Tự Soi Gương Khám Bệnh Rồi Lo Lắng Cả Ngày - Báo Tuổi Trẻ
Có thể bạn quan tâm
TTO nhận được thắc mắc bệnh của bạn đọc Minhmtv:
1- Hai vợ chồng tôi lấy nhau hơn hai mươi năm, có hai cháu và đều lớn cả. Hai vợ chồng quan hệ tình dục hoàn toàn lành mạnh.
2- Tuy nhiên, do mấy năm trước, tôi hay bị viêm họng. Khi đi khám nội soi, thấy có u nang hạ họng, nên đã được điều trị bằng thuốc uống đặc trị. Hàng ngày, thỉnh thoảng tôi vẫn hay soi gương kiểm tra bằng mắt thường xem có gì thay đổi bất thường không.
3- Riêng về tấm hình tôi mới chụp đây: tôi mới chỉ để ý đến vị trí này khoảng 4 tháng nay thấy không được nhẵn nhụi bình thường (trước kia tôi chỉ nhìn thẳng vào họng, phần trên lưỡi). Tôi thấy lo lo bởi liên hệ đến những hình ảnh của bệnh sùi mào gà mà một số người nói đến. Do chưa có điều kiện đi thăm khám được, vậy tôi gửi ảnh này tới quý các bác sĩ phòng mạch online TTO tư vấn giúp tôi chân tình nhất:
Một là: nếu chưa làm xét nghiệm, mà chỉ chuẩn đoán lâm sàng qua nhìn bằng mắt thường như thế thì có thể kết luận tôi đã bị mắc bệnh sùi mào gà được không?
Hai là: nếu chưa đủ cơ sở kết luận tôi đã mắc bệnh sùi mào gà thì có thể nghĩ đến căn bệnh nào ít lo sợ hơn bệnh sùi mào gà hay không?
Xin cám ơn quý các bác sĩ phòng mạch online TTO vì tất cả và, hy vọng nhận được câu trả lời trong thời gian sớm nhất trực tiếp về địa chỉ email này.
Trân trọng!
Th.s, BS Nguyễn Trương Khương - Phòng mạch online đã có tư vấn như sau:
Bệnh mào gà do vi rút gây ra, tên khoa học của vi rút là Human Papilloma Virus, thường gọi là HPV. Bệnh lây qua tiếp xúc. Đặc biệt là lây nhiễm qua quan hệ tình dục, nếu quan hệ không được bảo vệ với người bị lây nhiễm khả năng mắc bệnh là 70%. Bệnh gặp nhiều ở độ tuổi 17-33.
HPV có hàng trăm chủng khác nhau, bệnh mào gà do loại vi rút số 6 và số 11 gây ra. Trong khi đó các bệnh ung thư thường gặp ở vùng tai mũi họng có liên quan đến loại vi rút số 16 và 18.
Bệnh thường gặp ở người hút thuốc lá, sử dụng thuốc tránh thai hoặc có nhiều bạn tình. Khi quan hệ với người bạn tình có nhiễm bệnh mào gà thì người bị lây bệnh sẽ xuất hiện tổn thương trong vòng ba tháng.
Bệnh mào gà thường biểu hiện ở cơ quan sinh dục như âm hộ, âm đạo, dương vật, bìu, hậu môn và các vùng lân cận. Bệnh cũng biểu hiện ở niêm mạc họng miệng, thanh quản và thanh quản hiếm gặp hơn. Ở trẻ em cũng có thể bị bệnh này ở đường hô hấp do sinh ra từ âm đạo của người mẹ mắc bệnh.
Sở dĩ dân gian gọi là bệnh mào gà là vì tổn thương của bệnh gây ra nhìn giống như mào của chú gà trống, lùi sùi như bông cải, có thể mọc thành chùm như mào gà hoặc cũng có thể rải rác từng chồi nhỏ như hạt đậu xanh, nhưng bề mặt vẫn luôn giống mào gà. Tổn thương có thể gây ngứa hoặc chảy máu. Đôi khi tổn thương cũng có thể biến mất, nhưng thường là giữ nguyên như vậy hoặc tiến triển, đặc biệt là khi mang thai hoặc miễn dịch suy yếu.
