Ô Tà Sóc - Căn Cứ Tỉnh ủy An Giang Tại Núi Dài, Xã Lương Phi ...

Top Banner
  • Trang chủ
  • AG-24h
  • Làm theo gương Bác
  • Sinh hoạt tư tưởng
  • Bảo vệ nền tảng tư tưởng
  • Thực tiễn-Kinh nghiệm
  • Nhịp cầu TG
  • Cuộc thi sáng tác...
Chào mừng quý vị đến với Trang Thông tin điện tử Tuyên giáo An Giang!
  • Thời sự tổng hợp
    • Trong tỉnh
    • Trong nước
    • Quốc tế
  • Xây dựng Đảng
    • Tổ chức
    • Kiểm tra
    • Dân vận - Mặt trận
    • Nội chính
    • Văn phòng cấp ủy
  • Tuyên truyền
    • An Giang 190 năm
    • Thi đua yêu nước
    • Ngày thành lập Đảng 3/2
    • Giải phóng miền Nam 30/4
    • Sinh nhật Bác Hồ 19/5
    • Sinh nhật Bác Tôn 20/8
    • Định hướng tuyên truyền
    • Đề cương tuyên truyền
    • Tư liệu báo cáo viên
    • Trao đổi nghiệp vụ
    • Phòng, chống dịch virus Corona
    • Phòng, chống dịch tả heo Châu Phi
  • Dư luận xã hội
    • Tình hình dư luận quan tâm
    • Điều tra xã hội học
    • Trao đổi nghiệp vụ
    • Phản hồi dư luận
  • Lý luận chính trị
    • Nghiên cứu nghị quyết
    • Nghiên cứu lý luận chính trị
  • Khoa giáo
    • Hoạt động khoa giáo
    • Bảo vệ môi trường
    • Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
  • Văn hóa Văn nghệ
    • Đất và người An Giang
    • Hoạt động Văn hóa - Văn nghệ
    • Giới thiệu tác giả, tác phẩm
  • Lịch sử Đảng
    • Công tác lịch sử
    • Nhân vật sự kiện
    • Giới thiệu các ấn phẩm lịch sử
  • Đại hội XIII của Đảng
  • Đại hội XI Đảng bộ tỉnh
  • Bầu cử đại biểu QH&HĐND
  • Nông thôn mới
  • Người Việt dùng hàng Việt
  • Biển và Hải đảo Việt Nam
  • Văn bản Tuyên giáo
    • Văn bản mới
    • Tài liệu nghiệp vụ
  • Tư liệu - Văn kiện
    • Trung ương
    • Tỉnh ủy
  • Tiến tới đại hội đảng
Văn bản chỉ đạo
  • Đề cương tuyên truyền Lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024) và tưởng niệm 198 năm Ngày mất bà Châu Thị Tế (1826 - 2024)
  • Đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024)
  • Tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng
  • Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng
  • Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã 02/12/1964

Truy cập hiện tại

Đang có 141 khách và không thành viên đang online

--- Liên Kết Website--- An Giang ngày mới Dòng An Giang Đảng bộ tỉnh An Giang Hệ thống thư điện tử AG Văn phòng điện tử
Công tác Lịch sử Đảng

Ô Tà Sóc - Căn cứ Tỉnh ủy An Giang tại Núi Dài, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn

