Củ Cải Trắng: Loài Rau Quen Thuộc Với Công Dụng Bất Ngờ
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1. Tìm hiểu chung về Củ cải trắng
- 2. Củ cải trắng theo Y học hiện đại
- 3. Củ cải trắng theo Y học cổ truyền
- 4. Công dụng của Củ cải trắng
- 5. Bài thuốc chứa Củ cải trắng
Củ cải trắng được biết đến là loại rau quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, ngoài ra nó còn là một dược liệu quý với nhiều công dụng bất ngờ. Cây có tên khoa học là Raphanus sativus L.var. longipinnatus Bail, thuộc họ Cải (Brassicaceae). Cây còn có tên gọi khác là La bạc, Củ cải.
1. Tìm hiểu chung về Củ cải trắng
1.1. Mô tả chung
Là cây nhỏ, sống được một hoặc 2 năm, cao 15 – 45cm. Rễ phình to thành củ hình trụ dài, hình trứng hay hình cầu: không phân nhánh màu trắng. Thân rất ngắn chỉ khi ra hoa mới vượt lên. Lá mọc so le, hình bầu dục hay hình mác, phiến lá men theo cuống đến tận gốc, đôi khi xẻ thành những tai ngắn, đầu tròn, mép lá có răng cưa tù hoặc chia thùy không đều nhau, gân hình mạng nổi rõ ở mặt dưới.
Cụm hoa mọc thành chùm, trên một cán dài phân nhánh, mỗi nhánh mang nhiều hoa màu trắng, đôi khi pha tím nhạt.
1.2. Phân bố sinh thái
Hiện nay có nhiều giống đang được trồng ở khắp các địa phương.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Dược liệu, tải ngay ứng dụng YouMed.
1.3. Bộ phận dùng
Rễ cây thường được thu hái vào mùa đông, loại bỏ thân, lá, rễ phơi khô.
Hạt chín phơi khô, còn được gọi là La bạc tử. Có thể sao trước khi dùng.
Lá phơi hay sấy khô.
1.4. Thành phần hóa học
Rễ chứa raphanin, glucose, saccharose. Ngoài ra, còn có acid coumaric, acid ferulic, acid gentisic, nhiều loại acid amin khác nhau.
Rễ tươi có nhiều vitamin C.
2. Củ cải trắng theo Y học hiện đại
Củ, lá, hoa và hạt cây có hoạt tính kháng khuẩn đối với vi khuẩn gram dương. Trong thử nghiệm về tác dụng lợi niệu trên chuột cống trắng, liều của Cải củ khô 1 g/kg cho chuột uống dưới dạng cao nước có tác dụng làm tăng hiệu suất tiết niệu 164%. Trong khi hiệu suất tiết niệu tăng 36% ở nhóm chuột uống placebo, và tăng 286% ở nhóm chuột uống 25 mg/kg hydroclorothiazid.
Trong thử nghiệm trên chó, nước ép của cây làm tăng bài niệu và tăng tiết mật. Những chế phẩm từ cây làm tăng sự dung nạp của cơ thể đối với carbonhydrat.
3. Củ cải trắng theo Y học cổ truyền
Hạt Cải củ (La bạc tử) có vị cay ngọt, mùi thơm, tính bình, vào các kinh Phế, Tỳ, Vị. Có tác dụng hạ khí, tiêu đờm, trừ hen suyễn, tiêu thức ăn. Củ Cải có vị ngọt, hơi cay đắng, tính bình, có tác dụng mạnh tỳ vị, lợi tiểu, long đờm, tiêu thức ăn, giải độc.
4. Công dụng của Củ cải trắng
Hạt Cải củ được dùng chữa ăn không tiêu, sốt, ho, nhiều đờm, hen suyễn, ngực bụng đầy trướng, nôn mửa. Ngày uống 10 – 15g dưới dạng thuốc sắc.
Rượu ngâm hạt và củ của cây được dùng ngoài chữa nốt tàn nhang. Hạt và củ dưới dạng thuốc bôi chữa một số bệnh ngoài da. Liều dùng nước ép cây uống mỗi lần là 50 – 90g.
Chú ý: Người khí hư không nên dùng.
