Tôi Có Nghe Nói đến Củ Mài, đây Là Loại Củ Gì Thế, Có Bán ở Chợ ...

Xin chào bạn, củ này không có bán ở chợ bạn ạ

Củ mài (hoài sơn) là loài cây hoang dại mọc nhiều ở miền Bắc và miền Trung nhưng ít ai biết rằng nó là vị thuốc quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc. Nếu bạn chưa biết củ mài là gì? Đặc điểm, công dụng và các bài thuốc quý từ loài cây này như thế nào? Tất cả thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

Củ mài (hoài sơn) là gì?

Củ mài hay còn gọi là hoài sơn, củ chụp, khoai mài, có tên khoa học là Dioscorea persimilis Prain, là một trong những loại cây thuộc họ Củ nâu.

Củ mài mọc hoang dã tại các vùng rừng núi tại các quốc gia khí hậu nhiệt đới của châu Á như Trung Quốc, Campuchia, Lào, Thái Lan… Ở Việt Nam, bạn có thể dễ dàng bắt gặp loài cây này tại các tỉnh miền bắc và một số tỉnh miền Trung ( từ Huế trở ra), đặc biệt là ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Hà Giang, Quảng Ninh.

cu mai hoai son la gi

Hình 1: Cây và củ mai tại khu rừng phía tây Nghệ Tĩnh của Thảo Dược Hồng Lam

Củ mài có thể được sử dụng như một loại lương thực như khoai hoặc được cạo sạch vỏ và chế biến thành các món ăn hoặc được thái lát, phơi khô và được sử dụng như một vị thuốc trong nhiều bài thuốc Đông y.

Thành phần hóa học chứa trong củ mài (hoài sơn)

Theo tài liệu khoa học được công bố bởi Viện Dược liệu Việt Nam, trong rễ của cây củ mài có chứa 63,25% lipid, 0,45% lipid, 6,75% protid, 2- 2,8% chất nhầy, dioscin, saponin có nhân sterol, allantoin và nhiều loại acid amin.

Công dụng của củ mài đối với sức khỏe

Hình 2: Củ mài có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Trong các tài liệu Đông y, vị thuốc được làm từ củ mài được gọi là hòa sơn, là vị thuốc có vịn ngọt tính ôn, bình không độc, qui kinh tỳ phế thận, có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe, là vị thuốc trị 7 triệu chứng sau:

1. Tăng cường sức khỏe cho người đang bị suy nhược cơ thể

2. Trị các chứng bệnh liên quan đến đường ruột, kiết lỵ, tiêu chảy lâu ngày không khỏi

3. Trị chứng di tinh, hoạt tinh và mộng tinh

4. Trị viêm tử cung ( hay còn gọi là bạch đới)

5. Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường

6. Trị thận suy, thận yếu, đi tiểu liên tục, hoa mắt, chóng mặt…

7. Trị chứng ra mồ hôi trộn ở trẻ em và người lớn

Các bài thuốc quý từ củ mài

Củ mài là vị thuốc chính được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông Y. Với mỗi liều lượng và cách kết hợp với các vị thuốc khác nhau, củ mài lại phát huy những công dụng, trị những chứng bệnh khác nhau. Sau đây là một số bài thuốc quý từ củ mài.

Thứ nhất, các bài thuốc trị chứng kiết lỵ, tiêu chảy do tỳ hư

- Sâm Linh Bạch Truật Tán

+ Công thức: Bạch truật, Đảng Sâm, Bạch Linh, Sơn dược, Cam Thảo- mỗi loại 80g, 60g Biển Đậu, 30g Trần Bì, Liên nhục, Cát cánh, Sa nhân, Ý dĩ nhân- mỗi loại 30g

+ Cách sử dụng: tán tất cả các nguyên liệu thành bột mịn và trộn đều, Đối với người lớn, uống mỗi lần 8- 12g, ngày từ 1- 3 lần. Đối với trẻ nhỏ thì chú ý bớt lượng. Sử dụng cùng với nước sôi để nguội hoặc sắc thành nước uống.

- Hồ cháo củ mài

Đây là món ăn từ củ mài nhưng cũng là một bài thuốc được giới thiệu bởi TS. Nguyễn Đức Quang, đặc biệt hiệu quả cho bệnh nhân đang mắc chứng bệnh về đường ruột, tiêu chảy.

chao_cu_mai-01

Hình 2: Món cháo củ mài trị tiêu chảy, kiết lỵ hiệu quả

Công thức chế biến: của mài sao vàng rồi tán bột, cho thêm một chút nước cơm, muối rồi quấy đều thành hồ ( giống như bột ăn của trẻ em).

Thứ hai, các bài thuốc điều trị chứng di tinh nhiều lần

- Bài thuốc Bi nguyên tiễn:

+Công thức: Sơn dược, Bạch truật, Phục linh, Kim anh, Táo nhân, Khiếm thực, Đảng Sâm, Kim Anh- mỗi loại 12g kêt hợp với Viễn Chí, Ngũ Vị Tử- mỗi loại 6g, cùng 4g Cam thảo.

+ Cách sử dụng: Sắc uống hằng ngày.

- Bột củ mài:

+ Công thức chế biến: 200g củ mài, 100g củ sung kết hợp với 100g ý dĩ và 100g hạt sen. Sao vàng, phơi hoặc sấy khô rồi tán thành bột.

+ Cách sử dụng: Mỗi ngày sử dụng 12g với nước cơm

Thứ ba, bài thuốc trị đái tháo đường từ bột củ mài

- Ngọc dịch thang

+ Công thức: 24g Sơn dược cùng Tri Mẫu, Hoa phấn, Cát căn, Hoàng Kỳ- mỗi loại 12g, 4g Cam Thảo và cuối cùng là 6g Ngũ vị tử

+ Cách sử dụng: Sao vàng rồi sắc nước uống

Thứ tư, chữa suy nhược cơ thể, tăng cường sức khỏe cho người mới ốm dậy

chao_cu_mai

Hình 3: Món cháo giúp tăng cường sinh lực từ củ mài

+ Công thức: 20g củ mài sấy khô, kết hợp với 50g gạo xay thành bột, 1 thìa mật mía và 10g bột sắn dây.

+ Cách chế biến: Nấu cháo chín nhừ, cho bột củ mài, mật mía và sắn dây vào quấy lên ăn. Cho trẻ ăn liên tục trong vòng 15 ngày, mỗi ngày ăn 1 lần.

Nếu bạn có vấn đề gì thắc mắc cần được chúng tôi tư vấn thì đừng ngần ngại nhấc máy và gọi cho hotline 0983.853.394 để được tư vấn miễn phí nhé!

Đọc thêm: Bột củ mài nguyên chất

Từ khóa » Củ Mài Và Củ Từ Có Giống Nhau Không