Củ Năng Là Gì? Tác Dụng Sức Khỏe Và Lưu Ý Khi Sử Dụng

Củ năng không chỉ được yêu thích bởi độ ngon giòn giòn của chúng, mà nó còn có tác dụng bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên khi chế biến củ năng người tiêu dùng cần lưu ý một số thông tin khi sử dụng để bảo vệ toàn vẹn sức khỏe.

Củ năng là gì?

Củ năng hay còn được gọi là củ mã thầy. Chúng có nguồn gốc từ Đông Nam Á và nhiều hòn đảo ở Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, củ năng được trồng nhiều ở miền tây, chúng là loại rau củ thủy sinh mọc ở đầm lầy, ao hồ, ruộng lúa và hồ cạn.

Khi củ chuyển sang màu nâu sẫm thì được thu hoạch, nó có kích thước nhỏ, được bao bọc bởi lớp vỏ nâu đen. Bên trong có phần thịt trắng, ăn có cảm giác giòn. Chúng ta có thể ăn sống hoặc nấu chín như xào, nấu trà sữa, nấu chè,…

Củ năng hay còn được gọi là củ mã thầy.
Củ năng hay còn được gọi là củ mã thầy.

Thành phần dinh dưỡng có trong củ năng

Tên thành phầnHàm lượngLợi ích đối với sức khỏe
Carbohydrate27.5gCung cấp nguồn năng lượng chính cho cơ thể, phục vụ nhu cầu sống hàng ngày.
Chất xơ4.1gNâng cao chất lượng hoạt động của hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng táo bón.
Protein1.5gTham gia vào quá trình tái tạo các mô tế nào.
Chất béo0.2gTham gia vào quá trình trao đổi chất. Là nguồn năng lượng dự trữ phục vụ các hoạt động thường ngày của cơ thể.
Vitamin C17mgLà chất chống oxy hóa quan trọng giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương gây ra bởi các gốc tự do.
Kali816mgDuy trì sự cân bằng nước và điện giữa các tế bào.
Chất xơ hòa tan2.5gLàm giảm lượng cholesterol trong máu, có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Chất xơ không hòa tan1.6gCải thiện tình trạng táo bón và có lợi cho hệ tiêu hóa.
Nguồn: WebMD
Củ năng là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe.
Củ năng là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe.

Củ năng có tác dụng gì cho sức khỏe?

Chứa chất chống oxy hóa

Theo báo cáo từ MDPI, nguồn tài liệu y sinh, trong củ năng chứa chất phenolic, nó có công dụng lớn đối với hoạt động chống lại oxy hóa. Hoạt động bằng cách ức chế mạnh mẽ quá trình oxy hóa axit linoleic và thể hiện hoạt động thu gom gốc tự do.

Mặc dù hầu hết các chất chống oxy hóa có trong vỏ, nhưng thịt quả lại chứa một số lượng chất chống oxy hóa tốt.

Củ năng chứa chất chống oxy hóa, có lợi cho các tế bào.
Củ năng chứa chất chống oxy hóa, có lợi cho các tế bào.

Củ năng bảo vệ gan

Vai trò của gan trong cơ thể vô cùng quan trọng vì nó đảm nhiệm chức năng thải độc giúp cơ thể khỏe mạnh. Các chuyên gia sức khỏe luôn nhấn mạnh rằng người tiêu dùng lưu ý trong việc tận dụng thực phẩm thiên nhiên để duy trì sức khỏe cho gan.

Nghiên cứu còn chỉ ra rằng các phenylpropanoids được tìm thấy từ củ năng có tác dụng bảo vệ gan. vậy có thể kết luận, củ năng là một trong số thực phẩm “thuốc bổ” cho gan.

Củ năng là một trong số thực phẩm “thuốc bổ” cho gan.
Củ năng là một trong số thực phẩm “thuốc bổ” cho gan.

Củ năng bảo vệ mắt

Chế độ ăn uống kém hoặc thiếu chất dinh dưỡng là lý do cơ bản của vô số bệnh về mắt. Bổ sung Vitamin B6 và một số loại vitamin khác có thể ngăn chặn mắt giảm thị lực.

Hàm lượng 0,407mg vitamin B6 trong củ năng là sự lựa chọn khuyến khích tốt nhất cho hàng ngày. Thiết lập thực đơn gia đình bao gồm củ năng tươi để làm chậm sự lão hóa của mắt.

