Cứ Ngỡ Con đi Nhón Chân Là Chuyện Bình Thường, Ai Ngờ đây Lại Là ...
Có thể bạn quan tâm
Đi bằng ngón chân là một hiện tượng bình thường đối với trẻ em từ 12 đến 15 tháng tuổi. Bởi khi đó, trẻ đang thử khám phá các tư thế đi khác nhau. Song, nếu trẻ vẫn tiếp tục đi trong tư thế này khi đã được 2 tuổi thì bố mẹ nên lưu tâm. Vì ngoài việc đi nhón chân để khám phá, có khả năng trẻ đang mắc phải một số bệnh tiềm ẩn nguy hiểm nếu sau 2 tuổi vẫn giữ kiểu đi này.
1. Cơ bắp chân bị căng cứng
Nếu trẻ không ngừng đi nhón chân liên tục sau 2 tuổi, bố mẹ cần đưa con đi bác sĩ kiểm tra xem con có bị cứng cơ bắp chân, đặc biệt là cứng ở gân Achilles - dải mô nối các cơ bắp ở phía sau chân dưới với xương gót chân hay không. Nếu có, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bố mẹ cách trị liệu tại nhà cho con.
2. Loạn dưỡng cơ
Đây là một rối loạn di truyền làm suy yếu dần các cơ bắp của cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là do sự thiếu hụt hoặc mất các thông tin di truyền ngăn cản cơ thể trẻ tạo ra dystrophin - một loại protein giúp hình thành và duy trì kết cấu khỏe mạnh của các cơ trong cơ thể.
Hình ảnh đáng sợ khi giải cứu cho bé trai 8 tuổi cảnh báo bố mẹ thứ không ngờ tới cũng có thể gây tai nạn cho trẻĐọc ngay
Trẻ em bị bệnh loạn dưỡng cơ sẽ dần mất đi khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày như đi lại, ngồi thẳng, hít thở một cách bình thường cũng như di chuyển cánh tay và bàn tay. Do đó, nếu bố mẹ thấy con đang đi đứng thường lại đột nhiên đi bằng ngón chân thì có thể trẻ đã bị mắc hội chứng loạn dưỡng cơ.
3. Một bất thường về tủy sống
Hội chứng tủy sống bị trói là một rối loạn thần kinh, do các mô dính vào nhau làm hạn chế sự di chuyển của tủy sống bên trong cột sống. Kết quả là khi cột sống phát triển, tủy sống bị kéo căng ra và dây thần kinh bị tổn thương.
Đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ phải đi bằng ngón chân vì hội chứng tủy sống bị trói sẽ khiến trẻ khó có thể đi bình thường và nó thường mang lại đau đớn.
4. Bệnh bại não
Một nguyên nhân nữa khiến trẻ đi nhón chân là do trẻ bị mắc bệnh bại não. Căn bệnh này làm cho não không thể ra lệnh cho các vùng cơ ở chân thư giãn, khiến chúng co lại và căng cứng.
Trong trường hợp này, bố mẹ có thể nhận thấy các cơ trương lực cũng bị ảnh hưởng, trẻ không thể giữ vững tư thế và đi lại cũng không ổn định. Và việc được điều trị sớm là rất quan trọng, nó đảm bảo rằng sự co cứng không gây hại cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Xin lưu ý, bài viết này chỉ cung cấp thông tin một cách tương đối. Nếu bố mẹ nhận thấy con mình thường hay đi nhón chân sau 2 tuổi thì tốt nhất nên cho con đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
Nguồn: B.S
Từ khóa » đi Nhón Gót Có Tốt Không
-
Trẻ đi Nhón Chân Có Bình Thường Không? Cần Lưu ý Gì? | ACC
-
Trẻ đi Nhón Chân Có Cần Can Thiệp? - Vinmec
-
Tật đi Nhón Chân ở Trẻ Nhỏ (Toe- Walking) | BvNTP
-
VÌ SAO BÉ HAY ĐI NHÓN GÓT CHÂN?
-
Tại Sao Trẻ Tự Kỷ Thường Đi Nhón Chân?
-
Tập Nhón Gót Chân ít Phút Mỗi Ngày: Nhiều Bộ Phận Cơ Thể Thay đổi ...
-
Kiễng Gót Chân: Bài Tập Mang Lại 10 Tác Dụng Chữa Bệnh Hiệu Quả
-
Tật đi Nhón Chân ở Trẻ Em Liệu Có Cần Phải điều Trị?
-
Kiễng Chân - động Tác Giúp Giảm Thiểu được Gần 10 Căn Bệnh
-
Chứng đi Nhón Chân ở Trẻ - Hello Bacsi
-
Đi Kiễng Chân Có Tác Dụng Gì? Kiễng Chân Có Giảm Cân Không?
-
Những Sai Lầm Khi đi Bộ Gây ảnh Hưởng đến Sức Khỏe - Báo Lao Động
-
Tác Dụng Của Việc Kiễng Chân Mà Nhiều Người Không Ngờ
-
Bệnh Chứng đi Nhón Chân ở Trẻ