Cửa Sổ Johari Là Gì? Ứng Dụng Của Johari Trong Giao Tiếp - JobsGO

Đánh giá post

Mô hình cửa sổ Johari là một mô hình được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong thực tế, giúp bạn phát triển cá nhân hay phát triển các kỹ năng nhóm. Để hiểu rõ hơn về mô hình này, hãy cùng JobsGO tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

JobsGO Banner

Mục lục

  • Mô hình cửa sổ Johari là gì?
  • Phân tích mô hình cửa sổ Johari
    • Open Area – Vùng Mở
    • Hidden Area – Vùng Ẩn
    • Blind Spot – Điểm mù
    • The Unknown Area – Vùng chưa biết
  • Kỹ năng dùng cửa sổ Johari

Mô hình cửa sổ Johari là gì?

mô hình cửa sổ Johari
Mô hình cửa sổ Johari là gì?

Hiểu đơn giản, mô hình cửa sổ Johari là mô hình cung cấp cho con người phương pháp để nhìn nhận bản thân và hiểu về cách mà người khác nhìn nhận về mình. Chính vì thế, nó có khả năng giúp con người tự nâng cao nhận thức hay giúp các cá nhân trong một nhóm gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau thông qua 4 thiết lập góc. Ngoài ra, mô hình này còn được con người sử dụng để phát triển các năng lực bản thân, trong đó nổi bật là khả năng giao tiếp. Cửa sổ Johari có thể cung cấp cho bạn phương pháp nhìn nhận bản thân và hiểu cách người khác nhìn nhận về bạn.

👉 Xem thêm: 5 rào cản giao tiếp phổ biến chốn công sở & cách vượt qua

Phân tích mô hình cửa sổ Johari

Mô hình Johari nổi bật với 4 ô cửa sổ, mỗi ô thể hiện những nội dung, thông tin cụ thể như:

Open Area – Vùng Mở

Open Area hay còn được gọi với cái tên vùng mở. Bạn và người khác đều biết về những thông tin tại khu vực này và có sự thống nhất về thái độ, kỹ năng, kinh nghiệm, cảm xúc. Chính vì vậy, khi vùng mở càng rộng thì càng góp phần nâng cao khả năng giao tiếp, giúp mỗi người xây dựng và phát triển những mối quan hệ gắn bó. Nhờ có vùng mở, mỗi cá nhân trong nhóm có thể trao đổi một cách thoải mái, cởi mở hơn. 

Hidden Area – Vùng Ẩn

Khác với vùng mở Open Area, vùng ẩn (Hidden Area) là ô cửa sổ cung cấp thông tin mà bạn đã biết nhưng người khác thì chưa. Chính vì thế, tùy thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp và nhu cầu cá nhân, bạn có thể lựa chọn chia sẻ cho người khác những thông tin tại vùng ẩn. Từ đó, bạn và những người xung quanh có thể chuyển sang giao tiếp ở khu vực cửa sổ Open Area. Điều này không chỉ cho phép bạn nâng cao khả năng giao tiếp mà còn giúp bạn xây dựng được lòng tin từ người đối diện. 

mô hình cửa sổ Johari
Phân tích mô hình cửa sổ Johari

Blind Spot – Điểm mù

Ô cửa sổ Blind Spot hay còn gọi là điểm mù, là khu vực thông tin những người khác đã biết, nhưng bạn lại chưa biết. Vậy nên, nó là rào cản làm hạn chế sự giao tiếp của bạn với người khác. Khi ở trong cửa sổ Blind Spot, con người thường vô thức bộc lộ những sự lo lắng, bất an thông qua hành động gãi đầu, gãi tai, liếc mắt các hướng,… Vậy nên, bạn cần phải tích cực tìm hiểu, học tập, tự trải nghiệm để góp phần nâng cao hiểu biết của bản thân, giúp thu hẹp dần điểm mù với những người khác. 

