Tập Nhón Gót Chân ít Phút Mỗi Ngày: Nhiều Bộ Phận Cơ Thể Thay đổi ...
Có thể bạn quan tâm
Nhón chân ít phút mỗi ngày: Cơ thể thay đổi ngạc nhiên sau 1 tháng
Đối với những người phải đứng hoặc ngồi nhiều trong một thời gian dài, có thể dễ bị đau và tê ở các chi dưới, đi kèm nhiều các bệnh khác, rất có hại cho sức khỏe.
Do đó, những người như vậy thường có thể tìm kiếm một phương pháp đơn giản nào đó để cải thiện tình hình và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Nghiên cứu của Đông y cho rằng, nếu bạn đứng nhón chân ít phút mỗi ngày cũng có thể giúp giảm bớt sự khó chịu, đồng thời có thể bổ sung khí thận, ngăn ngừa bệnh trĩ và nhiều lợi ích thiết thực khác.
Nếu mỗi ngày đều đứng nhón chân, cơ thể sẽ thay đổi ra sao sau một tháng? Hãy xem những phân tích dưới đây của các chuyên gia dưỡng sinh đăng trên kênh Bác sĩ Gia đình (TQ) để bạn có thêm động lực, kiên trì làm thử.
1. Cải thiện lưu thông máu ở phần dưới cơ thể
Thường xuyên đứng nhón chân một cách đều đặn hàng ngày có thể cải thiện lưu thông máu của phần dưới cơ thể. Những người thường xuyên phải đứng hoặc ngồi một chỗ rất dễ bị các triệu chứng tê bì tay chân trong thời gian dài. Từ đó dễ bị đau và tê bàn chân, suy tĩnh mạch nghiêm trọng ở phần chi dưới.
Trong trường hợp nghiêm trọng còn có thể bị tắc mạch máu ở vùng chi dưới.
Những người thường xuyên giữ yên tư thế cơ thể, ít vận động cũng có thể làm cho máu chảy ngược về chi dưới. Các cơ chân rất phát triển và có một số lượng lớn các mạch máu làm việc nặng nề hơn. Trong trường hợp này, đứng nhón chân có thể làm cho các cơ chân co giãn, và làm tăng việc tưới máu của cơ bắp khi thư giãn.
Việc nhón chân lên và hạ xuống giống như một kiểu tập thể dục cho mạch máu, làm cho chúng vừa co lại, vừa giãn ra. Khi các cơ bắp được thắt chặt, các mạch máu được ép, cho phép máu của tĩnh mạch chảy vào tim, từ đó thúc đẩy quá trình lưu thông máu hiệu quả hơn.
2, Giúp đi đại tiện nhanh, có thể ngăn ngừa bệnh trĩ
Khi bạn thực hiện động tác nhón gót chân , bạn có thể nhấc gót chân lên cao và đứng các ngón chân. Khi các ngón chân bị căng thẳng, hậu môn sẽ được nâng lên, các cơ hậu môn sẽ bị co lại, và máu đọng trong các tĩnh mạch trực tràng sẽ chảy ngược về khoang dưới, điều này sẽ cải thiện tình trạng tắc nghẽn vùng hậu môn.
Động tác thể dục này thực hiện thường xuyên có thể giúp cho quá trình đại tiện diễn ra nhanh hơn, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ và ngăn ngừa chúng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.
Ngoài ra, việc đứng nhón chân cũng cso thể giảm bớt các hoạt động căng thẳng ở não, là nguyên nhân gây ra đau đầu là chóng mặt vì căng thẳng não quá mức.
3, Tăng cường và bổ sung khí cho thận
Y học truyền thống Trung Quốc tin rằng mối quan hệ giữa gót chân và thận rất mật thiết, gần gũi. Khi chúng ta đứng nhón gót chân, có thể kích thích các huyệt đạo của thận hoạt động mạnh hơn.
Sau tuổi 30, thận sẽ ngày càng yếu đi và sẽ không đủ dương khí, dẫn đến các hiện tượng như phù nề vùng thân dưới, cơ thể sẽ cảm giác bị lạnh và hay bị sợ lạnh. Lúc này, việc đứng nhón chân thường xuyên có thể bổ sung dương khí cho thận.