Củ năng giúp làm chậm sự lão hóa của mắt.
Củ năng giúp làm chậm sự lão hóa của mắt.

Bạn muốn tự tay chăm sóc gia đình mình với những bữa cơm thơm ngon và dinh dưỡng nhưng lại bận rộn với việc đi chợ mua thực phẩm? Đừng lo vì đã códịch vụ đi chợ hộ của bTaskee. Bạn cứ an tâm giao việc, các Chị Ong Cam chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng!

Tải app bTaskee ngay để trải nghiệm nhiều dịch vụ tiện ích!

Củ năng làm chắc khỏe xương

Mangan giúp hình thành các hormone điều hòa xương và các enzym tham gia vào quá trình chuyển hóa xương. Một số chất khác như canxi, kẽm, đồng,…cải thiện khối lượng xương, trong đó điều trị loãng xương một cách tự nhiên.

Do đó, thực phẩm giàu mangan và khoáng chất như củ năng tươi phải được đưa vào chế độ ăn uống thường xuyên để ngăn ngừa các vấn đề về xương.

Củ năng giúp điều trị loãng xương một cách tự nhiên.
Củ năng giúp điều trị loãng xương một cách tự nhiên.

Hỗ trợ giảm cân

Những người đang ăn kiêng có thể được hưởng lợi từ hàm lượng calo thấp của củ năng. Phần lớn bên trong củ năng chứa nước (74%) và không khí, cả hai đều không chứa calo.

Khi cơn đói ảnh hưởng đến chế độ ăn kiêng, người giảm cân có thể thay thế thực phẩm khác bằng củ năng, để kiềm cơn đói một cách hiệu quả. Củ năng có tác dụng tạo cảm giác no mà không lên cân.

Củ năng có tác dụng tạo cảm giác no mà không lên cân.
Củ năng có tác dụng tạo cảm giác no mà không lên cân.

>> Tham khảo thêm: 4 Cách Nấu Chè Củ Năng Đơn Giản Tại Nhà

Củ năng có khả năng giải rượu

Tác dụng của cồn trong rượu bia sẽ khiến phần bụng bị nóng, đầy hơi và khó chịu. Để hóa giải cảm giác cồn cào này, hãy ép củ năng lấy nước, bỏ thêm chút chanh và muối, khuấy đều rồi uống.

Các thành phần chất trong củ năng, chanh và muối sẽ giúp hạn chế được chất độc của rượu bia, giúp giải rượu hiệu quả.

Uống nước củ năng cùng chanh và muối sẽ giúp giải rượu, bia.
Uống nước củ năng cùng chanh và muối sẽ giúp giải rượu, bia.

Giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch

Trong củ năng có chứa hàm lượng các chất xơ hòa tan giúp giảm lượng cholesterol có trong máu. Ngoài ra hàm lượng linoleic axit cũng giúp nâng cao sức khỏe hệ tim, hạn chế tối đa khả năng mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.

Bổ sung củ năng vào thực đơn là cách để năng cao sức khỏe tim mạch.
Bổ sung củ năng vào thực đơn là cách để năng cao sức khỏe tim mạch.

Củ năng tốt cho đường ruột

Tinh bột và chất xơ là 2 thành phần chất có đóng góp quan trọng giúp hệ tiêu hóa được hoạt động khỏe mạnh. Chất xơ không hòa tan trong củ năng còn giúp cải thiện rõ rệt tình trạng táo bón, thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru.

Củ năng chứa chất xơ có lợi cho đường ruột.
Củ năng chứa chất xơ có lợi cho đường ruột.

Giúp kháng khuẩn

Trong củ năng có chứa 2 chất kháng khuẩn tự nhiên là flavonoids và polyphenolic. 2 loại chất này ngoài giúp ngăn chặn khả năng mắc bệnh ung thư, chúng còn giúp ức chế, kìm hãm sự phát triển của các loại virus gây viêm, tổn thương tế bào.

Củ năng có chứa 2 chất kháng khuẩn tự nhiên.
Củ năng có chứa 2 chất kháng khuẩn tự nhiên.

Kích thích mọc tóc

Hàm lượng vitamin K, B và E có trong củ năng giúp kích thích khả năng mọc tóc. Mái tóc của bạn sẽ nhanh dài hơn, chắc khỏe hơn nếu bạn thường xuyên thêm củ năng vào thực đơn hàng ngày đấy nhé!