Được đăng: Thứ tư, 24 Tháng 7 2019 04:12 Lượt xem: 4941 (TGAG)- Ô Tà Sóc nằm trên điểm cao của núi Dài, một ngọn núi trong vùng Bảy Núi, thuộc xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang (Ô Tà Sóc dịch nghĩa theo tiếng Khmer là Suối Ông Sóc). Ô Tà Sóc là một quần thể thiên nhiên với dòng suối quanh năm nước chảy, nhiều hang động được thiên nhiên tạo ra bằng những tảng đá hàng chục, hàng trăm tấn chồng chất lên nhau, có các gộp đá, các hốc đá dọc theo bờ suối, xen kẻ là nhiều loại cây rừng hoang dại mọc lên từ chân đá. Toàn cảnh rừng cây và núi đá là địa hình phức tạp.Ô Tà Sóc là căn cứ vững chắc của cách mạng, nơi Tỉnh ủy An Giang  và các cơ quan trọng yếu trú đóng từ cuối năm 1962. Tại đây, Tỉnh ủy xây dựng thành một tuyến phòng thủ đủ sức mạnh bằng những hàng rào bãi chông, trái nổ, cùng lòng can đảm của cán bộ, chiến sĩ dựa vào địa hình hiểm trở của rừng núi để bám trụ chiến đấu và chỉ đạo phong trào cách mạng trong toàn tỉnh.Đường vào Ô Tà SócNăm 1962, ngụy quyền An Giang tiến hành xây dựng ấp chiến lược với tham vọng sẽ đưa 800.000 dân vào trong 478 ấp chiến lược và 20 khu trù mật. Đó là kế hoạch “tát nước bắt cá” của địch mong tiêu diệt hết “cộng sản”. Để thực hiện kế hoạch, chúng tổ chức hàng trăm cuộc hành quân đàn áp, bắt bớ, bắn giết bất kể ngày đêm, song song dùng máy bay oanh kích, ném bom, bắn pháo, và căn cứ Ô Tà Sóc là nơi Mỹ thử nghiệm các loại vũ khí mới.Từ căn cứ này, Tỉnh ủy An giang chỉ đạo, tổ chức quần chúng nhân dân đấu tranh phá ấp chiến lược, đòi chồng, đòi con bị bắt lính…, chỉ đạo các đơn vị địa phương quân trong toàn tỉnh đồng loạt tích cực tấn công tiêu hao, tiêu diệt địch nhằm căng kéo địch, không cho chúng tập trung đàn áp nhân dân.Từ ngày 23/12/1962 đến cuối tháng 1/1963, Mỹ- ngụy tập trung hàng ngàn quân gồm bộ binh, lính nhảy dù, có máy bay, pháo, xe tăng yểm trợ, mở cuộc càn quét đánh vào căn cứ Tỉnh ủy ở núi Dài Lớn và đồng tràm. Địch cho xe tăng triển khai ở cánh đồng Lương Phi, Ba Chúc và kinh Lương An Trà nhằm chia cắt núi Dài Lớn với đồng tràm, cho máy bay ném bom và pháo bắn cấp tập vào các đường mòn lên núi để dọn đường cho bộ binh đánh lên và quân nhảy dù chiếm các cao điểm.Trước tình hình khẩn cấp đó, đội bảo vệ căn cứ Tỉnh ủy kết hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang tỉnh và lực lượng vũ trang huyện lợi dụng địa hình, địa vật thuận lợi của rừng núi phát huy lối đánh du kích truyền thống. Các chiến sĩ đã dũng cảm, mưu trí chặn đánh, giành với địch từng hốc đá, từng điểm cao và bẻ gãy hầu hết các đợt tiến công từ chân núi lên, cũng như đánh chặn hiệu qủa bọn nhảy dù chiếm các cao điểm. Ban ngày, quân ta chặn đánh địch đi càn, ban đêm ta tập kích quấy rối, không cho địch yên thân, lấy lợi thế quân ta được thiên nhiên và nhân dân che chở tấn công bọn địch co cụm, trơ trọi, bị nhân dân căm thù. Kết qủa là ta đã làm tiêu hao, tiêu diệt hàng trăm tên địch, đảm bảo an toàn cho cơ quan Tỉnh ủy. Để bảo toàn lực lượng, cơ quan Tỉnh ủy tạm thời chuyển qua núi Cấm, rồi xuống rừng Tràm Vĩnh Gia, đến tháng 7 năm 1963 trở lại Ô Tà Sóc.Càng ngày địch càng leo thang chiến tranh, tập trung lực lượng đánh lớn nhằm tiêu diệt căn cứ Tỉnh ủy và các vùng giải phóng của cách mạng. Lực lượng ta dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đã tổ chức nhiều trận đánh bất ngờ gây