Cù Mạch - Vị Thuốc Lợi Tiểu, Thông Mật Trong Đông Y - Onplaza
Có thể bạn quan tâm
Giới thiệu về Củ Mạch
Tên gọi khác: Cồ Mạch, Cẩm chướng thơm, Cự câu mạch, Cẩm nhung, Đại lan, Cự mạch, Địa mến, Thánh lung thảo tử, Đổ lão thảo tử, Lung tu, Tu nuy
Tên gọi khoa học: Dianthus caryophyllus Linn
Họ: Cù Mạch thuộc họ Caryophyllaceae – Cẩm chướng
Phân bố cù mạch
Cây cù mạch hiện nay được nhập nội, trồng làm cảnh, trồng nhiều ở Đà Lạt.
Thu hái, sơ chế
Thu hái toàn cây vào trước sau tiết Lập thu hằng năm phơi âm can.
Phần dùng làm thuốc: dùng toàn cây, gồm: hạt, hoa, lá, ngọn non
Mô tả dược liệu
Cù mạch với lá cây có nhiều lá mọc đối, có thể có hoa. Với dược liệu này sẽ bỏ hết phần gốc, rễ, lá cành nguyên, sạch tạp chất, không mốc, sâu vụn nát là tốt. Hạt nhỏ hình tròn cạnh dài, lúc chín rời rụng ra, màu đen phẳng và dẹt giống như hạt mè.
Bào chế
Từ xưa, các thầy thuốc Đông y đã có những phương pháp bào chế cù mạch hiệu quả, như: chỉ sử dụng ngọn non chưa thành búp của cù mạch để bào chế, tuyệt đối không sử dụng phần thân lá, bởi nếu cùng lúc bào chế 2 bộ phận này sẽ khiến người sử dụng thuốc bị nghẹn (khi dùng thuốc lúc đói) hoặc tiêu không tự chủ.
Hiện nay, các thầy thuốc đã sử dụng phương pháp bào chế bằng cách cắt cả cây phơi khô (lưu ý: cắt cây lúc cây chưa có hoa nở). Cách bào chế: cắt ra từng đoạn, sau đó tẩm ướt trước khi dùng. Hoặc cũng có thể dùng sống, hoặc sao qua sau đó tán bột mịn dùng dần.
Công dụng của cù mạch
Theo Đông y, cù mạch là vị thuốc có vị đắng, cay, vừa có tính dương vừa có tính âm và không có dược tính độc.
Cù mạch giúp lợi tiểu, chống viêm, chống sưng, bôi ngoài da tốt, trị sỏi ở bàng quang, đặc biệt giúp thanh nhiệt và tốt cho người bị các bệnh liên quan đến thận. Hơn nữa, đối với phụ nữ, còn giúp chữa tắc kinh, ứ huyết,...
Đối tượng sử dụng cù mạch
Những đối tượng dưới đây có thể sử dụng cù mạch, gồm:
- - Người bí tiểu, khó tiểu, đi tiểu ra máu, tiểu buốt, đau rát.
- - Người bị táo bón, kiết lỵ, đi ngoài ra máu.
- - Người bị hóc xương, bị gai đâm khó lấy ra.
- - Phụ nữ bị chậm kinh, tắc kinh, kinh nguyệt không đều.
- - Bệnh nhân bị sỏi bàng quang.
- - Người bị đau mắt, mắt đỏ sưng đau, nổi mụn nhọt chảy nước.
Các bài thuốc với cù mạch
Cách sử dụng cù mạch:
- - Sắc uống
- - Tán bột
- - Phối hợp với các dược liệu khác làm thành viên hoàn uống
Bạn có thể tham khảo những bài thuốc với cù mạch mà ONPLAZA tổng hợp dưới đây:
Bài thuốc 1 với cù mạch: Giúp chữa các chứng bệnh như tiểu buốt, nước tiểu đỏ đục, đái dắt, không đái được, bụng dưới đầy, miệng khô, họng ráo, lợi thủy, thông lâm,...
Bài thuốc: dùng Bát chính tán gồm: cù mạch, sơn chi, xã tiền, biển súc, mộc thông, cam thảo (trích), đại hoàng (hơ nóng).
Cách thực hiện: Bốc các vị thuốc này một lượng bằng nhau. Sau đó, sao thuốc giòn, rồi tán mịn thành bột.
Cách dùng: uống 3 lần/ ngày. Lưu ý: sắc với nước đăng tâm thảo để pha thuốc.
Bài thuốc 2: dùng trong trường hợp tiểu tiện không thông, có thủy khí, miệng khô, họng ráo, phải ôn dương hóa thủy, chỉ khát, sinh tân
Bài thuốc: dùng bài Qua lâu cù mạch hoàn: cù mạch 40g, hắc phụ tử 20g, phục linh 120g, qua lâu căn 80g, hoài sơn mỗi thứ 120g.
Cách thực hiện: Tán bột mịn các loại thuốc trên. Sau đó, trộn bột với mật, làm thành viên hoàn to bằng hạt ngô đồng.
Cách dùng: ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 3 viên. Nếu chưa có hiệu quả, bạn có thể tăng lượng thuốc lên 7 - 8 viên, đến khi nào tiểu thông, ấm bụng là được.
