Cúm B, Triệu Chứng Và điều Trị Và Cách Phòng Ngừa
Có thể bạn quan tâm
Không giống như virus cúm A, cúm loại B chỉ được tìm thấy ở người. Đối với cúm B triệu chứng có thể ít nghiêm trọng hơn virus cúm A, nhưng đôi khi vẫn cực kỳ có hại. Virus cúm B không được phân loại theo tiểu loại và cũng không gây ra đại dịch.
1. Cúm B là gì?
Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra. Có ba loại cúm chính, bao gồm:
- Loại A: Đây là dạng cúm phổ biến nhất, có thể lây từ động vật sang người và gây ra đại dịch.
- Loại B: Rất dễ lây lan và có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của bệnh nhân trong những trường hợp diễn tiến nghiêm trọng. Cúm B chỉ lây truyền từ người sang người, có khả năng gây ra dịch bệnh theo mùa và được truyền trong suốt cả năm.
- Loại C: Là dạng bệnh cúm nhẹ nhất, các triệu chứng của cúm loại C thường sẽ không gây hại.
Trong đó loại A và B tương tự nhau, nhưng cúm B chỉ có thể truyền từ người sang người. Một biểu hiện phổ biến của virut cúm là sốt, thường cao hơn 37,8 độ C. Nhìn chung, bệnh cúm rất dễ lây lan và trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng.
Cúm B có nguy hiểm không? Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC khẳng định cả hai loại cúm A và B đều có thể phát triển nghiêm trọng như nhau, phản bác quan niệm sai lầm trước đây cho rằng cúm loại B thường có xu hướng nhẹ hơn.
2. Triệu chứng cúm B
Cúm loại B sẽ khiến bệnh nhân gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn cảm lạnh thông thường. Phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm cúm có thể ngăn chặn virus tiến triển nặng và giúp bạn tìm ra hướng điều trị tốt nhất. Ở cúm B triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Sốt;
- Ớn lạnh;
- Viêm họng;
- Ho;
- Sổ mũi và hắt hơi;
- Mệt mỏi;
-
Đau nhức cơ khắp cơ thể;
2.1. Triệu chứng hô hấp
Tương tự như cảm lạnh thông thường, cúm B có thể khiến bạn gặp các triệu chứng về đường hô hấp. Các dấu hiệu khởi phát thường bao gồm:
- Ho;
- Tắc nghẽn;
- Viêm họng;
- Sổ mũi.
Tuy nhiên, các triệu chứng đường hô hấp do cúm có thể nghiêm trọng hơn và dẫn đến các biến chứng về sức khỏe khác. Nếu bạn bị hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp có nguy cơ làm nặng thêm các triệu chứng và thậm chí là gây ra một đợt hen nghiêm trọng.
Nếu không được điều trị hoặc trong những trường hợp nặng hơn, cúm B có thể gây ra:
- Viêm phổi;
- Viêm phế quản;
- Suy hô hấp;
- Suy thận;
- Viêm cơ tim hoặc viêm tim;
- Nhiễm trùng huyết.
2.2. Triệu chứng toàn thân
Một triệu chứng phổ biến của bệnh cúm là sốt lên tới 41,1 o C. Nếu bạn không hạ sốt trong vài ngày thì cần đến cơ sở y tế ngay lập tức. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp các biểu hiện khác bao gồm:
- Ớn lạnh;
- Nhức mỏi cơ thể;
- Đau bụng;
- Mệt mỏi;
- Yếu ớt.
2.3. Triệu chứng dạ dày
Một số ít trường hợp bệnh cúm B cũng có thể gây tiêu chảy hoặc đau dạ dày. Những triệu chứng này phổ biến ở trẻ em và dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề ở dạ dày. Ngoài ra, trẻ em bị nhiễm cúm loại B còn gặp những biểu hiện sau đây:
- Buồn nôn;
- Ói mửa;
- Đau bụng;
- Ăn mất ngon.
3. Điều trị cúm loại B
Nếu nghi ngờ nhiễm cúm, bạn cần bổ sung thêm nhiều chất lỏng để tránh bị mất nước. Bên cạnh đó, nên dành nhiều thời gian ngủ để cơ thể được nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng.
Đôi khi các triệu chứng cúm B sẽ tự động thuyên giảm. Tuy nhiên, những người có nguy cơ cao gặp biến chứng khi bị cúm thì nên đến khám bác sĩ ngay lập tức để được điều trị kịp thời.
Các đối tượng có nguy cơ gặp biến chứng cao bao gồm:
- Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là các bé dưới 2 tuổi;
- Người già từ 65 tuổi trở lên;
- Phụ nữ có thai hoặc vừa sinh ít hơn 2 tuần;
- Người Mỹ bản địa (thổ dân da đỏ và thổ dân Alaska)
- Người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc mắc một số bệnh mãn tính.
Đối với trường hợp người bị cúm là trẻ em, phụ huynh nên ưu tiên đưa trẻ đến cơ sở y tế trước khi áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà. Một số loại thuốc nếu dùng tùy tiện có thể làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng. Trẻ bị sốt do cúm nên ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi hạ sốt tự nhiên (không cần dùng thuốc).
Trong một số trường hợp cúm, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau và thuốc kháng virus để rút ngắn thời gian mắc bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn xảy ra.
4. Tiêm phòng vắc-xin cúm B
Các bác sĩ và nhiều tổ chức y tế trên thế giới đều khuyên mọi người nên tiêm phòng vắc-xin cúm B và các loại cúm nói chung hàng năm để tự bảo vệ bản thân chống lại những chủng virus thông thường.
- tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp - ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
- Đặc biệt, phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu vui chơi dành cho trẻ em, giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
- Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.
- Trường hợp bố mẹ đưa con đi tiêm sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.
Nguồn tham khảo: Webmd.com; Healthline.com
Từ khóa » Cúm A Cúm B
-
Các Loại Cúm Khác Nhau: Cúm A, B, C Và Các Loại Khác - Vinmec
-
Virus Cúm B: Những điều Cần Biết - Vinmec
-
Virus Cúm B: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Phân Biệt Cúm A Và Cúm B?
-
Cúm B Là Gì? Có Gì Khác Với Cúm A Và C? - Hello Bacsi
-
Tư Vấn: Người Mắc Cúm B Triệu Chứng Như Thế Nào?
-
Giải đáp: Cúm B Là Gì? Cách Phòng Ngừa Và điều Trị Hiệu Quả
-
BỆNH CÚM - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Bệnh Cúm: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Chẩn đoán
-
Các Loại Cúm Thường Gặp: Triệu Chứng Và Những điều Cần Biết
-
Cúm B: Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Ngừa Thế Nào
-
Cúm - Bệnh Truyền Nhiễm - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Cúm A/B Và Tác Hại Của Nó Trong Thời điểm Dịch Covid 19 | BvNTP
-
[CHI TIẾT A-Z] Bệnh Cúm Mùa: Cách Giảm Nhanh Triệu Chứng