Cục Viễn Thám Quốc Gia: Những Thành Tựu Nổi Bật Hơn 40 Năm Qua
Có thể bạn quan tâm
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành về thăm trạm thu ảnh viễn thám năm 2021
Công nghệ viễn thám phát triển không ngừng
Năm 2013, Cục Viễn thám Quốc gia đã chính thức được thành lập và trở thành một lĩnh vực QLNN trực thuộc Bộ TN&MT. Các văn bản QPPL về viễn thám đã và đang được ban hành; hạ tầng viễn thám ngày càng phát triển gồm vệ tinh viễn thám, trạm thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám, CSDL viễn thám; thông tin trích xuất từ dữ liệu viễn thám được sử dụng rộng rãi cho nhiều ngành, lĩnh vực từ trung ương đến địa phương.
Vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam (VNREDSat-1) được phóng thành công lên quỹ đạo ngày 7/5/2013 ghi dấu mốc lịch sử quan trọng cho ngành khoa học vũ trụ và viễn thám của Việt Nam, Cục Viễn thám Quốc gia là đơn vị chính tham gia quá trình thu nhận và xử lý dữ liệu từ vệ tinh. Việt Nam đã chủ động cung cấp ảnh vệ tinh độ phân giải cao cho các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố có nhu cầu sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh viễn thám phục vụ phát triển KT-XH, ứng phó với thảm hoạ thiên nhiên và BĐKH.
Đặc biệt, trong giai đoạn từ năm 2013 đến nay, Cục đã xây dựng, trình ban hành được 22 văn bản QLNN, trong đó, 2 văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ là Nghị định số 03/2019/NĐ-CP quy định về hoạt động viễn thám và Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 01/2/2019 phê duyệt Chiến lược phát triển viễn thám quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040. Đây là hành lang pháp lý, những định hướng quan trọng để thực hiện công tác QLNN về viễn thám trong giai đoạn đến năm 2040, mở ra tiền đề cho việc đẩy mạnh các hoạt động QLNN và ứng dụng viễn thám trong quản lý tài nguyên, BVMT và phát triển KT - XH.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho đại diện Cục Viễn thám Quốc gia
Bên cạnh đó, các dự án, nhiệm vụ chuyên môn đều có chất lượng tốt, có ý nghĩa to lớn trong việc quản lý TNTN và BVMT và được Bộ TN&MT đánh giá cao. Đặc biệt, kết quả dự án “Giám sát tài nguyên môi trường biển, hải đảo bằng công nghệ viễn thám được bình chọn là sự kiện nổi bật năm 2014 của Bộ.
Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, Cục Viễn thám Quốc gia đang tích cực tiến hành phát triển các trạm thu mới, có tính năng hiện đại nhằm thu được một số loại vệ tinh viễn thám có độ phân giải siêu cao khác nhau. Theo đó, Cục đang tiến hành xây dựng mới một trạm thu tại Hà Nội để thu nhận dữ liệu viễn thám quang học độ phân giải siêu cao 0,75 m Kompsat 3A của Hàn Quốc và thu ảnh viễn thám radar Cosmo -SKYMED tại Cục Viễn thám Quốc gia.
Cùng với việc xây mới trạm vệ tinh tại Hà Nội, Cục cũng đang triển khai thực hiện dự án xây dựng “Trạm ASEAN - Ấn Độ về Dò tìm và Tiếp nhận Dữ liệu và Trung tâm Xử lý và Phân phối Dữ liệu” tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 3, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương thuộc khuôn khổ hợp tác ASEAN - Ấn Độ, dự kiến sẽ đi vào vận hành từ tháng 1/2024. Khi Trạm này đi vào hoạt động sẽ tăng cường hiệu quả ứng dụng ảnh viễn thám, cho phép theo dõi, giám sát các đối tượng trên bề mặt ở nhiều mức độ khác nhau về cả không gian và thời gian, từ khái quát đến chi tiết. Bên cạnh việc xây mới trạm thu nhận dữ liệu viễn thám, Cục đã và đang chú trọng việc xây dựng và ban hành các quy trình ứng dụng công nghệ viễn thám mới phù hợp với điều kiện Việt Nam. Mục tiêu là nhằm có được hệ thống đồng bộ thu nhận, xử lý dữ liệu và sử dụng tư liệu ảnh viễn thám đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng viễn thám phục vụ phát triển KT-XH, đưa công nghệ viễn thám trở thành một công cụ hữu dụng phục vụ công tác quản lý, giám sát đa ngành, đa lĩnh vực.
Làm chủ công nghệ viễn thám
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Cục Viễn thám Quốc gia.
Trạm thu Dữ liệu ảnh viễn thám là một bước đột phá lớn, thúc đẩy sự phát triển ứng dụng công nghệ viễn thám ở nước ta, đặt nền móng cơ bản cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ viễn thám ở tầm quốc gia. Kể từ đây, Việt Nam trở thành nước thứ 5 khu vực Đông Nam Á có Trạm Thu Dữ liệu ảnh viễn thám. Trạm thu đã cung cấp một khối lượng lớn ảnh viễn thám, giải quyết cơ bản các vấn đề về quản lý và giám sát TNTN, môi trường, giám sát tác động của BĐKH,…
Từ năm 2020, một loạt các nhiệm vụ quan trọng được tổ chức thực hiện song song nhằm đảm bảo tiến độ thi công bao gồm nhiệm vụ đặc thù bảo trì Trạm thu Dữ liệu ảnh viễn thám; nâng cấp hệ thống thu tín hiệu vệ tinh và cung cấp chế độ truy cập mở trực tiếp SPOT 6/7 và “Hệ thống quản lý dữ liệu và xử lý ảnh hiệu năng cao” thuộc Tiểu dự án 3 “Xây dựng Hệ thống giám sát biến động bờ sông, bờ biển khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bằng công nghệ viễn thám”.
