Cúm Thường Và Cúm A Khác Nhau Như Thế Nào?
1. Cúm thường là gì? Cúm A là gì?
Cúm thường và Cúm A đều là những bệnh gây ra bởi virus. Tuy nhiên mức độ nguy hiểm của hai bệnh này là hoàn toàn khác nhau. Bệnh cúm thường (cảm cúm) thường nhẹ, nhanh khỏi sau vài ngày và ít gây ra các biến chứng nguy hiểm. Trong khi đó, Cúm A là bệnh nguy hiểm, tiến triển nhanh và khó kiểm soát, dễ gây biến chứng. Cụ thể như sau:
Cúm thường và Cúm A đều là bệnh gây ra bởi virus
Cúm thường
Bệnh này còn được gọi với cái tên thông thường là cảm cúm, cảm lạnh. Bệnh cúm thường xảy ra hầu như quanh năm, nhưng đặc biệt vào mùa thu đông do đặc tính sinh học của mầm bệnh. Mầm bệnh gây nên bệnh cúm thường là những loại virus. Có trên 100 loại virus khác nhau gây nên bệnh cúm thường và chúng thường phát triển mạnh ở điều kiện ẩm ướt, mát mẻ, nhiệt độ thấp.
Trong số các loại virus gây nên bệnh cúm thường thì Rhinovirus là loại thường gặp nhất, chúng phát triển và gây bệnh ở mũi, gây nên nhiều triệu chứng về hô hấp như: hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, ho,…
Cúm A
Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường xảy ra vào mùa đông - xuân, khi chuyển giao giữa hai mùa (cúm do mùa). Bệnh Cúm A gây ra bởi các chủng của virus Cúm A, bao gồm: H1N1, H5N1, H7N9. Bệnh lây lan qua đường hô hấp thông qua các hạt bụi, giọt nước li ti dính virus khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc với các đồ vật nhiễm virus rồi đưa lên mắt, mũi, miệng. Do đó, bệnh Cúm A lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, đặc biệt là những nơi tập trung nhiều người như các lễ hội mùa xuân, trường học, khu vui chơi,…
2. Phân biệt triệu chứng cúm thường và Cúm A
Cúm thường và Cúm A có các triệu chứng gần giống nhau, tuy nhiên vẫn có một số triệu chứng đặc thù của mỗi bệnh, cụ thể như sau:
Triệu chứng của người mắc cúm thường:
-
Chảy nước mũi.
-
Hắt hơi nhiều có khi liên tục.
-
Nghẹt mũi, sổ mũi.
-
Nhức đầu.
-
Ho kèm sốt nhẹ.
-
Người mệt mỏi, nhức cơ nhẹ.
Các triệu chứng bệnh cảm cúm thông thường chỉ dừng ở mức độ nhẹ và dễ điều trị, chóng khỏi trong vài ba ngày, đôi khi một tuần. Nếu được kê thuốc và điều trị chính xác sẽ nhanh khỏi và hầu như không để lại biến chứng gì.
Triệu chứng khi mắc bệnh Cúm A:
Những người mắc bệnh Cúm A ban đầu có thể có những biểu hiện như bệnh cúm thường đã nói ở trên. Ngoài ra, người bệnh còn có một số triệu chứng điển hình sau:
-
Ho.
-
Đau đầu.
-
Sưng hạch hầu họng, viêm, đau nhức vòm họng.
-
Sốt cao trên 38.5 độ và kéo dài.
-
Cơ thể mệt mỏi, đau nhức xương, cơ nặng, tê bì chân tay.
-
Buồn nôn, nôn mửa (thường thấy ở trẻ em).
-
Nhiều khi bệnh nặng sẽ có cảm giác khó thở, viêm phổi.
Các triệu chứng thường gặp ở Cúm A
Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già (> 65 tuổi), trẻ em (< 5 tuổi) và phụ nữ có thai. Rất khó phân biệt cúm thường và Cúm A thông qua mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Cần xem xét kỹ lưỡng các triệu chứng bệnh kết hợp với các chẩn đoán cận lâm sàng để xác định được là bệnh cúm thường hay Cúm A để sớm có hướng xử lý kịp thời.
3. Cách điều trị bệnh cúm thường và Cúm A
Điều trị cúm thường:
Cúm thường là một bệnh rất phổ biến và ít gây nguy hiểm. Bệnh có thể tự khỏi đối với những người có sức đề kháng tốt. Trường hợp cúm chưa biến chứng có thể không cần xét nghiệm hoặc điều trị cúm tại cơ sở y tế nếu biểu hiện triệu chứng nhẹ. Nếu triệu chứng nặng lên hoặc người bệnh lo lắng về tình trạng sức khỏe nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và chăm sóc.
