CỦ CẢI

  • THIỆN TRI THỨC
  • CÂU CHUYỆN RA ĐỜI
  • SẢN PHẨM

    GIỚI THIỆU

    Với sự tiếc nuối về các bài thuốc quý hiện đang được giữ gìn đơn sơ của đồng bào dân tộc Dao. Do trăn trở với sự mai một của nền y học truyền thống với những bài, vị thuốc quý công ty Thiện Tri Thức đã cố gắng để bảo tồn những bài thuốc quý từ đồng bào dân tộc Dao, trong đó có thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tịnh Vị Linh.

    • TỊNH VỊ LINH LỌ 83g
    • TỊNH VỊ LINH HỘP GIẤY 20 GÓI
  • KIẾN THỨC & SỨC KHỎE

    DANH MỤC

    Dạ dày - Tá Tràng

    Gan-mật-tụy

    Huyết áp - Tim mạch

    Phổi - Hen - Phế quản

    Sỏi thận - Tiết niệu

    Các bệnh cơ xương khớp

    Sản - Phụ khoa - Bà mẹ & trẻ em

    Dinh dưỡng - Món ăn

    Cây thuốc - Vị thuốc

    Răng miệng

    Các bệnh khác

    Đạo học

    Covid-19

  • LIÊN HỆ
  • TUYỂN DỤNG
CỦ CẢI
  • Trang chủ
  • CỦ CẢI

CỦ CẢI

  • Tên khoa học: Raphanus sativus L, họ Cải (Brassicacene). Tên khác là La bặc (TQ) – lai phục.

  • Bộ phận dùng: Hạt già đã chế biến khô của cây rau cải củ (Semen Raphani).

  • Mô tả cây: Cây thảo sống 1 năm, có rễ củ trắng phình to, dài 10 – 40cm, dạng trụ, cuối rễ củ hơi nhọn. Lá tụ tròng gần đất, khía sâu đến từng gân lá. Hoa trắng hay hơi hồng, Quả hình trụ có mỏ dài, hơi thắt lại giữa các hạt. Hạt tròn dẹt, màu nau đỏ hay đen, đường kính 2 – 3mm. Thường trồng làm rau ăn.

  • Thu hái và chế biến: Khi quả chín, cắt đem phơi khô, cho quả nứt, rồi đập nhẹ lấy hạt lại phơi hoặc sấy nhiệt độ thích hợp cho khô là được.

  • Công dụng: Theo Đông y, hạt củ cải có vị cay ngọt, tính bình vào 3 kinh: Tỳ, Vỵ, Phế... Có tác dụng đưa hơi đi xuống (giáng khi), trừ đờm, giúp tiêu hóa.

    • Chữa các bệnh hen suyễn, viêm phế quản mạn tính, ho có đờm nhiều, tiêu hóa kém, đầy bụng, tức ngực.

    • Rễ củ cải: lợi niệu, tiêu thũng, thoáng phổi, lưu thông hô hấp, chữa viêm phổi, ngộ độc do hơi CO, chữa tiêu chảy mạn tính, mất ngủ, bệnh về gan, mật.

    • Liều dùng: 5 – 10g.

    • Lưu ý: hạt củ cải có thể làm hao tổn sức lực, người yếu mệt, không bị đầy tích, đờm tắc thì không uống. Phụ nữ không nên ăn nhiều củ cải, dễ bị rong kinh. Những người hay chảy máu cam, chảy máu chân răng cũng không nên dùng.

  • Một số ứng dụng chữa bệnh:

    • Bài số 1: Chữa người già bị viêm phế quản mạn tính: Dùng hạt cải củ (sao nhẹ) 10g; Hạt tía tô 10g. Sắc uống.

    • Bài số 2: Chữa viêm phế quản mạn tính, ho có nhiều đờm: Dùng Hạt cải củ (sao nhẹ) 10g; hạnh nhân (giã đập) 10g; Cam thảo sống 6g; Sắc uống.

    • Bài số 3: Chữa tiêu hóa kém, miệng hôi, bụng chướng, đại tiện táo” Dùng hạt cải củ (sao nhẹ) 10g; Thần khúc 12g; Chỉ xác 6g. Sắc uống.

  1. CẢI TRẮNG (HẠT)

  • Tên khoa học: Brassica alba Boissier (Sinapis alba L.), họ Cải (Brassicaceae). Còn gọi là Bạch giới tử (TQ).

  • Bộ phận dùng: hạt cải già đã chế biến khô của cây cải trắng. (Sêmn Sinapis albae). Đã được ghi nhận trong Dược điển VN và TQ.

  • Mô tả cây: Cây thảo sống 1 năm, thân thẳng, phân cành nhánh, cao độ 1m. Mọc hoang hoặc được trồng. Hoa trắng, mọc ở đầu cành, 4 cánh hình chữ thập. hạt nhỏ hình cầu, đường kính 1,5 -3mm. Mặt ngoài màu vàng nhạt hay vàng nâu, có vân hình mạng, rất nhỏ. Hạt khô chắc.

  • Thu hái, chế biến: Khi quả chín, hái về phơi khô đợi nứt vỏ ngoài, đập nhẹ lấy hạt – phơi sấy nhiệt độ vừa phải đến khô.

  • Công dụng: Theo Đông y, hạt cải trắng vị cay, tính ấm, vào kinh Phế. Có tác dụng làm ấm phổi, tiêu, long đờm (do lạnh), hen suyễn, tức ngực, lưu thông những thứ ứ trệ; chân tay khớp đau nhức. Liều dùng: Người thể yếu mệt, yếu phổi mà nóng, ho khan thì không uống.

  • Một số ứng dụng điều trị:

    • Bài số 1: Chữa ho do lạnh, đờm tắc, hen suyễn nhiều đờm, tức ngực: Hạt cải trắng 3g; Hạt cải củ 9g; hạt tía tô 9g. Sắc uống.

    • Bài số 2: Chữa đờm tắc, khó thở, đau nhức cơ thể, các khớp chân tay: Hạt cau trắng 10g; Một dược 10g; Mộc hương 10g; Quế tâm 6g. Tán bột – mỗi lần uống 3g, 2 lần/ngày.

    • Bài số 3: Chữa áp xe lạnh (âm hư) nổi hạch, nhọt lâu ngày không rõ nguyên nhân: hạt cải trắng – hành củ ta lượng như nhau. Tán hạt cải thành bột, cho hành củ vào giã, trộn cho nhuyễn, đắp chỗ bị nhọt, áp xe, nổi hạch mỗi ngày 1 lần tới khi khỏi.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan

  • HEN PHẾ QUẢN TRẺ EM – VẤN ĐỀ LƯU Ý
  • BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH – COPD
  • VIÊM DẠ DÀY- NGUYÊN NHÂN VÀ DẤU HIỆU
  • VÌ SAO CẦN ĂN CHAY?

Danh mục

  • Dạ dày - Tá Tràng
  • Gan-mật-tụy
  • Huyết áp - Tim mạch
  • Phổi - Hen - Phế quản
  • Sỏi thận - Tiết niệu
  • Các bệnh cơ xương khớp
  • Sản - Phụ khoa - Bà mẹ & trẻ em
  • Dinh dưỡng - Món ăn
  • Cây thuốc - Vị thuốc
  • Răng miệng
  • Các bệnh khác
  • Đạo học
  • Covid-19

Bạn cần tư vấn về sản phẩm

Nhập số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay.

Khách hàng Đối tác Yêu cầu tư vấn Yêu cầu của bạn đã được gửi đi. Chúng tôi liên hệ lại ngay.

Từ khóa » Cây Củ Cải Là Rễ Gì