thiệt hại nặng cho địch như trận vào đầu năm 1963, tại căn cứ Ô Tà Sóc đánh địch làm chết và bị thương 12 tên (diệt 1 đại úy, 1 trung úy và 1 số cố vấn bị thương), bắn hỏng 1 xe M.113, thu nhiều vũ khí, tấn công 1 địa điểm đóng quân của địch ở Ba Chúc, Lương Phi diệt 2 đại đội. Tháng 8 năm 1963, tấn công ấp chiến lược Lương An Trà đánh tan tác đại đội 360 biệt động quân, bọn thanh niên chiến đấu và đại đội 816 bảo an… Với khí thế tấn công mạnh mẽ và chiến thắng vang dội của lực lượng cách mạng từ căn cứ Tỉnh ủy Ô Tà Sóc, Mỹ- ngụy phải nhận sự tổn thất nặng nề. Căn cứ cách mạng phát triển ra các xã Lương Phi, Lê Trì, An Tức, Ô Lâm, Cô Tô, Ba Chúc, Thới Sơn…Đầu năm 1965, ngụy quyền tiến hành chiến tranh cục bộ trên chiến trường An Giang. Chúng tập trung sức mạnh quân sự liên tục mở trên 396 các cuộc hành quân lớn nhỏ càn quét vào căn cứ ta ở núi Dài Lớn, núi Tô, núi Cấm… Cụ thể ngày 26/3/1965, trung đoàn 15 chủ lực, bảo an tiểu khu Châu Đốc, có xe tăng, máy bay B.52 yểm trợ mở cuộc hành quân qui mô hơn 10 ngày đêm đánh vào cơ quan đầu não ta ở núi Dài Lớn, núi Cấm. Thường trực Tỉnh ủy phải rút về đồng tràm, Gộc Xây (Hà Tiên). Đến mùa nước, Tỉnh ủy lại chuyển về Ô Tà Sóc.Mùa Khô 1966, khi phát hiện D.267 của Quân khu 8 trực tiếp tham gia vào việc bảo vệ tuyến hành lang biên giới để vận chuyển vũ khí, các phương tiện chiến tranh của Trung ương chi viện qua đường Campuchia về Khu 8 và tham gia đánh địch trên địa bàn biên giới, địch mở cuộc hành quân cấp sư đoàn gồm nhiều binh chủng, có phương tiện hiện đại yểm trợ đánh dài ngày vào núi Dài, núi Cấm, núi Tô. Các cơ quan Tỉnh ủy kịp thời phân tán, né tránh qua lại núi Dài, núi Cấm, núi Tô, tổ chức đánh du kích. Sau cùng địch cũng phải rút, Tỉnh ủy về lại Ô Tà Sóc. Trong năm 1967, địch nhiều lần đưa lực lượng chủ lực, biệt động quân, bảo an, biệt kích Mỹ từ tiểu khu An Giang, Châu Đốc tấn công, kết hợp bắn pháo, máy bay B.52 rải thảm vào Ô Tà Sóc. Tỉnh ủy và các cơ quan bố trí nhiều trận địa chông mìn, lựu đạn gài, gây chướng ngại cho địch và tạo thành bãi chết. Đội bảo vệ chia thành từng tổ bám dựa vào hốc đá, triền dốc đánh chặn địch. Hơn một tháng chiến đấu, địch không thể tiến gần được căn cứ dù chốt chiến đấu của ta cách điểm địch đóng không qúa 100 mét. Bởi cuộc chiến đấu diễn ra ở đây rất khốc liệt nên các chiến sĩ ta ở căn cứ thường gọi chệch tên Ô Tà Sóc thành “Ô Tàn Khốc”. Tuy căn cứ được bảo vệ an toàn, nhưng trận chiến kéo dài, ta không đủ lương thực, đạn dược nên cuối năm 1967, Tỉnh ủy dời về đóng căn cứ ở núi Tô- Tức Dụp  cho đến ngày giải phóng. Dù Tỉnh ủy không còn đóng căn cứ ở Ô Tà Sóc, nhưng nơi đây năm 1969 là điểm dừng chân và hợp đồng chiến đấu của trung đoàn chủ lực Trung ương từ miền Đông chi viện vào các tỉnh miền Tây Nam bộ. Từ năm 1972-1975, Tỉnh ủy Châu Hà và Long Châu Hà cũng  lấy Ô Tà Sóc- núi Dài làm căn cứ.Trong kháng chiến chống Mỹ, với vị trí chiến lược, Ô Tà Sóc là căn cứ của Tỉnh ủy An Giang, Châu Hà và Long Châu Hà, các cơ quan đầu não lãnh đạo cách mạng, đã góp phần cùng cả nước anh dũng chiến đấu, chiến thắng kẻ thù hùng mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Với những chiến công trên và để ghi dấu tích lịch sử cho thế hệ hôm nay và mai sau tự hào, học tập, ngày 28 tháng 12 năm 2001, Bộ Văn hóa- Thông tin ra Quyết định số 52/2001/QĐ.BVHTT công nhận căn cứ Ô Tà Sóc là di tích lịch sử cấp quốc gia./. Thành Nhân
