Thị Trường Phân Phối, Bán Lẻ Dược Phẩm Việt Nam Thời Gian Qua
Có thể bạn quan tâm
- Trang Chủ
-
Covid
-
Dịch vụ
Đăng ký thuốc
GMP dược phẩm
GMP thực phẩm BVSK
Công bố mỹ phẩm
-
Văn bản pháp quy
GMP thực phẩm BVSK
Ngành dược
Đăng ký thuốc
Công bố Mỹ phẩm
Thực hành tốt sản xuất thuốc
Thực hành tốt bảo quản thuốc
Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc
Thực hành tốt phân phối thuốc
Thực hành tốt nhà thuốc
-
Hỏi đáp
-
Tin tức
-
Thư viện ảnh
-
Video
-
Form
GLP
GSP
GDP
GMP
GMP bao bì dược phẩm
Điều kiện sản xuất mỹ phẩm
-
Liên hệ
Trang chủ »Tin tức
Thị trường phân phối, bán lẻ dược phẩm Việt Nam thời gian qua: Mảnh đất trù phú thiếu vua
Một năm nay, các tên tuổi trên thị trường phân phối, bán lẻ Việt Nam cùng nhau đi tìm dư địa tăng trưởng mới. Vô tình mà hữu ý, họ cùng nhau tìm đến thị trường tiềm năng chưa nhiều người khai phá hoặc có khai phá nhưng không thành công. Đó là địa hạt bán lẻ dược phẩm.
Vùng đất trù phú thiếu “vua” Đầu tiên là ông lớn Thế giới Di động (MWG) là người tuyên bố sẽ tiến hành các thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) để tiến quân vào dược phẩm. Mảng này có thể được khởi động từ tháng 6/2018, khi thời điểm này, MWG đang thương thảo với một số chuỗi như Phúc An Khang, Phano Pharmacy. Digiworld đã bắt tay Vinamedic để đặt chân vào lĩnh phân phối thực phẩm chức năng với sản phẩm Kingsmen. Trong khi đó, FPT Retail đã đầu tư thử nghiệm vào chuỗi nhà thuốc Long Châu được một thời gian và dự kiến doanh thu của lĩnh vực sẽ được đưa vào doanh thu chung của FPT Retail từ năm 2019. Cùng thời điểm, Nguyễn Kim Group vừa hoàn tất quá trình chào mua để nâng sở hữu lên mức chi phối 51,14% với Công ty cổ phần Dược Lâm Đồng (Ladophar). Trong thương vụ này, Nguyễn Kim sẽ chi khoảng 68 tỷ đồng và sau khi chào mua thành công, Nguyễn Kim tiếp tục phát triển lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là sản xuất nông dược, mua bán thuốc, dược liệu, thiết bị y tế, xuất nhập khẩu thuốc và dược liệu. Cuối cùng không thể bỏ qua, Công ty cổ phần Thế giới số (Digiworld) đã bắt tay Vinamedic, chính thức đặt chân vào ngành phân phối thực phẩm chức năng với sản phẩm Kingsmen - sản phẩm dành cho nam giới trên 40 tuổi. Tuy nhiên, “mảnh đất trù phú mà lại thiếu vua” đang là nhận định chung của giới chuyên môn về thị trường phân phối, bán lẻ dược phẩm Việt Nam thời gian qua. Trong báo cáo “Ngành dược và chăm sóc sức khỏe Việt Nam” của Business Monitor International, năm 2016 thị trường dược phẩm Việt Nam đạt doanh thu 4,7 tỷ USD, tăng trưởng 13% so với năm trước đó và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng hai con số trong vòng 5 năm tới. Trong đó, doanh thu bán lẻ dược ghi nhận tỷ lệ 1/3, tương ứng 1,56 tỷ USD. Trong khi đó, Báo cáo phân tích mới nhất từ Công ty cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS), Giai đoạn 2006 – 2016, biên lợi nhuận gộp bình quân của ngành dược từ 35 – 40%, biên lợi nhuận ròng bình quân 10%, ROE khoảng 10 -15%. Khả năng sinh lời này được cho là thấp hơn đáng kể so với các tập đoàn hàng đầu thế giới, nhưng gần với nhóm các doanh nghiệp lớn trong khu vực ASEAN. Ba kênh phân phối chủ yếu là bệnh viện, nhà thuốc và phòng mạch tư nhân. Trong đó, nhà thuốc đơn lẻ, theo Bộ Y tế, phân phối 65 - 70% lượng thuốc. Một thị trường như vậy, trong khi lại có ít chuỗi bán lẻ tên tuổi, là lý do chính để các nhà bán lẻ công nghệ nhảy vào cuộc chơi này. Ông Robert Trần, CEO Mỹ, Canada và châu Á Thái Bình Dương Tập đoàn Robenny Corporation thống kê, hiện có 34 tập đoàn dược phẩm lớn nhất thế giới hoạt động ở Việt Nam. Trong đó, Robenny Corporation tư vấn cho 30 tập đoàn, nên ông Robert Trần hiểu rõ thị trường dược phẩm Việt Nam tiềm năng như thế nào. Theo ông Robert Trần, không phủ nhận những nhà bán lẻ này đang rất thành công trong lĩnh vực điện tử và gia dụng, nhưng kinh doanh bên dược phẩm là một ngành đặc thù. Ví dụ, họ có thể bán nguyên một chiếc điện