Người bị cúm thường nên tắm nước ấm, súc miệng bằng nước muối ấm, không uống nước lạnh để giảm đau họng. Có thể sử dụng miếng dán giảm đau để giảm tình trạng đau nhức cơ - xương.
Kết hợp với sử dụng thuốc thì người bệnh cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước và bổ sung nhiều vitamin, dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng, nhanh chóng đẩy lùi bệnh và phục hồi sức khoẻ.
Điều trị Cúm A:
Như đã nói ở trên, cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp. Hiện nay chưa có thuốc chữa đặc hiệu mà chỉ có các biện pháp điều trị triệu chứng và hạn chế biến chứng xảy ra. Người mắc Cúm A cần phải lưu ý như sau:
-
Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi trong môi trường sạch sẽ, an toàn.
-
Bệnh nhân cần uống nhiều nước, ăn các thức ăn lỏng và dễ hấp thu để bù nước do mất nước khi sốt.
-
Các thuốc hỗ trợ trong điều trị Cúm A: thuốc hạ sốt, vitamin (đặc biệt là vitamin C) hỗ trợ tăng sức đề kháng. Các thuốc được sử dụng phải do bác sĩ chỉ định, bệnh nhân không được tự ý sử dụng thuốc hạ sốt, vitamin C, đặc biệt là không được sử dụng aspirin.
-
Cách ly người bệnh với những người xung quanh để hạn chế lây nhiễm lan rộng.
Cần cách ly người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm Cúm A
4. Phương pháp phòng Cúm A hiệu quả
Cúm A lây lan rất nhanh, mọi người đều có thể mắc phải Cúm A. Để phòng Cúm A cần phải tuân thủ theo các biện pháp sau:
-
Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn, khi đi từ ngoài về nhà, sau khi đi vệ sinh. Hạn chế đưa tay tiếp xúc vùng mắt, mũi, miệng.
-
Giữ gìn vệ sinh chung: Đeo khẩu trang khi ra ngoài, ở nơi đông người. Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khủy tay hoặc giấy ăn. Vệ sinh nhà cửa, trường học, cơ quan thường xuyên.
-
Khi có dấu hiệu sốt, ho, đau đầu,… trong đợt dịch thì cần phải cách ly và đưa đến cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác bệnh.
-
Phòng Cúm A cho trẻ em, người già, phụ nữ có thai là rất cần thiết. Bởi vì những đối tượng này có sức đề kháng yếu, dễ bị virus Cúm A xâm nhập.
-
Chủ động tiêm phòng Cúm A. Phòng Cúm A cho trẻ bằng cách đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi và chú ý tiêm nhắc lại.
Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng bạn đọc đã có thể phân biệt được cúm thường và Cúm A, đồng thời hiểu được mức độ nguy hiểm của bệnh. Để thuận lợi trong việc phát hiện Cúm A và các bệnh truyền nhiễm mùa đông - xuân, quý khách có thể sử dụng “Gói xét nghiệm sàng lọc các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mùa Đông Xuân” của MEDLATEC chúng tôi. Gói xét nghiệm này mang lại rất nhiều lợi ích cho khách hàng như không sợ lây nhiễm chéo bởi không cần đến bệnh viện; nhận kết quả nhanh chóng qua nhiều hình thức như tra cứu trên máy tính, điện thoại, dụng iCNM, email, tin nhắn,... Đặc biệt, MEDLATEC mang đến dịch vụ xét nghiệm tại nhà với chi phí ưu đãi, chỉ 10.000 đồng/lần.
Gói xét nghiệm sàng lọc bệnh mùa đông xuân của MEDLATEC
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ xét nghiệm tại nhà, quý khách vui lòng liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn miễn phí.
Từ khóa » Cúm ác Tính Là Gì
-
Cao điểm Mùa Cúm: 3 Nhóm Cần đặc Biệt đề Phòng Biểu Hiện Của ...
-
Khi Cúm Mùa Biến Chứng ác Tính | Vinmec
-
Cúm - Bệnh Truyền Nhiễm - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
BỆNH CÚM - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Bệnh Cúm: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Chẩn đoán
-
Cúm A: Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Bệnh Cúm Mùa: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Bệnh Cúm Nguy Hiểm Như Thế Nào? - VNVC
-
Nhận Biết Và đề Phòng Những Biến Chứng Nguy Hiểm Của Cúm A
-
Vì Sao Bệnh Cúm A Nguy Hiểm, Vaccine Phòng Bệnh Có Hiệu Quả ...
-
Bị Cúm A Rồi Có Mắc Lại Không? - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến Kiến ...
-
Bệnh Cảm Cúm Là Gì? Hiểu Rõ để Không Quá Xem Thường! • Hello Bacsi
-
[CHI TIẾT A-Z] Bệnh Cúm Mùa: Cách Giảm Nhanh Triệu Chứng
-
Cúm Mùa Từ A-Z: Tất Cả Những Gì Bạn Cần Biết