Cùng Khám Phá Cấu Tạo Và Chức Năng Của đôi Mắt - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Cấu tạo của mắt
- Theo dõi con đường dẫn truyền thị giác
Mắt được xem là cửa sổ tâm hồn. Liệu bạn đã hiểu về đôi mắt của mình? Nó có cấu tạo như thế nào? Hãy cùng Bác sĩ Hoàng Thị Việt Trinh tìm hiểu qua bài viết sau.
Cấu tạo của mắt
Cấu tạo và chức năng của mắt khá phức tạp. Chức năng chính của mắt là điều tiết lượng ánh sáng vào mắt và giúp ta nhìn rõ các vật thể dù ở gần hay xa. Con người có thể nhìn thấy được là do mắt liên tục tạo ra hình ảnh và nhanh chóng truyền tín hiệu đến não.
Hốc mắt
Hốc mắt là khoang xương chứa nhãn cầu, các cơ, dây thần kinh, mạch máu và các cấu trúc khác giúp sản xuất và chảy nước mắt. Các hốc mắt thường có cấu trúc hình quả lê.
Củng mạc
Bên ngoài nhãn cầu là một lớp tương đối cứng, màu trắng được gọi là củng mạc (lòng trắng).
Kết mạc
Gần phía trước của mắt, củng mạc được bao phủ bởi một lớp màng mỏng, trong suốt gọi là kết mạc, chạy đến rìa giác mạc. Kết mạc cũng bao phủ bề mặt ẩm ướt của mí mắt và nhãn cầu.
Giác mạc
Ánh sáng đi vào mắt thông qua giác mạc, lớp màng ở phía trước mống mắt và đồng tử. Giác mạc giúp bảo vệ mắt và có vai trò như thấu kính giúp hội tụ hình ảnh lên võng mạc. Nhờ đó, ta có thể nhìn thấy hình ảnh.
Đồng tử
Sau khi đi qua giác mạc, ánh sáng sẽ đi xuyên qua đồng tử (là lỗ tròn màu đen ở giữa mắt).
Mống mắt
Mống mắt – màng sắc tố bao quanh đồng tử – giúp cân bằng lượng ánh sáng đi vào mắt. Mống mắt cho phép lượng ánh sáng đi vào mắt nhiều hơn (bằng cách giãn đồng tử) khi môi trường tối và cho ít ánh sáng vào mắt hơn (bằng cách co đồng tử) khi môi trường sáng. Cơ chế co giãn của đồng tử giống khẩu độ của ống kính máy ảnh khi ánh sáng của môi trường thay đổi. Kích thước của con ngươi được kiểm soát bởi các cơ vòng và cơ giãn của đồng tử.
Thủy tinh thể
Phía sau mống mắt là thủy tinh thể. Bằng cách thay đổi hình dạng, thủy tinh thể giúp hội tụ ánh sáng vào võng mạc. Thông qua hoạt động của các cơ nhỏ (cơ thể mi), thủy tinh thể trở nên dày hơn để nhìn rõ các vật ở gần và mỏng hơn để nhìn rõ các vật ở xa.
Xem thêm: Đục thuỷ tinh thể (cườm khô): Dấu hiệu và cách điều trị
Võng mạc
Võng mạc chứa những tế bào nhạy cảm với ánh sáng (tế bào cảm quang) và các mạch máu để nuôi dưỡng chúng. Phần nhạy cảm nhất của võng mạc là điểm vàng, nơi có hàng triệu lớp tế bào cảm quang (đặc biệt là tế bào hình nón). Do mật độ hiện diện của các tế bào này ở điểm vàng là rất cao, hình ảnh chúng ta nhìn thấy cũng trở nên chi tiết hơn. Người ta thường so sánh mật độ tế bào hình nón giống như megapixel trong máy ảnh kỹ thuật số, càng nhiều tế bào thì độ phân giải càng cao.
Đĩa thị giác
Mỗi tế bào cảm quang đều liên kết với một sợi thần kinh. Các dây thần kinh bắt nguồn từ những tế bào cảm quang được bó lại với nhau để tạo thành dây thần kinh thị giác. Đĩa thị giác, đoạn đầu của dây thần kinh cùng tên, nằm phía sau mắt.
Tế bào cảm quang
Các tế bào cảm quang chuyển hình ảnh thành tín hiệu điện tử và được gửi về não nhờ dây thần kinh thị giác. Có 2 loại tế bào cảm quang: hình que và hình nón.
