Cùng Bác Sĩ Tìm Hiểu Về Bệnh Sùi Mào Gà ở Cổ Họng - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Tổng quan về bệnh sùi mào gà
- Dấu hiệu của bệnh sùi mào gà ở cổ họng
- Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở cổ họng
- Điều trị sùi mào gà ở cổ họng như thế nào?
Trong suy nghĩ của nhiều người, bệnh sùi mào gà chỉ có thể xuất hiện ở bộ phận sinh dục (sùi mào gà sinh dục). Tuy nhiên sùi mào gà còn có thể xuất hiện ở những bộ phận khác của cơ thể, ví dụ như ở cổ họng. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị sùi mào gà ở cổ họng như thế nào? Mời bạn cùng ThS.BS Trần Quốc Phong tìm hiểu thêm thông tin về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan về bệnh sùi mào gà
Sùi mào gà là gì?
Sùi mào gà là căn bệnh xã hội nguy hiểm có thể xảy ra ở cả nam lẫn nữ. Biến chứng của bệnh này rất nguy hiểm nếu như không được phát hiện kịp thời và chữa trị đúng. Tuy nhiên, bệnh sùi mào gà rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác như mụn rộp sinh dục, chuỗi hạt ngọc dương vật… Điều này gây ảnh hưởng đến việc phát hiện và điều trị bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do virus HPV (Human papilloma virus) gây ra. HPV có hơn 120 chủng loại khác nhau. Song, chỉ một số ít trong đó mới gây ra bệnh sùi mào gà.
Hầu như con người phát triển khả năng miễn dịch với virus theo độ tuổi. Vì vậ,y bệnh sùi mào gà thường xảy ra phổ biến ở trẻ hơn so với ở người lớn. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể xảy ra ở những người có hệ miễn dịch yếu. Ví dụ ở một số người mắc HIV/AIDS và dùng Corticosteroid hay thuốc điều trị miễn dịch.
Các vị trí thường gặp của bệnh sùi mào gà
- Sùi mào gà ở nữ giới: Các khối u nhú sùi mào gà thường xuất hiện ở âm hộ, thành âm đạo, khu vực xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn, cổ tử cung…
- Sùi mào gà ở nam giới: Các nốt sùi mào gà xuất hiện ở đầu hay thân dương vật, tinh hoàn hoặc hậu môn. Một số ít trường hợp các nốt u nhú lây lan ra vùng háng và đùi.
- Sùi mào gà ở miệng: Nốt sùi phát triển ở trong khoang miệng, lưỡi, môi, cổ họng…
Dấu hiệu của bệnh sùi mào gà ở cổ họng
Tương tự triệu chứng bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục hay sùi mào gà ở miệng, thời gian ủ bệnh của sùi mào gà ở họng cũng kéo dài từ 2 đến 9 tháng. Tùy theo tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi người mà thời điểm phát bệnh sẽ khác nhau. Người có sức đề kháng thấp thường sẽ phát triển bệnh nhanh hơn, chỉ sau từ 1 đến 3 tháng. Đối với người có hệ miễn dịch tốt, dấu hiệu bệnh thường phát chậm hơn, thậm chí có thể sau 1 năm. Ở giai đoạn này, người bệnh thường không có dấu hiệu nào điển hình. Do đó, khó có thể phát hiện bệnh.
Sau khoảng thời gian ủ bệnh, bệnh sùi mào gà phát triển với các triệu chứng điển hình. Phụ thuộc vào từng giai đoạn mà bệnh sẽ có những dấu hiệu lâm sàng đặc trưng. Cụ thể là:
Giai đoạn đầu
Sùi mào gà ở cổ họng sẽ phát ra bên ngoài với những triệu chứng đầu tiên như cảm giác tê, khó chịu ở cổ họng. Ở vòm họng, nướu hay khoang miệng xuất hiện những mảng màu trắng hoặc màu đỏ bất thường. Hoặc có thể xuất hiện những nốt mụn nhỏ màu hồng kích thước khoảng 1 – 2mm. Người bệnh sẽ có cảm giác đau và khó chịu khi nuốt nước bọt.
Lúc này biểu hiện của bệnh sùi mào gà ở họng khá giống với bệnh nhiệt miệng. Do đó đa số người bệnh sẽ nhầm lẫn giữa hai 2 bệnh này với nhau. Đã có nhiều trường hợp do tự chẩn đoán sai sùi mào gà ở họng là nhiệt miệng nên đã tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà. Điều này không chỉ khiến bệnh tiến triển nặng hơn, mà còn gây ra khó khăn cho việc điều trị sau này; gây tốn kém cả thời gian lẫn chi phí.
Giai đoạn sau
Ở giai đoạn sau, bệnh đã có những dấu hiệu điển hình hơn. Những nốt sùi phát triển về kích thước có thể lên đến vài cm, tăng sinh về số lượng. Đồng thời, chúng sẽ liên kết với nhau thành những đám sùi rất to. Chúng có dạng như hoàn mào gà hoặc súp lơ.
Nếu các nốt sùi mào gà ở cổ họng ở trạng thái bình thường sẽ không gây đau, ngứa. Tuy nhiên, khi chạm vào, hay ma sát với thức ăn thì chúng dễ bị lở loét, chảy mủ có mùi hôi, chảy máu. Người bệnh có cảm giác đau, nóng rát ở cổ họng, sưng đau vòm họng. Do đó, việc ăn uống cũng trở nên khó khăn hơn. Ở giai đoạn này, bệnh lây sang bộ phận khác xung quanh như môi, lưỡi, miệng.
