Cuộc đua 'đốt Tiền' Ngành Bán Lẻ Dược Phẩm Tiếp Tục Nóng Lên
Có thể bạn quan tâm
Thương vụ triệu đô giữa SK Group và Pharmacity được cho là tiến đến vòng đàm phán cuối cùng từ tháng 6/2021. Và đây được xem là một phần nỗ lực của một trong những nhà đầu tư hùng mạnh nhất tại Hàn Quốc nhằm khai thác triệt để mảng bán lẻ và chăm sóc sức khỏe tại thị trường Việt Nam.
Pharmacity tiếp đà trỗi dậy?
Được thành lập từ cuối năm 2011, Pharmacity hiện là chủ sở hữu chuỗi nhà thuốc cùng tên lớn nhất cả nước, với khoảng 692 cửa hàng bán lẻ tính tới tháng 11/2021, chủ yếu tập trung tại TP.HCM, Hà Nội và một số tỉnh thành phía Nam.
Đón đầu những cơ hội từ đại dịch Covid-19, Pharmacity vừa công bố kế hoạch đến năm 2025 sẽ mở được 5.000 cửa hàng trên toàn quốc. Đồng thời, phát triển một hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe toàn diện, kết hợp bán lẻ truyền thống với các dịch vụ y tế cơ bản.
Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài cho thấy thị trường bán lẻ dược phẩm Việt Nam đang vô cùng hấp dẫn. |
CEO Chris Blank của Pharmacity cho biết, chuỗi 5.000 cửa hàng sẽ cho phép 50% người dân Việt Nam có thể đến nhà thuốc chỉ trong vòng 10 phút lái xe. Cũng trong 5 năm tới, Pharmacity đặt mục tiêu nâng mức doanh thu lên 1,5 tỷ USD, tiếp tục “xưng bá” trong lĩnh vực bán lẻ dược phẩm.
Trở lại thời gian qua, nằm trong xu thế chung, Pharmacity cũng giống như nhiều "ông lớn" ngành bán lẻ dược phẩm trong nước đã không còn ở tư thế “dòm ngó” nữa mà đang tăng tốc bành trướng, chạy đua để mở các cửa hàng mới, chấp nhận gánh các khoản lỗ hàng trăm tỷ đồng. Năm 2020, chuỗi nhà thuốc lớn nhất nước đạt doanh thu 1.912 tỷ đồng, nhưng lỗ 421 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo đại diện của công ty, các khoản lỗ nằm trong kế hoạch chiếm lĩnh thị trường, tăng thị phần của đơn vị. Với việc giữ được vị thế dẫn đầu, cùng nền tảng về tài chính vững vàng, các khoản lợi nhuận nghìn tỷ sẽ đến trong thời gian tới.
Và thực tế cho thấy, tham vọng của Pharmacity là hoàn toàn có cơ sở. Đằng sau Pharmacity hiện tại là sự hậu thuẫn tài chính mạnh mẽ từ trong nước cho đến quốc tế, bao gồm cả Mekong Capital có trụ sở tại Việt Nam và TR Capital – một công ty đầu tư cổ phần tư nhân có trụ sở tại Hong Kong.
Hay mới nhất là khoản vốn khổng lồ trị giá 100 triệu USD của SK Group sắp được rót về sẽ là điểm tựa để doanh nghiệp này hiện thực hóa các mục tiêu đề ra, trước hết là cột mốc 1.000 cửa hàng trong năm 2021.
Theo tìm hiểu, SK Group là một trong những tập đoàn thương mại lớn nhất Hàn Quốc, với nền tảng tài chính hùng mạnh. Trước khi rót vốn vào chuỗi nhà thuốc Pharmacity, "ông lớn" này đã đầu tư hơn 2,2 tỷ USD vào Masan và Vingroup.
Mới nhất, vào ngày 11/11, SK Group xác nhận đã rót thêm 340 triệu USD vào CrownX – công ty con của Masan, nâng tổng số vốn tại nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam lên đến 1,2 tỷ USD. Trước đó, vào năm 2019, tập đoàn này đã chi gần 1 tỷ USD để mua 154,3 triệu cổ phiếu phát hành riêng lẻ từ Vingroup và 51,4 triệu cổ phiếu VIC thuộc sở hữu của VinCommerce…
Những thương vụ đầu tư liên tiếp biến SK Group trở thành một trong những nhà đầu tư ngoại lớn nhất tại Việt Nam, bên cạnh ThaiBev, GIC (Singapore), Mizuho Bank và nhóm các công ty quản lý quỹ như VinaCapital, KIM (Korea), Dragon Capital.
Thách thức còn ở phía trước
Với sự hậu thuẫn của những thế lực tài chính hùng mạnh, Pharmacity rõ ràng đang nắm những lợi thế nhất định trong cuộc đua chiếm lĩnh thị trường bán lẻ dược phẩm trong nước. Tuy nhiên, để nắm giữ phần lớn hơn trong “chiếc bánh” có giá trị ước tính 7,7 tỷ USD vào năm 2021 và 16,1 tỷ USD năm 2026 (theo dự báo từ Công ty Nghiên cứu thị trường IBM) là hoàn toàn không dễ.
Báo cáo từ CTCP Chứng khoáng Rồng Việt, toàn quốc hiện có trên 30.000 hiệu thuốc lớn, nhỏ. Với thu nhập trung bình và nhận thức về sức khỏe ngày càng tăng, người dân có xu hướng lựa chọn nhà thuốc hiện đại, có thương hiệu, đạt tiêu chuẩn GPP (thực hành tốt quản lý nhà thuốc).
