghé nơi đây viếng chùa, xem cảnh đổ bánh xèo độc nhất vô nhị và thưởng thức bánh xèo miền Tây giòn rụm miễn phí nhen.
12. Chùa Huỳnh Đạo
Hình ảnh: Quang Thoại
Chùa Huỳnh Đạo tọa lạc tại phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, Việt Nam. Đây là một danh thắng và là danh lam của tỉnh. Chùa được xây dựng năm 1996, trong một khuôn viên rộng rãi. Lúc đầu, chùa chỉ có ngôi Tam bảo. Những năm tiếp theo, xây thêm gác chuông, Quan Âm các và nhiều công trình khác tạo nên một khuôn viên hoành tráng và đẹp đẽ. Chùa được xây dựng theo kiến trúc Trung Hoa.
13. Cánh đồng Hoa Dừa Cạn
Hình ảnh: Doan Dinh
Năm nay đối diện chỗ này có quán cafe võng. Bạn có thể gửi xe trong quán, xuống vườn chụp. Xong rồi lên uống nước nằm võng nghỉ. Mấy bạn nữ có thể đem theo váy, đầm để "sống ảo" cho ngầu, tới quán chị chủ quán cho mượn phòng để thay đồ. Tiền nước uống cũng không mắc, cũng không tính tiền giữ xe gì hết. Quán mới mở, sạch sẽ, chị chủ quán nhiệt tình dễ thương nên giới thiệu giùm :) Theo lời chị chủ quán, vườn hoa dừa là của em chị ấy trồng, khoảng 2,3 tuần nữa thì bụi hoa sẽ trổ lớn hơn. Chỗ này đi theo hướng từ Phà Năng Gù quẹo phải đi Phú Mỹ, chạy khoảng hơn 1km, nằm bên tay phải.14. Hồ Đá Cô Tô
Hình ảnh: Đạt Panadol
Ngoài hồ Tà Pạ, Tri Tôn vẫn còn một hồ đá ở xã Cô Tô ít người biết đến (sau lưng xã đội) Đường đi: Theo con đường Trần Hưng Đạo chạy về hướng rẽ đi Ba Thê sẽ bắt gặp 1 ngã tư nhỏ với ngôi chùa Khmer phía trước. - Rẽ phải theo con đường nhỏ bên hong chùa. - Đi 1 đoạn ngắn sẽ thấy một con đường mòn nhỏ (đường màu đỏ trên ảnh). - Chạy vào lối đường mòn nhỏ sẽ đến khu vực hồ. Đường đi hơi gập ghềnh và bụi bậm do gần khu khai thác đá. Lâu lâu nghe tiếng nổ đá của nhà máy gần đó.15. Hồ Latina
Hình ảnh: Đạt
Địa chỉ: dưới chân Núi Cấm, giáp ranh Tịnh Biên - Tri Tôn, An Giang - Chạy từ đường tỉnh lộ 948 vào hồ đá Latina. Từ hướng Nhà Bàng - Tịnh Biên đi Tri Tôn, đi qua Núi Cấm tới An Hảo, chạy chút tới quán Cafe Hương Sen, quẹo vào đường mòn là tới. - Copy và paste tọa độ này vào bản đồ Google Map cho dễ tìm: 7P26FX5X+MR.16. KDL Hồ Ông Thoại
.
Hình ảnh: Khanh Mù
Hồ Ông Thoại, còn có tên Hồ Thoại Sơn, là hồ nhân tạo lớn nhất miền Tây Nam Bộ, Việt Nam, được hình thành do quá trình dài khai thác đá. Hồ ở tại thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 26 km. Tên hồ được đặt ra nhằm tưởng nhớ công lao khai phá vùng đất An Giang và đào kênh Thoại Hà của Thoại Ngọc Hầu.