thoại, ipad là bán nguyên một mã số nhận dạng thiết bị di động quốc tế (IMEI), hoặc mã vạch sản phẩm quản lý. Trong khi đó, thuốc còn phụ thuộc vào văn hoá kê đơn của dược sĩ hoặc người bán thuốc. Khi khách hàng vào nhà thuốc khai bệnh (cho những bệnh nhân thông thường), chủ nhà thuốc hoặc dược sĩ sẽ dựa trên khai bệnh của khách để cắt thuốc. “Khi đã kê đơn, có nghĩa là không kiểm soát được đầu ra, lúc này kinh nghiệm của nhà bán lẻ nói trên sẽ giúp được gì?”, ông Robert Trần đặt câu hỏi. Ai sẽ điều khiển cuộc chơi? Thị trường dược phẩm Việt Nam tiềm năng, nhưng vẫn bị chi phối bởi kênh bán sỉ, kênh bán lẻ chỉ chiếm một phần nhỏ. Đây là cơ hội, nhưng cũng là thách thức lớn cho doanh nghiệp muốn tham gia. Theo ông Robert Trần, các nhà bán lẻ này chỉ có thể tận dụng được kinh nghiệm của mô hình chuỗi, nhưng sẽ gặp phải 3 rủi ro lớn nhất. Đó là sự chi phối của kênh bán sỉ, làm sao quản lý được toàn bộ chuỗi cung ứng của nhà thuốc (từ khâu nhập hàng đến tay người tiêu dùng) và rủi ro về nhân sự. Đặc biệt, rủi ro về nhân sự tăng khi mỗi năm có hàng ngàn sinh viên y, dược ra trường, nhưng trình độ vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng lớn của xã hội, khiến cho ngành này luôn luôn ở trong tình trạng “khát” nhân lực. Nếu các nhà bán lẻ này đi theo mô hình của các chuỗi dược phẩm nước ngoài, kết hợp của hàng tiện lợi với dược phẩm thì sẽ thấy có hướng đi khác, nhưng Medicare và Guardian đã làm mà chưa thành công. Nguyên nhân do văn hoá của người Việt Nam, họ có thể bỏ hàng giờ để đi siêu thị, nhưng sẽ không bao giờ làm như vậy khi vào Medicare hoặc Guardian để mua sắm vì tâm lý cảm thấy không được may mắn nếu dừng chân ở tiệm thuốc lâu như vậy và họ sẽ chỉ vào khi cần mua thuốc. Điều thuận lợi cho các nhà bán lẻ như MWG, FPT, Nguyễn Kim, Digiworl là Chính phủ đang khuyến khích hàng Việt Nam, nhưng quan trọng là vẫn phải lấy khách hàng làm trọng tâm và hiểu được bệnh nhân cần gì? Với những thế mạnh kinh nghiệm phân phối, bán lẻ, các tên tuổi này hoàn toàn có thể nhảy vào lĩnh vực dược phẩm, nhưng ông Robert Trần nghi ngờ về khả năng trở thành người điều khiển cuộc chơi. Theo ông, dược phẩm là cuộc chiến của đại gia và uy tín lâu năm, không phải cứ hiểu về ý tưởng, mô hình của chuỗi là có thể làm được. Mặc dù để tham gia thị trường nhanh hơn và giải quyết bài toán đó, các nhà bán lẻ đều thực hiện các thương vụ M&A. Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT MWG đã nhận định rằng, thay vì phải mất 2-3 năm để tìm hiểu về mô hình này, MWG sẽ tìm kiếm đơn vị chuyên về mảng sản phẩm trên để tiến hành M&A, trong đó sẽ đặc biệt ưu tiên những đơn vị có 10-15 cửa hàng. MWG cũng dự kiến sẽ dành ra khoảng 500 tỷ đồng để mua 20-40% cổ phần của các chuỗi bán lẻ sẵn có, sau đó sẽ nâng tỷ lệ sở hữu lên 60%. Mục tiêu của MWG khá rõ ràng, nhưng sự lựa chọn dành cho họ trên thị trường cũng không phải quá nhiều. Hầu như các chuỗi phân phối dược phẩm có thể nằm trong tầm ngắm của họ như Phano Pharmacy, Pharmacity, Phúc An Khang, Vista Pharmacy hay Mỹ Châu… đều non trẻ, có quy mô vốn ít, kinh doanh chuỗi nhỏ, chỉ từ vài chục cửa hàng với mức độ bao phủ chủ yếu là tại khu vực miền Trung, phía Nam và TP.HCM. Việc thâu tóm những đơn vị này có thể là bàn đạp để gia nhập thị trường, nhưng nếu muốn trở thành người đứng đầu và định hình lại thị trường, các tên tuổi này không chỉ phải “đốt tiền” để mở rộng mà còn phải giữ được uy tín. Trong khi thị trường tấp nập, thu hút nhiều người chơi ngoài ngành, với các thương vụ M&A đồn đoán, thì các doanh nghiệp trong ngành vẫn đặt mục tiêu mở rộng, chiếm lĩnh thị phần. Phano Pharmacy đặt mục tiêu mở 300 nhà thuốc, trong đó 10% là các nhà thuốc nhượng quyền của công ty vào năm 2020. Pharmacity sẽ 200 nhà thuốc và 45 triệu USD doanh thu đến năm 2020 (doanh thu năm 2016 đạt 8,5 triệu USD). Đặc biệt, Pharmacity đang trong giai đoạn tìm kiếm đầu tư và sẽ sớm công bố thương vụ trong vài tháng tới.