Các tin khác
  • Phú Tân tổ chức Hội thi tìm hiểu truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam
  • Hội thi tìm hiểu pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2024
  • Phú Tân: Công bố Lịch sử Đảng bộ xã Phú Hưng, giai đoạn 1975-2020
  • Thoại Sơn: Tọa đàm, chỉnh lý, bổ sung lịch sử Đảng bộ xã Định Mỹ, giai đoạn 1949 - 2020
  • Công bố sách lịch sử Đảng bộ phường Mỹ Xuyên, giai đoạn (1984 - 2024) và kỷ niệm 40 năm thành lập phường
  • Tri Tôn: Hội thảo khoa học lịch sử Đảng bộ xã Tà Đảnh
  • Khai giảng lớp bồi dưỡng chuyên đề Lịch sử Đảng - Đảng ta thật là vĩ đại khóa I năm 2024
Tiến tới đại hội đảng
Tin mới
  • Chủ tịch UBND thị xã Tịnh Biên rà soát công tác tổ chức “Hội chợ sản phẩm OCOP - Đặc sản vùng miền Tịnh năm 2024
  • An Giang vận động tiếp nhận trên 400 đơn vị máu phục vụ cứu người trong tháng 11/2024
  • Tịnh Biên: Tổng kết công tác quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
  • Khánh thành cầu nông thôn Kim Bằng tại xã Tân Lập, thị xã Tịnh Biên
  • Hải quân Việt Nam - Thái Lan tuần tra chung lần thứ 50
  • Bí thư Huyện ủy An Phú làm việc về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và công tác triển khai đại hội đảng các cấp
  • Hội Nông dân tỉnh: Ra mắt Chi hội nông dân nghề nghiệp “Sản xuất lúa chất lượng cao”
  • Trao tặng 200 thẻ bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số xã Khánh Bình, huyện An Phú
Bài mới
  • Phú Tân tổ chức Hội thi tìm hiểu truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam
  • Ngành Nông nghiệp phát huy vai trò bệ đỡ nền kinh tế
  • Châu Thành thi đua “Dân vận khéo”
  • Long Xuyên: Phường Mỹ Long quan tâm xây dựng khu dân cư đoàn kết
  • Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Phú Tân chăm lo đời sống nhân dân
  • Hơn 200 nhà khoa học, chuyên gia cùng thảo luận về phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu
Xem nhiều
  • Học tập theo gương Bác bằng những việc làm thiết thực
  • Năm 2018 xã Tân Lợi (huyện Tịnh Biên) đạt xã Nông thôn mới
  • Liên chi hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam khu vực đồng bằng sông Cửu Long triển khai hoạt động năm 2019
  • Tài liệu thông tin nội bộ về kết quả tháng Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc
  • Mỹ Phú tổ chức hội thi kể chuyện tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh năm 2016
  • An Giang dự Hội nghị Báo cáo viên Trung ương tháng 11/2023
  • Bộ đội Biên phòng An Giang giúp dân khắc phục hậu quả giông lốc
  • Thoại Sơn: Trao 30 phần quà của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho các gia đình chính sách
Giải phóng miền Nam Số lần xem các bài viết 40054408
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TUYÊN GIÁO AN GIANGCơ quan chủ quản: Tỉnh ủy An Giang. Giấy phép số 01/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 21-01-2015. Chịu trách nhiệm: Trần Thị Thanh Hương, UVBTV-Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Địa chỉ: 06 Nguyễn Đăng Sơn, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.Điện thoại: (0296) 3955367 Fax: (0296) 3955160  DĐ: 0944932289Email BBT: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.Ghi rõ nguồn tuyengiaoangiang.vn khi sử dụng thông tin tại website này.

Từ khóa » Cổng Chào ô Tà Sóc