Hồ Ông Thoại rộng và khá yên tĩnh, gồm có 3 hồ, thông nhau bởi các đường hầm xuyên núi. Du khách đến thăm hồ có thể bơi thuyền thưởng ngoạn cảnh đẹp của núi cao, hang sâu, hồ nước xanh thẳm với những đàn cá bơi lượn. Bên hồ có tượng đài Thoại Ngọc Hầu cao hơn 10 m, và tấm bia Thoại Sơn khắc bản dịch tiếng Việt.17. Hồ Ô Tà Sóc
Hình ảnh: Phong Trần Thuần
Hồ Ô Tà Sóc - hồ nước tại xã Lương Phi - Tri Tôn, nằm ngay dưới chân Núi Dài và khu di tích lịch sử Ô Tà Sóc. Đường đi: Đi theo tỉnh lộ 955B tới xã Lương Phi - Tri Tôn, nhìn bên phải sẽ thấy cổng chào khu căn cứ Ô Tà Sóc. Vào cổng đi tầm 1km là tới hồ. Qua cổng tầm 200m sẽ có quán bán thốt nốt sữa rất ngon. Từ cổng chào vào tới hồ, 2 bên đường là những cánh "rừng" tầm vông chạy dài rất đẹp. Đi thẳng lên hang Trời Gầm còn có suối chảy mạnh vào mùa mưa.18. Hồ Ô Thum
Hình ảnh: Minh Cơ Ker
Hồ Ô Thum thuộc xã Ô Lâm (qua khỏi đồi Tức Dụp xíu) Đường đi: - Từ đoạn cổng chùa lên hồ Tà Pạ đi vào Khu du lịch Tức Dụp. - Qua khỏi khu du lịch Tức Dụp khoảng 500m có ngã 3 quẹo trái vào hồ Ô Thum. Đi khoảng 2km nữa tới cuối đường là gặp hồ.19. Hồ Soài Check
Hình ảnh: Thanh Di
Một hồ trữ nước ở Tri Tôn, thuộc xã Núi Tô, gần núi Tô, chụp ảnh buổi chiều rất đẹp. Hồ Soài Chek gần Hồ Ô Thum nhưng cách nhau cái núi Tô. Đi vào hồ bằng con đường mới dưới chân đồi Tà Pạ. - Vừa ra cổng chùa Tà Pạ, chạy qua các quán cafe ven đường sẽ thấy một con đường đất cát nhỏ nằm bên phía tay phải. - Chạy trên con đường này 1 đoạn ngắn sẽ thấy 1 con đường nhựa bên phía tay phải. - Chạy hết con đường nhựa này sẽ đến Hồ Soài Chek. Đường rộng rãi dễ đi, một bên là sườn đồi Tà Pạ, một bên là đồng lúa dưới chân núi Cô Tô.20. Hồ Soài So
Hình ảnh: Nguyen Chau
Đường đi: Theo con đường Trần Hưng Đạo, chạy qua UBND xã Tri Tôn 1 đoạn sẽ gặp cổng chào KDL Suối vàng Soài So. Chạy vào KDL sẽ đến được Hồ Soài So. Ngoài hồ ra có thể lên núi Cô Tô từ hướng này. Suối Vàng là tên dân gian thường gọi nơi đây, nhưng không có suối đâu nhé! Suối vàng thật ra là 1 hồ nằm dưới chân núi Tô. Trên google maps các bạn nên tìm kiếm hồ với tên Hồ Soài So.21. Miễu Bà Chúa Xứ Núi Sam
Hình ảnh: Sơn Bình Phạm
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam tọa lạc nơi chân núi Sam, trước thuộc xã Vĩnh Tế, nay thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, Việt Nam. Đây là một di tích (lịch sử, kiến trúc và tâm linh) quan trọng của tỉnh và của khu vực
22. Núi Két
Hình ảnh: Lục Tốn