Bài thuốc 3: dùng trong trường hợp bí tiểu cấp tính do viêm nhiễm, tiểu ít, đau, tiểu buốt, đái dắt.
Bài thuốc: dùng bài Bát chính ô linh thang: cù mạch 20g, thổ phục linh 30g, hoạt thạch 18g, mộc thông 12g, đăng tâm thảo 6g, đại hoàng (sống) 10g, xa tiền, biển xúc, ô dược 10g, sơn chi (sao) 10g.
Cách dùng: sắc thuốc uống, 1 thang chia 3 lần.
Bài thuốc 4: dùng trong trường hợp tiểu buốt khó đi, tiểu ra mủ do viêm nhiễm, cần thanh nhiệt, lợi niệu thông lâm, lợi thấp.
Bài thuốc: Dùng bài Thận vu thanh giải thang: cù mạch, bạch đầu ông 30g, hoạt thạch 30g, liên kiểu 30g, hoàng bá 15g, biển súc 15g, mộc thông 15g, phục linh 15g, sinh cam thảo 10g, hoàng liên 10g.
Cách dùng: sắc uống, ngày uống 1 thang. Uống liên tục trong 2 tuần.
Bài thuốc 5 với cù mạch: dùng trong trường hợp có sỏi niệu quản do viêm nhiễm, thấp nhiệt hạ chú, cần phải thông lâm, tiêu thạch, thanh lợi thấp nhiệt, hành khí hóa ứ.
Bài thuốc: dùng bài Niệu lộ bài thạch thang, gồm các vị thuốc: cù mạch 15g, thạch vi 30g, kim tiền thảo 30g, xa tiền tử 24g, mộc thông 10g, biển súc 24g, chi tử 20g, ngưu tất 15g, hoạt thạch 15g, đại hoàng 12g, chỉ xác 10g, cam thảo (sao) 10g.
Cách dùng: Sắc uống, Ngày 1 thang, chia 2 lần.
Bài thuốc 6: dùng trong trường hợp trị sỏi bàng quang.
Bài thuốc gồm: cù mạch 12g, kim tiền thảo 30g, hoạt thạch 9g, hải kim sa 9g, cam thảo 5g
Cách dùng: sắc uống hàng ngày.
Bài thuốc 7: dùng trong trường hợp ứ huyết, bế kinh, trị phá huyết thông kinh.
Bài thuốc gồm: cù mạch 9g, xích thược 9g, đan sâm 9g, ích mẫu thảo 15g, hồng hoa 6g.
Cách dùng: sắc uống hàng ngày.
Lưu ý khi sử dụng cù mạch
Các trường hợp dưới đây khi sử dụng cù mạch cần hết sức lưu ý, và nên hỏi ý kiến của các bác sĩ. Cụ thể:
- - Tuyệt đối không sử dụng cù mạch cho phụ nữ có thai: Vì cù mạch thường được dùng để phá ứ, thông huyết. Bởi vậy, phụ nữ có thai sử dụng cù mạch dễ sảy thai hoặc sinh non.
- - Trường hợp thận hư mà không thấp nhiệt
- - Trường hợp người có bệnh về đường tiết niệu, không nên sắc thuốc uống, mà chỉ nên dùng ngoài da.
- - Trường hợp người hay tụt huyết áp, vì dễ làm huyết áp càng hạ thấp hơn
Lưu ý: khi sử dụng thuốc cần căn chỉnh đúng liều lượng, đặc biệt là đối với người mới sử dụng cù mạch, thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
Trên đây, ON PLAZA đã chia sẻ đến bạn về vị thuốc cù mạch cũng như những bài thuốc với cù mạch, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. Tuy nhiên, cù mạch vẫn là vị thuốc, do đó, trước khi dùng thuốc, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là với những trường hợp đang bị bệnh ở mức độ nghiêm trọng.
Nếu bạn cần được tư vấn thêm về cù mạch, cũng như các sản phẩm thuốc cù mạch thích hợp sử dụng, hãy liên hệ với ON PLAZA để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng nhé!
Tham khỏa thêm: sâm cao ly việt nam
Từ khóa » Cù Mạch Là Gì
-
Cù Mạch | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Cù Mạch - Vị Thuốc Lợi Tiểu - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cù Mạch: Khám Phá Công Dụng Và Cách Dùng Của Vị Thuốc Này
-
Cù Mạch, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cù Mạch
-
Cù Mạch Tác Dụng Chữa Bệnh Và Cách Sử Dụng Vị Thuốc Lợi Tiểu Cù ...
-
Cù Mạch: Loại Cây Có Tác Dụng Chữa Bệnh
-
CÙ MẠCH 瞿 麥 - Trung Tâm Kế Thừa
-
Cù Mạch - Dược Liệu, Tác Dụng Chữa Bệnh, Hình ảnh
-
Cù Mạch Là Cây Gì, Có Tác Dụng Gì?
-
Cù Mạch - Công Dụng - Liều Dùng - Kiêng Kỵ - VIETMEC
-
Hạt Giống Cây Cù Mạch
-
Cù Mạch Giúp Lợi Tiểu Có đúng Hay Không? - BLOG ONPLAZA - THẾ ...
-
Cây Dược Liệu Cây Cù Mạch - Dianthus Superbus L