Bên cạnh kênh phân phối chính từ các bệnh viện, ước tính sẽ có khoảng 25% doanh thu ngành dược phẩm ở Việt Nam, tương đương gần 2 tỷ USD vào năm 2021, 4 tỷ USD vào năm 2026, được đổ vào thị trường bán lẻ dược phẩm qua kênh nhà thuốc.
Nhận thấy sự hấp dẫn của thị trường này không chỉ có Pharmacity mà còn là hàng loạt các "đại gia" tiềm lực khác. Đối thủ lớn nhất của Pharmacity hiện tại là FPT Retail, hiện đang có hơn 300 cửa hàng bán lẻ nằm trong chuỗi dược phẩm Long Châu.
Doanh thu của FPT Long Châu sau 2 quý đầu năm 2021 đạt 1.336 tỷ đồng, một con số “khủng” so với mức doanh thu cùng kỳ năm 2020 chỉ là 472 tỷ đồng. Điều này gây bất ngờ, bởi hầu hết các chuỗi dược phẩm có thương hiệu của Việt Nam hiện nay đều đang thua lỗ nặng, càng mở rộng chuỗi thì số lỗ càng tăng.
Cùng với cuộc đua song mã giữa Pharmacity và FPT Retail, một "ông lớn" khác trong ngành bán lẻ cũng nhòm ngó thị trường dược phẩm những năm qua là Thế Giới Di Động. Thâu tóm nhà thuốc Phúc An Khang hồi cuối năm 2017, sau hơn 2 năm bất động, Thế Giới Di Động cũng tuyên bố sẵn sàng tiến công vào lĩnh vực dược phẩm.
Bên cạnh đó, còn có Phano Pharmacy với Masan hậu thuẫn phía sau. Sau hơn 14 năm hoạt động, Phano đang có chuỗi 60 cửa hàng hoạt động trên cả nước. Việc hợp tác với Masan hứa hẹn sẽ giúp hãng bán lẻ dược phẩm này bùng nổ trong thời gian tới.
Không chỉ có các doanh nghiệp trong nước, các “đại bàng” từ nước ngoài cũng đang nhòm ngó ngành bán lẻ dược phẩm tại Việt Nam. Điển hình là Matsumoto Kiyoshi của Nhật Bản, đã mở cửa hàng thuốc đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 10/2020. Matsumoto Kiyoshi hiện sở hữu hơn 1.700 cửa hàng ở Nhật.
Ngoài ra, cũng cần phải nhắc đến chính SK Group, tập đoàn vừa dự kiến rót 100 triệu USD vào Pharmacity. Vào năm 2020, SK Group đã mua 12,3 triệu cổ phiếu - tương đương 24,9% cổ phần của Dược phẩm Imexpharm, chính thức trở thành cổ đông lớn nhất tại công ty này.
Với tham vọng “khai thác triệt để mảng bán lẻ và chăm sóc sức khoẻ tại thị trường Việt Nam”, không loại trừ khả năng "đại gia" đến từ Hàn Quốc sẽ tự đầu tư chuỗi bán lẻ để tiêu thụ sản phẩm của mình, hình thành một hệ sinh thái sản xuất - phân phối - bán lẻ.
Nhìn vào cuộc đua chiếm lĩnh thị trường ngành bán lẻ dược phẩm hiện tại khiến không ít người liên tưởng đến cuộc đua “đốt tiền” trong lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam những năm qua, bởi một điểm chung là các “ông lớn” chấp nhận chi đậm, đồng thời gồng lỗ hàng trăm tỷ đồng để giành thị phần.
Theo các chuyên gia, trên một “đường đua” khốc liệt hội tụ đủ những anh tài như hiện nay, chỉ những doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh thông minh, ứng dụng hiệu quả công nghệ, tối ưu chi phí vận chuyển, quản lý hàng tồn bài bản, và đặc biệt là có nền tảng tài chính vững vàng mới có thể giành phần thắng.
Mỹ Chí
Từ khóa » Các Dạng Bán Lẻ Dược Phẩm
-
Dược Phẩm: Lựa Chọn Giữa Chuỗi Và Nhà Thuốc - Sinh Học Online
-
Bán Lẻ Dược Phẩm: Cuộc đua Kỳ Thú - Tạp Chí Kinh Tế Sài Gòn
-
Thị Trường Bán Lẻ Dược Phẩm Phân Mảnh: Chuỗi Nhà Thuốc Sẽ ...
-
Bán Lẻ Dược Phẩm Muốn Thoát “khói Mờ ảo”
-
Kinh Doanh Bán Lẻ Dược Phẩm: “So Bó đũa, Chọn Cột Cờ”?
-
Pharmacity - Chuỗi Bán Lẻ Dược Phẩm Hàng đầu, Phát Triển Bền ...
-
Thị Trường Chuỗi Bán Lẻ Dược Phẩm đã Biến Chuyển Ra Sao?
-
Pharmacity Là Chuỗi Bán Lẻ Dược Phẩm Phát Triển Bền Vững Trong ...
-
Doanh Nghiệp Dược Phẩm Phủ Sóng Bán Lẻ - Thời Báo Ngân Hàng
-
Các đại Gia Bán Lẻ Chạy đua Mở Nhà Thuốc - Zing
-
Bán Lẻ Dược Phẩm Muốn Thoát “khói Mờ ảo” - Trang Chủ
-
Thị Trường Phân Phối, Bán Lẻ Dược Phẩm Việt Nam Thời Gian Qua
-
Ngành Bán Lẻ Dược đối Mặt Với Nhiều Nguy Cơ Trong Mùa Dịch