Cúm A/B Và Tác Hại Của Nó Trong Thời điểm Dịch Covid 19 | BvNTP
Có thể bạn quan tâm
1. Bệnh cúm A/B là gì?
Bên cạnh dịch bệnh Covid 19 rất nguy hiểm thì thời điểm giao mùa như hiện tại là cơ hội cho rất nhiều bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp khác trong đó có cúm A/B. Tuy nhiên vì sự lo lắng về Covid có thể khiến nỗi lo khi bệnh cúm mùa tăng lên quá mức!
Cảm cúm hay còn gọi là cúm là một bệnh lý hô hấp thường xảy ra theo mùa và có khả năng lây lan rất nhanh trong cộng đồng do tác nhân gây bệnh là virus gây ra. Phổ biến nhất là cúm A và cúm B Hiện nay các loại virus có nguồn gốc từ động vật như gia cầm, gia súc ngày càng nhiều và ngày càng nguy hiểm như H5N1, H7N9, H1N1. Khác với các bệnh nhiễm trùng khác Bệnh cúm vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tất cả các phương pháp điều trị hiện nay là điều trị triệu chứng kết hợp với nghỉ ngơi, uống nhiều nước và bổ sung các chất dinh dưỡng.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A gây ra. Loại virus này có những type có thể lây từ động vật sang người hoặc từ người sang người và có tốc độ lây lan rất nhanh dễ gây ra đại dịch. Virus cúm A có nhiều chủng, thường gặp nhất ở nước ta là A/H1N1 và A/H3N2.
Cúm A lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp, qua nước bọt hay các dịch tiết mũi họng khi người bệnh hắt hơi, ho, hoặc lây qua đường tiếp xúc với một số vật chứa virus rồi qua bàn tay đưa lên mũi, mắt, miệng. Virus cúm A tồn tại khá lâu ngoài môi trường từ 5 đến 48 tiếng nên khả năng lây lan cũng mạnh hơn.
Cúm B cũng là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp giống như cúm A nhưng khác ở chỗ cúm B chỉ lây truyền từ người sang người và virus cúm B chỉ có 1 chủng duy nhất. Cúm B rất dễ lây lan và có khả năng gây ra dịch theo mùa và được lây suốt cả năm.
Ngoài cúm A và cúm B là những chủng cúm thường gặp nhất còn có 2 loại chủng virus cúm ít gặp hơn là cúm C và cúm D.
2. Các triệu chứng của bệnh cúm A/B
Các triệu chứng của bệnh cúm A/B thường xuất hiện đột ngột, thường xuất hiện sau 1 đến 2 ngày sau khi tiếp xúc với virus, các triệu chứng có thể kéo dài 2 đến 5 ngày và thường khỏi sau 7 đến 10 ngày. Khi mắc cúm A/B thường xuất hiện các triệu chứng:
- Sốt cao trên 38 độ C kéo dài khoảng 1 - 2 ngày đối với những trường hợp nặng có thể sốt trên 40oC (thường gặp ở trẻ em).
- Ớn lạnh.
- Hắt hơi, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, ho.
- Đau họng.
- Đau đầu, mệt mỏi, đau nhức các khớp, cơ.
- Dạ dày thường có cảm giác khó chịu, chán ăn.
- Một số người xuất hiện những triệu chứng nặng như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.
- Nặng hơn nữa sẽ có triệu chứng khó thở, viêm phổi.
Hình: Triệu chứng của bệnh cúm
3. Những người nào sẽ dễ mắc bệnh cúm A/B?
Tất cả các đối tượng đều có nguy cơ mắc bệnh cúm A/B nhưng những đối tượng dễ mắc phải nhất là:
- Trẻ em nhất là trẻ dưới 5 tuổi.
- Người già nhất là ở những người trên 65 tuổi.
- Những người có hệ miễn dịch kém, những người mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch.
- Người bị béo phì nặng.
- Những người có các bệnh lý mạn tính như bệnh tim mạch, bệnh phổi, COPD, hen, ung thư, HIV/AIDS,...
- Ngoài ra những người làm việc tại các môi trường đông người như trường học, bệnh viện, công sở có nguy cơ mắc bệnh có lây truyền bệnh cao.