Núi Két có hình khối tròn, cao 225m, dài và rộng hơn 1.100m. Núi ở phía đông thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 70 km về hướng tây theo Quốc lộ 91 rồi rẽ qua tỉnh lộ 948. Được gọi là Núi Két vì ở độ cao khoảng một trăm mét, tính từ chân núi, bên vách phía tây gần trên đỉnh có một tảng đá khổng lồ nằm nhô ra, theo sự mường tượng của nhiều người, nó gần giống mỏ chim Két (tức chim anh vũ). Đường lên đỉnh núi Két dài khoảng 600 mét, được xây bậc thang và đều có hành lang an toàn. Đi dần lên núi có các địa điểm đáng tham quan như: Sân Tiên, Giếng Tiên, điện Chư Thần, Điện Phật Thầy, Điện Phật Mẫu, Điện Ngọc Hoàng, Điện Huỳnh Long, Điện Ba Cô, Điện U Minh, Điện Chư Vị Năm Non Bảy Núi và tiêu biểu nhất là "mỏ ông Két" cùng với nhiều truyền thuyết dân gian...23. Đồi Tức Dụp
Hình ảnh: ĐHAG
Tức Dụp là tên một ngọn đồi của núi Tô, nằm trong dãy Thất Sơn, thuộc xã An Tức, huyện Tri Tôn. Người dân tộc Khmer gọi là Tức Chúp, nghĩa là ngọn đồi có nước chảy về đêm. Tức Dụp có độ cao 300m, chu vi quanh chân núi 2.000m, so với các núi của Thất Sơn như núi Dài, núi Cấm thì Tức Dụp tuy nhỏ nhưng có nhiều hang sâu, động lớn (dân địa phương gọi là lò ảng) được ăn thông nói liền với nhau bằng nhiều ngõ ngách chằng chịt, tạo nên địa thế hiểm trở. Hiện nay, nơi đây trởi thành khu di tích trọng điểm của tỉnh, đường lên đồi đã được xây dựng bằng nhiều bậc thang hai chiều đến các hang động, một số địa điểm đã được lát bằng các sạp ván và hệ thống điện liên hoàn tạo điều kiện cho khách tham quan.24. Dồ Hội Núi Tô
Hình ảnh: Đạt
+ Có 2 hình thức để lên Dồ Hội: Xe ôm 40k/người lượt lên, 30k/người lượt xuống và Trekking. Nếu Trekking thì hoàn toàn Free nhé. Nhưng khi lên hãy đi Xe Ôm để được thử cảm giác mạnh với những đoạn cua ngoằn ngoèo và những đọan dốc thẳng đứng.
+ Nếu cắm trại hoặc ngủ trọ trên Dồ Hội thì đó là một quyết định sáng suốt. Có thể ngắm bình minh với view rất đẹp và săn mây từ mỏm đá nhô ra (săn mây thì cũng hên xui, may mắn thì sẽ có). Ngoài dồ hội còn có những nơi trên đường Trek như: Sân tiên và những dây Thanh Long trên đá, tiện thể trên đường trek nếu gặp cây Sung thì hỏi xin người dân vài trái ăn và cảm nhận cái vị chua và vị chát hoà nguyện với nhau nhé... Thời gian Trek xuống mất tầm 45 phút, vừa đi vừa chơi!
Lưu ý: Trong ảnh là Dồ Hội Nhỏ. Dồ Hội nhỏ chụp ảnh đẹp hơn. Từ Dồ Hội lớn đi ngược ra, bên tay trái sẽ có đường nhỏ đi xuống Dồ Hội nhỏ.
25. Tảng đá Đầu Voi
Hình ảnh: Huỳnh Hùng
Một địa điểm check in, chụp ảnh sống ảo rất đẹp. Xem video hướng dẫn đường đi đến đây, đi từ hồ Soài Chek: https://youtu.be/ruBB8LhmVHU
26. Rừng Tầm Vông
Hình ảnh: Như Quỳnh
"Rừng" tầm vông (Ô Tà Sóc - xã Lương Phi, Tri Tôn, An Giang) Từ cổng căn cứ Ô Tà Sóc (Tỉnh lộ 955B) đi đến hồ Ô Tà Sóc, khoảng trên 1km, hai bên đường là những cánh "rừng" tầm vông chạy liên tiếp tạo cảnh quan rất ngoạn mục. Hao hao giống cảnh trong phim "Thập diện mai phục". Đến Ô Tà Sóc, ngoài việc check in với hồ Ô Tà Sóc, rừng tầm vông, tắm suối vào mùa mưa... bạn còn có thể thưởng thức món thốt nốt sữa rất ngon tại quán Thu Thủy (vừa qua cổng chào khoảng 200m).