Củ Cải hoặc lá phơi hay sấy khô với liều hàng ngày 10 – 15g được dùng dưới dạng thuốc sắc để làm thuốc thông tiểu tiện, chữa phù thũng. Củ còn được dùng chữa nhức đầu, tiêu chảy.
Trong y học cổ truyền, nước ép của củ được dùng làm thuốc tăng cường tiêu hóa, làm mạnh dạ dày, lợi mật trong bệnh sỏi mật, long đờm và lợi tiểu.
Bên cạnh công dụng làm thuốc, củ còn được dùng làm rau ăn, thường nấu chín, nhưng cũng có khi ăn sống. Ở một số nước, Cải củ được ưa thích vì có vị cay và được coi là có tác dụng làm ăn ngon miệng.
5. Bài thuốc chứa Củ cải trắng
Chữa ho nhiều đờm, hen suyễn, khó thở, tức ngực (Tam tử dưỡng thân thang).
Hạt Củ cải 10g, Hạt tía tô 10g, Hạt cải trắng (Bạch giới tử) 3g. Các vị sao, tán nhỏ cho vào túi vải, thêm 500ml sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Chữa đờm suyễn kéo dài, ngực căng thở gấp
Hạt Củ cải sao, Hạt bồ kết đốt tồn tính, 2 vị bằng nhau. Tán bột viên với mật ong, uống mỗi lần 4g, ngày uống 2 – 3 lần.
Chữa đờm suyễn và ho lâu ngày
Hạt Củ cải sao, Hạnh nhân bỏ vỏ sao. Các vị đều bằng nhau, tán nhỏ, làm thành viên bằng hạt đỗ xanh, mỗi lần uống 3 – 5 viên.
Chữa hen suyễn
La bạc tử 200g, Sâm đại hành 60g, Gừng già 50g, Cam thảo dây 20g, Trần bì 20g.
Hạt dược liệu đồ chín, phơi hay sấy khô, Sâm đại hành thái mỏng phơi khô, các vị khác tán nhỏ. Dùng chất nhớt dây tơ xanh luyện và làm thành hoàn 0,3g, sấy khô. Mỗi lần uống 4g, ngày 2 lần.
>> Xem thêm bài viết: Ngũ vị tử: Trị hen suyễn, bổ Thận
Chữa phù thũng
Hạt dược liệu ủ 40g, sắc uống.
Chữa ngạt do khói
Củ giã nhỏ vắt lấy nước cốt, đổ vào miệng.
Chữa bỏng
Cải củ, giã nát đắp vào chỗ bỏng.
Củ cải trắng là loại cây quen thuộc được dùng trong bữa ăn hàng ngày. Không chỉ vậy, nó còn là loại dược liệu với nhiều công dụng bất ngờ. Quý độc giả trước khi sử dụng cần tham khảo về lượng dùng để đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu có điều gì bất thường, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được hỗ trợ hướng dẫn điều trị kịp thời. Cùng theo dõi các bài viết tiếp theo của YouMed nhé!
Bác sĩ Phạm Thị Linh
Từ khóa » Cây Củ Cải Là Rễ Gì
-
Cải Củ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cây Cải Thuộc Rễ Chùm Hay Cọc Hay Là Cái Gì Câu Hỏi 75196
-
Tìm Hiểu Về Cây Cải Củ - Cây Trồng Vật Nuôi
-
Bài 43. Rễ Cây - 123doc
-
Tìm điểm Giống Nhau Và Khác Nhau Giữa Rễ Cây Rau Cải Và Rễ Cây ...
-
Củ Cải Trắng Là Phần Rễ Hay Phần Thân?
-
[Sách Giải] Bài 19: Rễ Cây Có đặc điểm Gì?
-
Cải Củ - Đặc điểm, Công Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc
-
Cải Củ Và Những Công Dụng Trị Bệnh Cực Tốt Cho Sức Khỏe
-
CỦ CẢI
-
Kể Tên 10 Loại Cây Thuộc Rễ Cọc Và Rễ Chùm - Nguyễn Anh Hưng
-
Tìm Hiểu Về Cây Cải Là Rễ Gì Câu Hỏi 75196, Rễ Gồm Mấy Loại
-
Củ Cải Trắng: Công Dụng Và Cách Dùng - Hello Bacsi