4. Cách chăm sóc sức khỏe khi mắc cúm A/B
Người bệnh bị cúm A/B thường chỉ cần được chăm đúng cách và uống thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ thì các triệu chứng sẽ dần dần thuyên giảm và khỏi hẳn sau 3 - 5 ngày. Những người mắc bệnh cúm A/B cần cần phải chú ý những việc sau:
- Hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh đặc biệt là những người già, trẻ em và những người có sức đề kháng kém. Không nên đi lại ở những nơi tụ tập đông người.
- Nên nằm nghỉ ở những nơi thoáng mát, tránh gió, yên tĩnh không nên nằm ở những nơi có điều hòa vì có thể khiến cho các triệu chứng ho, khó thở, khàn giọng nghiêm trọng hơn.
- Cần mặc quần áo thoáng mát, uống nhiều nước.
- Nên kết hợp sử dụng các phương pháp giải cảm truyền thống như xông hơi các loại lá như: lá tía tô, ngải cứu, lá bưởi, lá chanh, lá sả,...
- Cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nên ăn những thức ăn dễ tiêu, ăn những thức ăn giải cảm như cháo hành, cháo tía tô,... Sử dụng bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C như nước cam, nước chanh muối, trà gừng,...
- Uống thuốc hạ sốt ngay khi xuất hiện triệu chứng sốt. Cần uống theo chỉ định của bác sĩ tránh lạm dụng thuốc.
- Nên súc họng và vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
- Trong trường hợp bắt buộc phải đi ra ngoài thì nên mang khẩu trang y tế và che mũi miệng khi bị ho, hắt hơi. Nên dùng khăn giấy thấm các dịch tiết đường hô hấp sau khi ho, hắt hơi để tránh lây lan virus ra ngoài môi trường.
Không chỉ người bệnh mà những người chăm sóc trực tiếp cho người bệnh cũng cần phải chú ý vì bản thân chính là người dễ bị lây bệnh nhất:
- Đeo khẩu trang y tế khi chăm sóc cho người bệnh.
- Thường xuyên rửa tay để loại bỏ virus bám vào tay trong quá trình chăm sóc.
- Cần ăn uống đầy đủ, bổ sung chất dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng chống lại virus gây bệnh.
- Tuyệt đối không ăn thức ăn thừa của người bệnh, không sử dụng chung đồ dùng cá nhân.
- Để riêng khăn giấy người bị cúm đã sử dụng để xử lý riêng với các loại rác thải khác.
- Không ôm quần áo bẩn của người bệnh vào người, nên luộc kĩ những đồ dùng mà người bệnh sử dụng hàng ngày sau khi dùng (bát, đũa, thìa, cốc,...).
- Khi có xuất hiện các triệu chứng của bệnh cần phải đi thăm khám và cách ly ngay.
Bệnh cúm A/B thường diễn biến nhẹ và tự hồi phục sau 2 - 7 ngày. Hơn nữa các triệu chứng của bệnh cúm và bệnh cảm lạnh thông thường tương đối giống dẫn đến nhiều người rất dễ nhầm tưởng nên chỉ sử dụng những thuốc kháng sinh thông thường để điều trị bệnh, việc này có thể gây nên có thể gây ra các triệu chứng nặng hơn và gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Cúm A Cúm B
-
Các Loại Cúm Khác Nhau: Cúm A, B, C Và Các Loại Khác - Vinmec
-
Virus Cúm B: Những điều Cần Biết - Vinmec
-
Virus Cúm B: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Phân Biệt Cúm A Và Cúm B?
-
Cúm B Là Gì? Có Gì Khác Với Cúm A Và C? - Hello Bacsi
-
Tư Vấn: Người Mắc Cúm B Triệu Chứng Như Thế Nào?
-
Giải đáp: Cúm B Là Gì? Cách Phòng Ngừa Và điều Trị Hiệu Quả
-
BỆNH CÚM - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Bệnh Cúm: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Chẩn đoán
-
Cúm B, Triệu Chứng Và điều Trị Và Cách Phòng Ngừa
-
Các Loại Cúm Thường Gặp: Triệu Chứng Và Những điều Cần Biết
-
Cúm B: Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Ngừa Thế Nào
-
Cúm - Bệnh Truyền Nhiễm - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
[CHI TIẾT A-Z] Bệnh Cúm Mùa: Cách Giảm Nhanh Triệu Chứng