Tế bào hình nón chịu trách nhiệm cho sự chi tiết, sắc nét và màu sắc của hình ảnh. Các tế bào này tập trung chủ yếu ở điểm vàng.
Tế bào hình que chịu trách nhiệm về tầm nhìn ngoại biên và trong điều kiện thiếu sáng. So với tế bào hình nón, các tế bào này nhiều hơn về số lượng và cũng nhạy cảm với ánh sáng hơn. Tuy nhiên, chúng không đặc trưng cho màu sắc và hỗ trợ cho tính chi tiết của hình ảnh như tế bào nón. Các tế bào que tập trung chủ yếu ở vùng ngoại biên của giác mạc.
Nhãn cầu
Nhãn cầu cũng được chia thành 2 phần, mỗi phần đều được lấp đầy bởi dịch kính. Áp lực tạo ra bởi dịch giúp nhãn cầu duy trì được hình dạng ban đầu.
Phần trước (buồng trước của mắt) kéo dài từ bên trong giác mạc đến bề mặt trước của thủy tinh thể và được lấp đầy bởi thủy dịch, là chất giúp nuôi dưỡng những cấu trúc bên trong mắt. Buồng trước được chia thành 2 khoang. Khoang trước kéo dài từ giác mạc đến mống mắt. Khoang sau kéo dài từ mống mắt đến thấu kính. Thông thường, thủy dịch được tạo ra ở khoang sau, di chuyển chậm rãi từ đồng tử đến khoang trước. Sau đó, dịch thoát ra khỏi nhãn cầu thông qua các kênh nằm ở nơi mống mắt gặp giác mạc.
Buồng sau của mắt kéo dài từ mặt sau của thủy tinh thể đến võng mạc. Nó chứa chất lỏng giống như thạch được gọi là thủy tinh thể.
Theo dõi con đường dẫn truyền thị giác
Các tín hiệu thần kinh truyền từ mắt, theo dây thần kinh thị giác tương ứng và các dây thần kinh khác (được gọi là con đường dẫn truyền thị giác) đến phía sau não, nơi hình ảnh được diễn giải. Hai dây thần kinh thị giác gặp nhau tại vùng giao thoa thị giác, là vùng phía sau mắt, ngay trước tuyến yên và ngay dưới phần trước của não (đại não). Tại đó, dây thần kinh thị giác tại mỗi mắt được phân chia, và một nửa số sợi thần kinh từ mỗi bên bắt chéo sang bên còn lại và tiếp tục đi tới phía sau não. Do đó, não phải nhận được thông tin từ cả 2 dây thần kinh thị giác cho tầm nhìn phía bên phải còn não trái là tầm nhìn phía bên trái. Phần tìm nhìn ở giữa thường bị chồng chéo lên nhau, được nhìn thấy bởi cả 2 mắt (được gọi là thị lực 2 mắt).
Mỗi mắt sẽ quan sát vật thể ở nhiều góc độ khác nhau. Do đó, thông tin não nhận được từ mắt cũng có sự khác biệt, dù thông tin thường chồng chéo. Não diễn giải các thông tin để tạo nên hình ảnh hoàn thiện.
Từ khóa » Chức Năng Của Tế Bào Nón Và Tế Bào Que
-
Cấu Tạo Và Cơ Chế Hoạt động Của Mắt | VIAM
-
Chức Năng Của Tế Bào Nón , Tế Bào Que? Câu Hỏi 1903884
-
Nêu Tính Chất Của Tế Bào Nón Và Tế Bào Que - Lê Thánh Tông
-
Chức Năng Của Các Tế Bào Nón Là?
-
Vị Trí Và Chức Năng Của Các Tế Bào Hình Nón Trên Màng Lưới - Hoc24
-
Tại Sao Mắt Nhìn được Cả Trong Tối Lẫn Ngoài Sáng? - Báo Tuổi Trẻ
-
Giải Bài 4 Trang 104 SBT Sinh Học 8
-
Sự Khác Biệt Giữa Tế Bào Hình Que Và Hình Nón - Sawakinome
-
Sự Khác Nhau Giữa Tế Bào Hình Que Và Hình Nón Trong Võng Mạc Là Gì?
-
Bài 1, 2, 3, 4 Trang 104 SBT Sinh 8: Tính Chất Của Tế Bào Nón Có Gì ...
-
Sự Khác Biệt Giữa Tế Bào Que Và Tế Bào Hình Nón Là Gì - 2022 - Tin Tức
-
đặc điểm Tế Bào Hình Nón
-
SINH LÝ THỊ GIÁC - SlideShare
-
Tế Bào Cảm Biến - Wiko