Hàm lượng vitamin K, B và E có trong củ năng giúp kích thích mọc tóc.
Hàm lượng vitamin K, B và E có trong củ năng giúp kích thích mọc tóc.

Củ năng tốt cho da

Bạn có biết vitamin C là chất chống oxy hóa rất tốt cho làn da? Củ năng là loại thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin C, kết hợp cùng vitamin B5 giúp phục hồi làn da sau xạ trị, chữa lành vết thương và bảo vệ làn da khỏi sự tác động của ánh nắng mặt trời.

Lượng vitamin C trong củ năng rất tốt cho làn da.
Lượng vitamin C trong củ năng rất tốt cho làn da.

>> Xem thêm: Cách Làm Thạch Củ Năng Giòn Ngon Nhiều Màu Đơn Giản

Tốt cho thai nhi

Một số dưỡng chất tốt cho thai nhi có trong củ năng phải kể đến như: Axit folic, chất sắt, hàm lượng vitamin E, K và B. Các chất dinh dưỡng này sẽ cùng tham gia giúp thai nhi phát triển toàn diện.

Ngoài ra, củ năng còn được biết đến là 1 nguồn thực phẩm giúp các mẹ bầu giảm nguy cơ sảy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên nữa đấy!

Củ năng giúp các mẹ bầu giảm nguy cơ sảy thai.
Củ năng giúp các mẹ bầu giảm nguy cơ sảy thai.

Củ năng giúp giảm đau nửa đầu

Bạn thường xuyên mắc chứng đau nửa đầu thì hãy thêm ngay củ năng vào thực đơn hàng ngày nhé. Bởi trong củ năng có chứa hàm lượng vitamin B2 giúp làm giảm tần suất và mức độ của các cơn đau đầu toàn diện hoặc chứng đau nửa đầu vô cùng hiệu quả.

Củ năng giúp làm giảm tần suất và mức độ của chứng đau nửa đầu.
Củ năng giúp làm giảm tần suất và mức độ của chứng đau nửa đầu.

Củ năng ăn sống có được không?

Củ năng là 1 loại thực phẩm hoàn toàn có thể ăn sống. Củ năng ăn ngay sau khi lột vỏ và rửa sạch sẽ có vị ngọt thanh, giòn giòn như trái táo. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa thì bạn nên chế biến củ năng bằng cách: Luộc, xào, nấu,… rồi thưởng thức.

Củ năng có thể ăn sống sau khi lột vỏ và rửa sạch.
Củ năng có thể ăn sống sau khi lột vỏ và rửa sạch.

Những lưu ý quan trọng khi ăn củ năng

  • Những người có thể trạng hàn sử dụng nhiều củ năng sẽ dễ bị lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu lỏng. Dấu hiệu bệnh hàn như cảm giác ớn lạnh, sợ gió, quạt, sắc mặt tái xanh, ít khát nước, tiểu trong, đại tiện lỏng, thích dùng những thức ăn hoặc gia vị nóng,…
  • Những người có thể trạng bình thường lưu ý chỉ ăn từ 1-2 lần trong tuần là tốt nhất, vì ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Trong khâu chế biến củ năng tươi, đầu tiên cần phải rửa qua lớp bùn, sau đó gọt sâu phần cuống. Việc này nhằm lấy đi toàn bộ nơi trú ngụ của các ký sinh trùng, do củ năng sinh sống trong bùn.
  • Nhiều người có thói quen ăn sống củ năng, tuy nhiên việc này tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập cơ thể. Vì vậy khuyến khích ăn củ năng đã qua nấu chín.
Nên chế biến chín củ năng thành các món ăn rồi thưởng thức.
Nên chế biến chín củ năng thành các món ăn rồi thưởng thức.

Hy vọng, với nội dung mà bTaskee vừa chia sẻ đã giúp bạn bổ sung thêm nhiều kiến thức hơn về củ năng. Hãy vào bếp và chế biến ngay những món ngon từ củ năng để chiêu đãi bạn bè và gia đình ngay hôm nay nhé!

>>> Xem thêm các nội dung liên quan:

  • Tác Dụng Của Khoai Lang: Ăn Nhiều Khoai Có Tốt Không?
  • Khoai Tây: Giá Trị Dinh Dưỡng Và Công Dụng Cho Sức Khỏe
  • Khoai Mì: Công Dụng Và Những Điều Cần Lưu Ý Khi Sử Dụng

Từ khóa » Củ Năng Là Gì