Đến thời điểm hiện tại, nguồn dữ liệu quan trọng bổ sung cho sự thiếu hụt dữ liệu ảnh viễn thám chất lượng cao hiện nay trên lãnh thổ Việt Nam với các cảnh ảnh Pléiades 1A/1B và cảnh ảnh SPOT 6/7 đã thu nhận và cung cấp đến các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ tại các bộ, ngành, địa phương, sự kiện “Thu nhận tín hiệu vệ tinh SPOT 6/7 độ phân giải cao, đáp ứng nhu cầu quản lý TN&MT và các hoạt động phát triển KT - XH”. Đây là một trong số hệ thống thu nhận tín hiệu vệ tinh chủ lực để cung cấp ảnh viễn thám phục vụ công tác QLNN, quan trắc, giám sát và điều tra cơ bản về TN&MT hiện nay. Theo đó, thu nhận tín hiệu vệ tinh SPOT 6/7 độ phân giải cao, đáp ứng nhu cầu quản lý TNMT và các hoạt động phát triển KT - XH được bình chọn là sự kiện nổi bật năm 2021 của Bộ.
Mặc dù ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid-19, Đài Viễn thám Trung ương cùng các đối tác quốc tế, cụ thể các chuyên gia của Pháp trao đổi, hướng dẫn đào tạo kỹ thuật, tiếp nhận công nghệ, thiết bị và được lắp đặt hoàn thiện, vận hành đồng bộ, đảm bảo tiến độ, chất lượng. Đặc biệt, kinh nghiệm từ đợt nâng cấp hệ thống để thu nhận vệ tinh VNREDSat-1 đã được áp dụng trong quản lý, vận hành hệ thống, thành thạo từ lập chương trình chụp ảnh đến thu nhận, xử lý tín hiệu ra sản phẩm ảnh, phân phối sản phẩm, sử dụng các dịch vụ bảo trì và đảm bảo vận hành hệ thống thông suốt trong thời gian qua. Trạm thu Dữ liệu ảnh viễn thám hiện đại đã sẵn sàng về chuyên môn khi đối mặt với những thách thức từ việc tổ chức vận hành, bảo trì và xử lý song song hai hệ thống thu nhận và xử lý tín hiệu vệ tinh SPOT 6/7, VNREDSat-1 và các loại dữ liệu khác; đồng thời, khẳng định năng lực ứng dụng, vận hành, khai thác, sử dụng công nghệ viễn thám của đội ngũ cán bộ của Cục Viễn thám Quốc gia.
Thời gian tới, Cục Viễn thám Quốc gia tiếp tục tăng cường phối hợp, hội nhập quốc tế; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ viễn thám; phổ biến rộng các sản phẩm viễn thám cho các hoạt động phát triển KT-XH, quản lý tài nguyên, BVMT, BĐKH.
Tiếp nối truyền thống của các thế hệ cha anh, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn lĩnh vực viễn thám tiếp nối xứng đáng truyền thống vẻ vang, tiếp tục phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng các chủ trương, chính sách, pháp luật về viễn thám phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường, hiện đại, đồng bộ, hội nhập, bảo đảm công khai, minh bạch và tổ chức thực thi hiệu quả; nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng viễn thám phục vụ tốt nhu cầu dữ liệu viễn thám cho các ngành, lĩnh vực và của cộng đồng ứng dụng công nghệ viễn thám trong cả nước; đưa công nghệ viễn thám trở thành một trong các trụ cột của hệ thống quan trắc, giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.n
Cục Viễn thám Quốc gia
Từ khóa » Cục Viễn Thám Quốc Gia
-
CỤC VIỄN THÁM QUỐC GIA - TrangChu
-
Cục Viễn Thám Quốc Gia (Việt Nam) - Wikipedia
-
EVN Ký Kết Hợp Tác Với Cục Viễn Thám Quốc Gia Về Việc ứng Dụng Dữ ...
-
EVN Hợp Tác Với Cục Viễn Thám Quốc Gia Xây Dựng Nền Tảng Dữ Liệu ...
-
Nỗ Lực Thi đua Làm Chủ Công Nghệ Viễn Thám
-
Cung Cấp, Khai Thác Và Sử Dụng Dữ Liệu Viễn Thám Quốc Gia
-
Đảng ủy Cục Viễn Thám Quốc Gia Sơ Kết 6 Tháng đầu Năm 2022
-
How To Get To Cục Viễn Thám Quốc Gia In Minh Khai By Bus? - Moovit
-
Quy định Về Quản Lý, Khai Thác Trạm Thu, Trạm điều Khiển Vệ Tinh Viễn ...
-
Cục Trưởng Cục Viễn Thám Quốc Gia Nguyễn Quốc Khánh
-
Cục Viễn Thám Quốc Gia - Kinh Tế Môi Trường
-
Cục Viễn Thám Quốc Gia: Cải Cách Hành Chính Toàn Diện Trên Môi ...
-
Đưa Việt Nam Trở Thành Quốc Gia Mạnh Về Lĩnh Vực Viễn Thám