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở cổ họng
Sùi mào gà ở cổ họng thực chất cũng như tất cả các bệnh sùi mào gà khác. Nguyên nhân trực tiếp của bệnh là do virus HPV. Giống như các bệnh truyền nhiễm do virus khác, sùi mào gà cũng dễ lây nhiễm. Con đường lây nhiễm của loại virus này rất đa dạng. Trong đó có thể kể đến như:
Quan hệ tình dục bằng miệng với người mắc bệnh sùi mào gà ở cổ họng
Quan hệ tình dục dưới bằng hình thức truyền thống, quan hệ đường hậu môn, quan hệ bằng miệng đều có thể gây ra bệnh. Nguyên nhân gây ra sùi mào gà ở họng chủ yếu là do quan hệ bằng miệng. Virus HPV có thể xâm nhập trực tiếp vào cổ họng và gây bệnh khi quan hệ tình dục bằng miệng với người mắc bệnh.
Xem thêm: Độ tuổi tiêm ngừa ung thư cổ tử cung: không nên chậm trễ
Hôn bạn tình mắc bệnh sùi mào gà ở cổ họng
Con đường nhanh nhất gây lây nhiễm sùi mào gà ở cổ họng chính là hôn. Vì khi hôn, đặc biệt là những nụ hôn sâu, hôn kiểu Pháp thì khoang miệng và lưỡi của hai bên sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhau. Từ đó dễ tạo điều kiện thuận lợi cho virus HPV lây truyền và tấn công vào đối phương.
Dùng chung bàn chải đánh răng với người bệnh
Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không nên sử dụng chung bàn chải đánh răng. Vì khi dùng chung bàn chải với người mắc bệnh sùi mào gà ở cổ họng thì đó chính là điều kiện để lây nhiễm của virus HPV.
Dùng chung đồ dùng cá nhân
Những người trong một nhà thường có thói quen sử dụng chung vật dụng cá nhân như chén, đũa, khăn mặt… Đây chính là một trong những con đường lây nhiễm bệnh phổ biến mà nhiều người chủ quan thường bỏ qua.
Tiếp xúc gián tiếp với mầm bệnh
Nhiều trường hợp tay của bạn dính dịch của người mắc bệnh, sau đó đưa lên miệng, họng; cũng là điều kiện khiến bạn mắc bệnh sùi mào gà bất cứ khi nào.
Điều trị sùi mào gà ở cổ họng như thế nào?
Các bác sĩ sẽ dựa vào vị trí, mức độ tổn thương và tình trạng sức khỏe của người bệnh để có thể đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, hiệu quả.
Hiện tại đã có nhiều phương pháp điều trị sùi mào gà ở cổ họng như đốt laser, đốt lạnh, cắt đốt cao tần… Nếu trường hợp tổn thương tiến triển lan rộng cần phải thực hiện phẫu thuật để loại bỏ nốt sùi. Bên cạnh đó, các biện pháp làm tăng cao sức đề kháng, ức chế sự phát triển của virus gây bệnh có thể được bổ sung thêm vào việc điều trị.
Xem thêm: Nhiễm Lậu cầu: Bệnh lây qua đường tình dục và những điều cần biết
Hy vọng bài viết trên của ThS.BS Trần Quốc Phong đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh sùi mào gà ở cổ họng. Ngày nay, số người mắc bệnh sùi mào gà rất cao vì nó là căn bệnh truyền nhiễm xã hội nhanh chóng. Vì vậy, bạn hãy khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để phát hiện và điều trị bệnh (nếu có) một cách kịp thời, để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Từ khóa » Viêm Họng Hạt Và Sùi Mào Gà
-
Sùi Mào Gà ở Họng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị - LinkedIn
-
Biểu Hiện Sùi Mào Gà ở Họng Giai đoạn đầu Và Cách điều Trị - VietSkin
-
Phân Biệt Bệnh Sùi Mào Gà ở Miệng Và Nhiệt Miệng | Vinmec
-
Các Vị Trí "ưa Thích" Của Virus Gây Sùi Mào Gà | Vinmec
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Sùi Mào Gà ở Miệng Họng
-
Tự Soi Gương Khám Bệnh Rồi Lo Lắng Cả Ngày - Báo Tuổi Trẻ
-
Phân Biệt Bệnh Sùi Mào Gà ở Miệng Và Bệnh Nhiệt Miệng | Medlatec
-
Cuống Họng Nổi Hạt Có Phải Dấu Hiệu Sùi Mào Gà? - Tư Vấn Hỏi đáp ...
-
Sùi Mào Gà Và Viêm Amidan Mạn Có Giống Nhau? - Tư Vấn Hỏi đáp ...
-
Bạn Cần Biết Gì Về Sùi Mào Gà ở Miệng? - Hello Bacsi
-
Sùi Mào Gà ở Họng Và Cách điều Trị Hiệu Quả - Bệnh Trĩ
-
Sùi Mào Gà ở Miệng, Lưỡi, Họng: Triệu Chứng, Hình ảnh Và Chẩn đoán
-
Bệnh Sùi Mào Gà ở Lưỡi: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị - Docosan
-
Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Sùi Mào Gà ở Họng