[CTST] Trắc Nghiệm Ngữ Văn 6 Bài 7: Những Cánh Buồm

Câu 1: Bài thơ Những cánh buồm được viết theo thể thơ nào?

  • A. Tự do
  • B. Lục bát
  • C. 5 chữ
  • D. 4 chữ

Câu 2: Bài thơ được viết bằng thể thơ nào?

  • A. Thể thơ lục bát
  • B. Thể thơ tự do
  • C. Thể thơ năm chữ

Câu 3: Mong ước của con gợi cho cha nhớ đến điều gì?

  • A. Ước mơ của con đã gợi cha nhớ về thời chiến tranh
  • B. Ước mơ của con đã gợi cha nhớ về những chuyến lênh đênh trên biển
  • C. Ước mơ của con đã gợi cha nhớ về quá khứ khó khăn
  • D. Ước mơ của con đã gợi cha nhớ về ước mơ của mình thuở bé

Câu 4: Dấu ngoặc kép trong chuỗi câu sau có tác dụng gì?

Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:

“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,

Sẽ có cây, có cửa, có nhà,

Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến.”

  • A. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
  • B. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.
  • C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

Câu 5: Qua cuộc trò chuyện của hai cha con, ta thấy được điều gì?

  • A. Thấy tình cảm cũng như khát vọng của hai cha con.
  • B. Thấy tình yêu thương gia đình và thiên nhiên của hai cha con.
  • C. Thấy được ước vọng muốn đi thuyền của người con.
  • D. Thấy được ước vọng mong con trưởng thành của người cha.

Câu 6: Từ chảy trong câu Ánh nắng chảy đầy vai được hiểu theo nghĩa nào?

  • A. Nghĩa chuyển
  • B. Nghĩa gốc

Câu 7; Nghệ thuật nào được sử dụng trong câu Ánh nắng chảy đầy vai?

  • A. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
  • B. So sánh
  • C. Hoán dụ
  • D. Liệt kê

Câu 8: Dấu hai chấm trong chuỗi câu sau có tác dụng gì?

Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ:

“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, để con đi…”

  • A. Báo hiệu một sự liệt kê.
  • B. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận trước.
  • C. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

Câu 9: Em hãy sắp xếp lại các câu theo trình tự hợp lí để thể hiện nội dung của bài thơ:

(1) Đứng trước biển, con thấy những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi, con muốn có một cánh buồm trắng, sẽ đi thật xa để khám phá nơi chân trời tít tắp.

(2) Đó cũng chính là mơ ước thuở bé của người cha.

(3) Bài thơ viết về mơ ước của cha và con.

  • A. (3) – (2) – (1)
  • B. (3) – (1) – (2)
  • C. (1) – (2) – (3)
  • D. (2) – (1) – (3)

Câu 10: Khung cảnh thiên nhiên và con người được khắc họa qua những hình ảnh nào? Em hãy sắp xếp các câu theo thứ tự thích hợp nhất để thể hiện nội dung đó?

(1) Khung cảnh thiên nhiên và con người trên bãi biển trong buổi bình minh được khắc họa thật đẹp, thật ấn tượng.

(2) Không gian khoáng đãng, rực rỡ, long lanh, màu hạnh phúc như mở ra, mời gọi con người.

(3) Người cha bỗng trở nên già dặn hơn, tuổi đời như trải dài trong ước mơ vô tận với biển khơi, kéo dài ra với cái bóng lênh khênh đổ nghiêng trên bãi cát.

(4) Hai cha con sánh bước bên nhau trên bãi cát.

(5) Người con bé bỏng nhưng tràn đầy một năng lượng của tương lai mới ở phía trước.

(6) Hình ảnh đối sánh đẹp đẽ, đáng yêu, vừa khắc họa được sự khác biệt của hai thế hệ cha – con, vừa khẳng định được cả hai đang cùng hướng về một ước muốn chung, cùng tồn tại song song trong tiếng gọi của đại dương buổi sớm mai.

(7) Bóng dáng hai cha con nổi bật trên nền thiên nhiên biển cả, kì diệu thay sự nhỏ bé của con người lại lấn lướt cả khung cảnh thiên nhiên bao la sóng nước.

  • A. (2) – (1) – (4) – (3) – (5) – (6) – (7)
  • B. (1) – (4) – (2) – (7) – (6) – (5) – (3)
  • C. (1) – (2) – (4) – (7) – (6) – (5) – (3)
  • D. (1) – (2) – (4) – (7) – (3) – (5) – (6)

Câu 11: Những câu thơ nào cho thấy suy nghĩ, mong ước của con?

  • A. “Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời,/ Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
  • B. “Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, Để con đi...”
  • C. “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,/ Sẽ có cây, có cửa, có nhà”

Câu 12: Hãy sắp xếp các câu theo thứ tự hợp lí để thuật lại cuộc trò chuyện của hai cha con.

(1) Từ đó, trong lòng con dấy lên ước mơ muốn mượn được cánh buồm trắng để đi tới những chân trời xa.

(2) Trước hết, con hỏi cha về biển cả bao la, cha mở ra trước mắt con chân trời mới theo những cánh buồm.

(3) Hai cha con đang cùng nghĩ và nói về ước mơ của mình.

  • A. (3) – (2) – (1)
  • B. (1) – (2) – (3)
  • C. (1) – (3) – (2)
  • D. (3) – (1) – (2)

Câu 13: Thể thơ có ý nghĩa như thế nào đối với việc biểu đạt cảm xúc của nhà thơ?

  • A. Thể hiện được ước mơ, khát vọng của người con
  • B. Thể hiện được mong ước của người cha
  • C. Thể hiện được cả những cảm xúc sâu lắng bên trong và cả những âm vang cuộc sống bên ngoài
  • D. Thể hiện được hoàn cảnh đứng trước biển của cha và con

Câu 14: Tại sao “cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”?

  • A. Bởi thời thơ bé chưa bao giờ cha có ước mơ như thế.
  • B. Bởi thời thơ bé cha đã từng ước mơ như thế.
  • C. Bởi thời thơ bé, cha cũng từng có ước mơ hồn nhiên, đẹp đẽ như con bây giờ. Khi con thể hiện ước mơ đi tới những chân trời xa, trong cha chợt thức dậy ước mơ thuở bé của mình.
  • D. Bởi thời thơ bé của cha khó khăn vất vả.

Câu 15: Nhan đề “Những cánh buồm” mang những ý nghĩa gì?

1. Đó là cánh buồm chở những ước mơ của tuổi thơ đi đến một chân trời mới, một cuộc sống mới, một khát vọng mới.

2. Nhan đề nói về những chuyến đi xa của những ngư dân biển.

3. “Những cánh buồm” là hình tượng thể hiện cho ước mơ, khát vọng được bay cao, bay xa của bao thế hệ.

4. Nhan đề “Những cánh buồm” gợi hình ảnh những cánh buồm trắng được nhắc đến trong bài thơ.

5. “Những cánh buồm” sẽ giúp cho thế hệ sau thực hiện những mong ước, những khao khát mà thế hệ trước chưa làm được.

  • A. (1) – (2) – (3) – (4)
  • B. (1) – (3) – (4) – (5)
  • C. (1) – (3) – (5) – (4)
  • D. (1) – (4) – (3) – (5)

Từ khóa » Giáo án Bài Những Cánh Buồm Lớp 6