Theo Baodautu.vn
Bình luận
Bài viết liên quan- Tổng quan và độ an toàn của vắc-xin ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech
- Những Điều Cần Biết về Vắc-xin ngừa COVID-19
- Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị quyết số 09/NQ-CP về việc mua vaccine phòng COVID-19.
- 117.600 liều vaccine covid19 đã về tới Việt nam
- Tập huấn GMP bao bì dược phẩm tại Constantia Vietnam
- CPharma 5 năm liên tiếp đồng hành cùng chương trình Cơm Có Thịt
-
Đăng ký thuốc
-
GMP dược phẩm
-
GMP thực phẩm BVSK
Tin tức nổi bật
-
Tổng quan và độ an toàn của vắc-xin ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech
-
Những Điều Cần Biết về Vắc-xin ngừa COVID-19
-
Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị quyết số 09/NQ-CP về việc mua vaccine phòng COVID-19.
Thống kê truy cập
Đang online: 3
Đã truy cập: 297,267
- Hotline : 0906094868
-
CPharma là một trong những công ty tư vấn chuyên nghiệp hoạt động trong ngành Dược Việt nam. CPharma cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và toàn diện về thực...
-
Liên hệ
Add: 15/24/8 Phố Phương Mai
Quận Đống Đa - Tp. Hà Nội
Tel: +84 2242 3723
Fax: +84 3852 0491
Hotline: +84 906 094 868
Email: chungnt@cpharma.vn Website: www.cpharma.vn -
Dịch vụ
- Đăng ký thuốc
- GMP dược phẩm
- GMP thực phẩm BVSK
- Công bố mỹ phẩm
-
Văn bản pháp quy
- GMP thực phẩm BVSK
- Ngành dược
- Đăng ký thuốc
- Công bố Mỹ phẩm
- Thực hành tốt sản xuất thuốc
- Thực hành tốt bảo quản thuốc
- Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc
- Thực hành tốt phân phối thuốc
- Thực hành tốt nhà thuốc
-
Thư viện ảnh
- Giới Thiệu
- Nhà máy dược phẩm đạt GMP
- Hỗ trợ trực tuyến
- Tuyển dụng GMP
- Khách hàng
Cpharma.vn © Copyright 2013
0906 094 868Từ khóa » Các Dạng Bán Lẻ Dược Phẩm
-
Dược Phẩm: Lựa Chọn Giữa Chuỗi Và Nhà Thuốc - Sinh Học Online
-
Bán Lẻ Dược Phẩm: Cuộc đua Kỳ Thú - Tạp Chí Kinh Tế Sài Gòn
-
Thị Trường Bán Lẻ Dược Phẩm Phân Mảnh: Chuỗi Nhà Thuốc Sẽ ...
-
Bán Lẻ Dược Phẩm Muốn Thoát “khói Mờ ảo”
-
Kinh Doanh Bán Lẻ Dược Phẩm: “So Bó đũa, Chọn Cột Cờ”?
-
Pharmacity - Chuỗi Bán Lẻ Dược Phẩm Hàng đầu, Phát Triển Bền ...
-
Thị Trường Chuỗi Bán Lẻ Dược Phẩm đã Biến Chuyển Ra Sao?
-
Pharmacity Là Chuỗi Bán Lẻ Dược Phẩm Phát Triển Bền Vững Trong ...
-
Doanh Nghiệp Dược Phẩm Phủ Sóng Bán Lẻ - Thời Báo Ngân Hàng
-
Các đại Gia Bán Lẻ Chạy đua Mở Nhà Thuốc - Zing
-
Cuộc đua 'đốt Tiền' Ngành Bán Lẻ Dược Phẩm Tiếp Tục Nóng Lên
-
Bán Lẻ Dược Phẩm Muốn Thoát “khói Mờ ảo” - Trang Chủ
-
Ngành Bán Lẻ Dược đối Mặt Với Nhiều Nguy Cơ Trong Mùa Dịch