The Unknown Area – Vùng chưa biết

The Unknown Area hay còn gọi là vùng chưa biết. Đây là khu vực thông tin mà bạn và người khác cùng chưa biết khi giao tiếp với nhau. Chính vì thế, mọi người có thể cùng khám phá, trải nghiệm, tìm hiểu cùng nhau, giúp cuộc trò chuyện cởi mở và gần gũi hơn, giúp nâng cao sự gắn kết giữa mỗi cá nhân. 

👉 Xem thêm: Làm gì để cải thiện khả năng giao tiếp?

Kỹ năng dùng cửa sổ Johari

Để mô hình cửa sổ Johari đem lại hiệu quả, bạn có thể áp dụng chúng như sau: 

  • Bắt đầu từ vùng mở (Open Area): Bạn hãy mở đầu cuộc trò chuyện với mọi người bằng gì mình biết và họ cũng biết. Hay nói cách khác, hãy giao tiếp với người khác xuất phát từ vùng mở. 
  • Từ vùng mở (Open Area) chuyển sang vùng ẩn (Hidden Area): Ngoài thông tin mà bạn và người đối diện cùng biết, hãy tiếp tục cuộc trò chuyện bằng những gì bạn biết mà họ chưa biết. Tức là, hãy đưa họ khám phá ô cửa sổ vùng ẩn và chia sẻ, bộc bạch với họ một số điều chỉ bạn mới biết. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng xây dựng được lòng tin trong mọi người.
mô hình cửa sổ Johari
Kỹ năng dùng cửa sổ Johari
  • Phá vỡ điểm mù (Blind Spot): Với những thông tin người khác biết mà bạn chưa biết, để phá vỡ điểm mù trong cuộc trò chuyện giao tiếp, bạn nên chủ động, tích cực học hỏi, khám phá để nâng cao, cải thiện kỹ năng, kiến thức, trải nghiệm bản thân. 
  • Cùng khám phá vùng chưa biết: Cuối cùng, hãy cùng người đối diện khám phá những thông tin mà cả hai cùng chưa biết để tăng sự gắn kết cho mối quan hệ với mọi người.

👉 Xem thêm: Cách làm việc nhóm hiệu quả – bí quyết phát triển bản thân 

Hy vọng những thông tin trên đây của JobsGO sẽ cung cấp cho mọi người góc nhìn toàn diện về mô hình cửa sổ Johari và chúc các bạn sẽ áp dụng mô hình này một cách hiệu quả và thành công nhất.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên:

  • Facebook
  • X (Twitter)
  • LinkedIn

Bài viết liên quan:

  • Critical Thinking Là Gì? 6 Cấp Độ Của Critical Thinking
    Critical Thinking Là Gì? 6 Cấp Độ Của Critical Thinking
  • CC Trong Email Là Gì? 6 Bước Sử Dụng CC, BCC Chuẩn, Chuyên Nghiệp
    CC Trong Email Là Gì? 6 Bước Sử Dụng CC, BCC Chuẩn,…
  • Macro Là Gì? Macro Trong 4 Lĩnh Vực Phổ Biến Nhất
    Macro Là Gì? Macro Trong 4 Lĩnh Vực Phổ Biến Nhất
  • Áp Lực Công Việc Là Gì? 9 Biểu Hiện Phổ Biến Của Áp Lực Công Việc
    Áp Lực Công Việc Là Gì? 9 Biểu Hiện Phổ Biến Của Áp…
  • Tư Duy Là Gì? 4 Đặc Điểm Của Tư Duy
    Tư Duy Là Gì? 4 Đặc Điểm Của Tư Duy
  • Các Hàm Trong Excel Cơ Bản, Thường Được Sử Dụng Nhất {YEAR}
    Các Hàm Trong Excel Cơ Bản, Thường Được Sử Dụng Nhất 2024

Từ khóa » Cửa Sổ Johari Trong Doanh Nghiệp