CÙNG ÔN THI: Truyện Ngụ Ngôn''Con Chó Và Miếng Thịt'' - Hà Nội

Cô giáo Đỗ Thị Thu Hằng tiếp tục giới thiệu đến các bạn học sinh khối 11, 12 một đề nghị luận xã hội mở với những ý nghĩa ngụ ngôn thú vị. Bạn học sinh nào hứng thú với đề bài này có thể viết thành bài văn gửi về địa chỉ mail This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. để được cô giáo Đỗ Thị Thu Hằng chấm chữa và chọn đăng website nhà trường (nếu bài viết đạt yêu cầu)

  • LỄ MÍT TINH CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2024 CÙNG CUỘC THI “GIAO LƯU TIẾNG HÁT THẦY VÀ TRÒ”
  • KẾ HOẠCH TIẾP NHẬN HỌC SINH CHUYỂN TRƯỜNG VÀ HỌC LẠI (Thời điểm đợt đầu năm học 2024 – 2025)
  • TUẦN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 2024 – BUỔI CHIA SẺ: “TRUYỀN THỐNG VÀ TÍNH ƯU VIỆT CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐÀO DUY TỪ” – DIỄN GIẢ: GS.TS HÀ HUY BẰNG 💐
  • ✨ TRẠI HÈ TIẾNG ANH 2024 – TIẾNG ANH KHÔNG KHÓ, ĐÃ CÓ SUMMER CAMP LO!
  • SẺ CHIA LÀM NÊN SỨC MẠNH

 

Đề bài:

Đọc câu chuyện sau:

Một con chó tham ăn, một hôm nó đớp được miếng thịt của làng bày ra đình để khao làng. Con chó ba chân bốn cẳng tha miếng thịt đến bờ sông. Sợ người làng đuổi theo nên nó chạy về phía cầu để qua sông tẩu thoát. Khi đến giữa cầu, nó nhìn xuống dòng sông, thấy có một con chó khác đang ngoạm miếng thịt to hơn. Con chó tham ăn mới nghĩ: Ta phải cướp miếng thịt của con chó kia mới được. Nghĩ thế nào, làm thế ấy, nó bèn nhả miếng thịt đang ngoạm ra, rồi nhảy xuống sông để tranh miếng thịt với con chó kia. Vừa nhảy xuống sông thì bóng nước tan ra, nó vùng vẫy một thôi một hồi chẳng kiếm được gì, lúc bấy giờ mọi người đổ xô ra cầm đòn đánh chó. Nước cuốn mạnh, con chó bị chìm nghỉm dưới dòng sông.

(Theo “Con chó và miếng thịt” – Truyện ngụ ngôn Việt Nam – Nguyễn Văn Ngọc,

NXB Văn học, 2003)

Câu chuyện trên gợi cho anh (chị) những suy nghĩ như thế nào về cách sống của con người? (hãy viết thành một bài văn khoảng 600 từ)

Gợi ý.

1. Trình bày về nội dung và ý nghĩa của câu chuyện “Con chó và miếng thịt”.

– Chuyện kể về một con chó đớp được một miếng thịt trong bữa cỗ làng và vội vàng tẩu thoát.

– Khi đi qua chiếc cầu, nhìn xuống dưới thấy một con chó khác đang ngoạm một miếng thịt to hơn. Nó liền nhả miếng thịt đang ngoạm ra lao xuống tranh miếng thịt với con chó kia.

– Nó không những không cướp được mà còn bị nước cuốn mạnh chìm nghỉm dưới lòng sông.

=> Mượn hình tượng con chó tham lam, tác giả dân gian muốn phê phán những kẻ ngu ngốc thiếu thực tế, “thả mồi bắt bóng”,  “tham bát bỏ mâm”, “thả con cá rô, vồ con săn sắt” …

2. Suy nghĩ của bản thân

– Con người nhiều khi không ý thức được giá trị mà mình có, chỉ lo tìm kiếm những thứ viển vông, là cái bóng, là ảo ảnh (những giá trị không có thật) vì thế phải nhận những hậu quả đáng tiếc, thứ mà mình đang có cũng tuột khỏi tầm tay.

– Cái bóng bao giờ cũng đẹp, cũng lung linh nên con người dễ nhầm tưởng, lòng tham khiến họ lao vào nó mà quên đi thực tế. Câu chuyện trở thành một minh chứng sinh động nhằm phê phán những kẻ tham lam, ngu ngốc, thiếu hiểu biết.

– Nhưng mặt khác, “tham” cũng có giá trị riêng của nó. Tính “tham” sẽ là điều kiện tuyệt vời giúp chúng ta vượt qua những rào cản của bản thân, nhanh chóng chinh phục những mục tiêu xa hơn, lớn hơn, có lòng tham con người mới có động lực phát triển, biến ước mơ thành hiện thực.

– Tuy nhiên lòng tham tự nó vốn dĩ khó đo lường và kiểm soát. Nếu tham quá đà con người sẽ không làm chủ được bản thân, biến mọi thứ thành tro bụi, thậm chí mất đi tính mạng của bản thân.

3. Bài học nhận thức và hành động

– Con người phải nắm bắt được thực tế, giữ gìn những gì mình đang có, đừng theo đuổi những cái viển vông

– Chúng ta cần có tham vọng nhưng tham vọng phải có chừng mực, tránh biến thành kẻ tham lam ngu ngốc để rồi phải hối hận.

Từ khóa » Một Con Chó Tham ăn