Củ Mài Là Củ Gì? Đặc điểm Và Cách Nhận Biết Củ Mài Thật
Có thể bạn quan tâm
1. Củ mài là củ gì?
Củ mài, củ chụp hay khoai mài, Hoài sơn là loài thực vật thuộc họ Củ nâu. Loài này được Hook.f. mô tả khoa học đầu tiên năm 1892. Chúng được tìm thấy nhiều ở vùng Nam Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar và cả ở vùng Himalayas.
Củ mài thuộc họ củ nâu
Mô tả: Dây leo quấn, thân nhẵn, hơi có góc cạnh, màu đỏ hồng, thường mang những củ nhỏ ở nách lá (dái mài). Rễ củ đơn độc hoặc từng đôi, ăn sâu vào đất đến hàng mét, hơi phình ở phía gốc, vỏ ngoài có màu nâu xám, thịt mềm màu trắng. Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim đôi khi hình mũi tên, không lông, dài 10cm, rộng 8cm, nhẵn, chóp nhọn, có 5-7 gân gốc. Cụm hoa đơn tính gồm các bông khúc khuỷu, dài 40cm, mang 20-40 hoa nhỏ màu vàng; hoa đực có 6 nhị. Quả nang có 3 cánh rộng 2cm. Hạt có cánh mào.
Bộ phận dùng: Rễ củ, thường gọi là Hoài sơn.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang phổ biến ở miền Bắc và miền Trung của nước ta cho tới Huế. Còn phân bố ở Trung Quốc, Lào và Campuchia. Cũng được trồng nhiều ở đồng bằng để đáp ứng nhu cầu lớn về dược liệu, có thể trồng bằng gốc rễ hoặc dái mài về mùa xuân. Sau một năm đã có thu hoạch. Đào củ vào mùa hè - thu khi cây đã lụi, mang về rửa sạch, gọt vỏ cho vào lò xông lưu huỳnh 2 ngày đêm, sau đó phơi sấy cho đến khô.
Củ mài chứa nhiều tinh bột
2. Đặc điểm của củ mài
Thành phần hoá học: Củ mài chứa tinh bột 63,25% protid 6,75% và glucid 0,45%. Còn có mucin là một protein nhớt, và một số chất khác như allantoin, cholin, arginin, men maltose saponin có nhân sterol.
Tính vị, tác dụng: Củ mài có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, ích tâm phế bổ thận chỉ tả lỵ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Nhân dân vùng núi thường đào củ mài về cạo sạch vỏ, dùng để chế biến các món như luộc, xào hoặc nấu canh ăn, có thể dùng ghế cơm để ăn như các loại khoai hoài sơn được sử dụng làm thuốc bổ ngũ tạng, mạnh gân xương và dùng chữa khi suy nhược cơ thể, bệnh đường ruột tiêu chảy lỵ lâu ngày, bệnh tiêu khát di tinh mộng tinh và hoạt tinh viêm tử cung thận suy, mỏi lưng, đi tiểu luôn chóng mặt hoa Mắt ra mồ hôi trộm
Củ mài được dùng làm dược liệu
Ngày dùng: Các chế biến củ mài - 12-24g hay hơn sắc uống hoặc tán bột uống. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Đồng thời, Khi chọn mua củ mài được bày bán trên thị trường cũng lưu ý để nhận biết vì có nhiều loại củ mài giả, được làm từ củ sắn non. Điểm khác nhau giữa củ mài thật và giả là củ mài thật (già hay non) đều không có xơ, trong khi đó củ sắn thì có xơ.
Từ khóa » Củ Mài Và Củ Từ Có Giống Nhau Không
-
Củ Mài Và Củ Từ - Trang Tin Y Học Thường Thức, Bệnh Và Thuốc điều Trị
-
Tôi Có Nghe Nói đến Củ Mài, đây Là Loại Củ Gì Thế, Có Bán ở Chợ ...
-
Phân Biệt 12 Loại Khoai Phổ Biến Tại Việt Nam
-
Củ Mài Là Củ Gì Và Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Tên 12 Loại Khoai ở Việt Nam, Bạn Có Thể Kể Hết Không?
-
Phân Biệt Những Loại Khoai Phổ Biến Nhất Tại ... - Nông Sản Dũng Hà
-
CÁCH NHẬN BIẾT CÂY CỦ MÀI (KHOAI MÀI, HOÀI SƠN, SƠN ...
-
Củ Mài: Vị Thuốc Cổ Truyền Phổ Biến Trong Hơn 2000 Năm
-
Các Loại Khoai Phổ Biển Nhất ở Việt Nam Và Cách Phân Biệt
-
Khoai Mỡ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phân Biệt Tất Tần Tật Các Loại Củ Ngoài Chợ Cho Cô Nàng Vụng Về