27. Đập Thanh Long
Hình ảnh: Wendy Quyên
Khi lên núi Cấm bằng cáp treo, chắn chắn bạn sẽ thấy đập Thanh Long, nhưng rất nhiều bạn không biết đi đường nào để đến chỗ này để chụp ảnh.
Hướng dẫn: - Đi đường bộ lên gần tới khu vực hồ Thủy Liêm, chùa Phật Lớn... chắc chắn sẽ thấy đập Thanh Long. - Nếu đi bằng cáp treo hoặc xe lữ hành, thì lên tới khu vực hồ Thủy Liêm trên núi Cấm, bạn đi ngược xuống lại đường lớn dành cho xe lữ hành khoảng 3km, sẽ thấy đường bộ xuống núi, qua chỗ ban trị sự PGHH một chút sẽ thấy đập Thanh Long bên tay phải. Nếu ngại đi bộ thì có thể thuê xe ôm chở tới đây.
28. Chùa Phước Thành
Hình ảnh: Toán Dạy Thầy Ca
Ở đây đặc biệt có tượng Phật Tổ Di Đà cao 39m cùng với tượng 48 vị thánh chúng Bồ Tát. Bao bọc chung quanh là các vọng tháp uốn lượn, nối tiếp nhau với kiến trúc bắt mắt và độc đáo. Tuy khuôn viên chùa nhỏ, cảm giác hơi chật chội, nhưng có khá nhiều góc đẹp để chụp ảnh. Đường đi: - Từ Long Xuyên qua phà An Hòa thì cứ chạy thẳng tới ngã 3 Kinh Cựu Hội, quẹo trái gặp bến đò Phủ Thờ. Qua đò các bạn hỏi chùa đạo Chim (Chùa Phước Thành) thì ai cũng biết. - Hoặc có thể qua cầu Mỹ Luông - Tấn Mỹ, quẹo phải chạy thẳng tầm 5km sẽ thấy chùa Phước Thành nằm bên tay trái.29. Suối - Hồ Otuksa
Hình ảnh: Đào Lâm
Hình ảnh: Hậu Jr Công
Thác Ôtuksa trên Thiên Cấm Sơn - chảy xuống hồ Ôtuksa (Tịnh Biên). Thác có khung cảnh tuyệt đẹp (giống Hoa Quả Sơn), gần như hoang sơ chưa có dấu chân người. Video Clip: https://youtu.be/01QOhvV7y0s
Hình ảnh: Ngọc Phan
Hồ Ôtưksa thuộc khu quản lý của quân đội, trường bắn Chi Lăng. Đây là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất An Giang, sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời nằm dưới chân núi Cấm.
Tổng hợp từ Fanpage Lang Thang An Giang Mê Bánh Mì biên tập
Từ khóa » Cổng Chào ô Tà Sóc
-
Lang Thang An Giang - Hồ Ô Tà Sóc - Hồ Nước Tại Xã Lương Phi
-
Chính Trị - Tự Hào Căn Cứ Cách Mạng Ô Tà Sóc Quê Tôi
-
Review Tham Quan Ô Tà Sóc Tri Tôn An Giang Ở Đâu Đường đi ...
-
Con đường Tầm Vong Ô Tà Sóc đẹp Như Tranh - Du Lịch Miền Tây
-
Ô Tà Sóc - Căn Cứ Tỉnh ủy An Giang Tại Núi Dài, Xã Lương Phi ...
-
Đất Nền Khu Du Lịch Hồ Ô Tà Sóc, Tt Tri Tôn - 1homez
-
'Sống Ảo' Với Con Đường Tầm Vông Ô Tà Sóc Đẹp Tựa Tranh Ở An ...
-
Trải Nghiệm Tri Tôn - Báo An Giang Online
-
Đua Nhau Xây Cổng Chào ở An Giang - Báo Giao Thông
-
Trải Nghiệm Tri Tôn - Hiệp Hội Doanh Nghiệp Tỉnh An Giang
-
#thotlot Hashtag On Instagram • Photos And Videos
-
Cần Nhượng Lại Mặt Bằng Khu Du Lịch Hồ Ô Tà Sóc - SoSanhNha
-
Nhà đất Bán Lương Phi - Huyện Tri Tôn