Ngoài ra, động tác nhón chân đơn giản này cũng có thể giúp điều trị chứng rối loạn chức năng tiết niệu. Y học truyền thống Trung Quốc nghiên cứu kết luận rằng rối loạn chức năng tiết niệu là do khí hóa bàng quang không thuận lợi.
Trong khi đó, có một tuyến kinh mạch bàng quang ở phía bên ngoài của gót chân, khi đứng nhón chân sẽ tác động mạnh lên kinh mạch bàng quang, làm cho bàng quang vận hành ổn định, từ đó có thể giúp đi tiểu thuận lợi.
4, Cải thiện chức năng hoạt động của mạch máu não
Theo quan niệm của Đông y, gót chân và não cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu chúng ta nhón gót chân thường xuyên có thể cải thiện lưu thông máu của não. Động tác này rất phù hợp với những người thường xuyên sử dụng não và áp lực công việc nhiều.
Lời khuyên dành cho bạn là mỗi ngày nên dành ra 10 phút để tập nhón gót chân, kết hợp với hít thở sâu. Sau khi thực hiện xong bài tập này, có thể khiến não tràn đầy năng lượng và giảm căng thẳng, thay đổi cảm xúc của bạn.
5, Có thể bảo vệ tim mạch
Đứng nhón gót chân, tạo ra lực nén lên đầu ngón chân tương đương với bài tập aerobic, giúp thúc đẩy lưu thông máu đi khắp cơ thể, tăng cường khả năng cơ tim, cho phép tim lấy đủ oxy và cung cấp máu, cải thiện chức năng tim, từ đó có thể giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và mạch máu não.
Lời khuyên bổ sung:
Nếu bạn đang bận rộn trong công việc, không có đủ thời gian để đứng nhón gót chân, bạn cũng có thể ngồi để làm việc này bằng cách ngồi và giữ cho đầu gối và đùi cân bằng.
Đặt hai chai nước khoáng hoặc vật nặng tương đương trực tiếp lên đùi để tập thể dục bằng cách nâng trọng lượng này trong khi nhón gót. Nên thực hiện khoảng 50 lần mỗi ngày, nhón gót lên rồi hạ xuống đều đặn.
Bất kỳ khi nào rảnh rỗi, bạn đều nên thử tập động tác này, không kể thời gian và địa điểm, cũng không bắt buộc phải làm đủ thời lượng dài. Chỉ cần ít phút là đủ. Có thể làm nhiều lần trong ngày.
Theo Trí thức trẻ
Từ khóa » đi Nhón Gót Có Tốt Không
-
Trẻ đi Nhón Chân Có Bình Thường Không? Cần Lưu ý Gì? | ACC
-
Trẻ đi Nhón Chân Có Cần Can Thiệp? - Vinmec
-
Tật đi Nhón Chân ở Trẻ Nhỏ (Toe- Walking) | BvNTP
-
VÌ SAO BÉ HAY ĐI NHÓN GÓT CHÂN?
-
Tại Sao Trẻ Tự Kỷ Thường Đi Nhón Chân?
-
Kiễng Gót Chân: Bài Tập Mang Lại 10 Tác Dụng Chữa Bệnh Hiệu Quả
-
Tật đi Nhón Chân ở Trẻ Em Liệu Có Cần Phải điều Trị?
-
Kiễng Chân - động Tác Giúp Giảm Thiểu được Gần 10 Căn Bệnh
-
Chứng đi Nhón Chân ở Trẻ - Hello Bacsi
-
Đi Kiễng Chân Có Tác Dụng Gì? Kiễng Chân Có Giảm Cân Không?
-
Những Sai Lầm Khi đi Bộ Gây ảnh Hưởng đến Sức Khỏe - Báo Lao Động
-
Tác Dụng Của Việc Kiễng Chân Mà Nhiều Người Không Ngờ
-
Bệnh Chứng đi Nhón Chân ở Trẻ
-
Cứ Ngỡ Con đi Nhón Chân Là Chuyện Bình Thường, Ai Ngờ đây Lại Là ...