Bệnh có thể điều trị bằng thuốc hoặc đốt bằng điện hoặc LASER.
Về trường hợp cụ thể của anh, hai câu hỏi của anh, chúng tôi xin trả lời gộp lại như sau:
Theo hình anh cung cấp thì đây là gờ của lỗ ống tuyến nước bọt dưới lưỡi. Đây không phải là tổn thương của bệnh mào gà. Nhưng nếu chính mắt bác sĩ nhìn thì xác suất chẩn đoán sẽ chính xác hơn. Tuy nhiên, chẩn đoán bằng nhìn bằng mắt thường cũng chỉ là chẩn đoán lâm sàng phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng và kinh nghiệm của bác sĩ. Để chẩn đoán chính xác mình cần làm xét nghiệm mô học để chứng minh đây là tổn thương của bệnh mào gà và xét nghiệm sinh hóa (Polymerase Chain Reaction – thường được viết tắt là PCR) để chứng minh tổn thương này do HPV gây ra.
Chúng tôi xin chia sẻ là hàng ngày chúng tôi gặp rất nhiều bệnh nhân soi gương và tự phát hiện mình bị bệnh này bệnh kia, sau đó tra cứu đọc thêm tài liệu trên mạng internet lại càng lo lắng hơn nữa. Nhiều bệnh nhân ngủ không được chỉ mong chờ trời sáng là đi gặp bác sĩ ngay, nhưng khi đi khám bệnh với bác sĩ thì được chẩn đoán hoàn toàn bình thường.
Do vậy chúng tôi thường khuyên bệnh nhân nên tự chẩn đoán cho chính mình bằng cách tự cảm nhận cơ thể mình, nếu như mình không có triệu chứng gì bất thường thì cứ vui mà sống và làm việc. Hàng năm mình nên đi khám tổng quát một đến hai lần. Kỹ năng nhìn được đâu là bệnh lý là kỹ năng của thầy thuốc phải trải qua học tập và kinh nghiệm, nếu mình không có kiến thức chuyên môn rất có thể nhìn đâu cũng thấy bất thường.
Xin chúc anh vui khỏe
Từ khóa » Viêm Họng Hạt Và Sùi Mào Gà
-
Sùi Mào Gà ở Họng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị - LinkedIn
-
Biểu Hiện Sùi Mào Gà ở Họng Giai đoạn đầu Và Cách điều Trị - VietSkin
-
Phân Biệt Bệnh Sùi Mào Gà ở Miệng Và Nhiệt Miệng | Vinmec
-
Các Vị Trí "ưa Thích" Của Virus Gây Sùi Mào Gà | Vinmec
-
Cùng Bác Sĩ Tìm Hiểu Về Bệnh Sùi Mào Gà ở Cổ Họng - YouMed
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Sùi Mào Gà ở Miệng Họng
-
Phân Biệt Bệnh Sùi Mào Gà ở Miệng Và Bệnh Nhiệt Miệng | Medlatec
-
Cuống Họng Nổi Hạt Có Phải Dấu Hiệu Sùi Mào Gà? - Tư Vấn Hỏi đáp ...
-
Sùi Mào Gà Và Viêm Amidan Mạn Có Giống Nhau? - Tư Vấn Hỏi đáp ...
-
Bạn Cần Biết Gì Về Sùi Mào Gà ở Miệng? - Hello Bacsi
-
Sùi Mào Gà ở Họng Và Cách điều Trị Hiệu Quả - Bệnh Trĩ
-
Sùi Mào Gà ở Miệng, Lưỡi, Họng: Triệu Chứng, Hình ảnh Và Chẩn đoán
-
Bệnh Sùi Mào Gà ở Lưỡi: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị - Docosan
-
Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Sùi Mào Gà ở Họng