Cuộc đua Phát Triển Năng Lượng Tái Tạo Trên Toàn Cầu - Consosukien

logo tap chi Cơ quan ngôn luậnTổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - eISSN 2734-9144; ISSN 2734-9136
  • HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀNH
    • Tin tức - sự kiện
    • Thống kê tập trung
    • Thống kê Bộ, ngành
  • KINH TẾ - XÃ HỘI
    • Thời sự - Chính trị
    • Kinh tế
    • Văn hóa - Xã hội - Môi trường
  • TƯ LIỆU ĐỊA PHƯƠNG
    • Số liệu thống kê
    • Kinh tế - Xã hội
    • Chuyên đề cơ sở
  • NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
  • SÁCH HAY THỐNG KÊ
  • QUỐC TẾ
    • Thống kê nước ngoài
    • Hội nhập quốc tế
  • LIÊN HỆ
  • THƯ VIỆN
    • Thư viện ảnh
    • Thư viện video
    • Thư viện tài liệu
  • GIỚI THIỆU
Trang chủ QUỐC TẾ Hội nhập quốc tế CTV gửi bài Site map Cuộc đua phát triển năng lượng tái tạo trên toàn cầu 09/05/2022 - 03:48 PM Cỡ chữ Việc đầu tư phát triển cho năng lượng tái tạo đang được xem là giải pháp và xu hướng tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới khi ảnh hưởng địa chính trị của dầu mỏ và khí đốt vẫn gây biến động lớn trên toàn cầu. Năng lượng tái tạo ngày càng chiếm vị trí quan trọng Phát triển năng lượng xanh, còn gọi là năng lượng tái tạo, đang dần chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế bền vững ở các nước trên thế giới. Quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo là sự thay đổi về chính sách, cơ cấu, công nghệ từ sản xuất, tiêu thụ các nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống (như than, dầu, khí tự nhiên) sang các nguồn năng lượng tái tạo, bền vững (như gió, mặt trời, nước, sinh khối, hydro, nhiên liệu sinh học…), góp phần giảm tác động của hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu gây ra. Ảnh minh họa, nguồn Internet EU là một trong những khu vực đi đầu trong việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành năng lượng theo hướng xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nguồn năng lượng sạch. Việc đầu tư dài hạn vào năng lượng tái tạo có thể giúp ổn định giá năng lượng và giảm sự phụ thuộc của Liên minh châu Âu (EU), khi có tới 90% lượng khí đốt ở khu vực này được nhập khẩu. Từ cuối năm 2018, kế hoạch “Năng lượng sạch cho toàn châu Âu” ra đời. Theo đó, các thành viên EU dần chuyển đổi sang nền kinh tế có mức độ thải khí carbon thấp, an toàn sức khỏe cho người dân và góp phần tăng khả năng cạnh tranh cho nhiều ngành công nghiệp. Với quyết tâm mạnh mẽ trong việc chuyển đổi hướng đi ngành năng lượng, EU đặt mục tiêu sẽ tăng tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng sinh học lên 60% vào năm 2030, và tăng cường công suất điện gió ngoài khơi lên gấp 25 lần vào năm 2050, để đạt mục tiêu trung hòa khí thải các bon năm 2050. Đức có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong việc đưa năng lượng tái tạo trở thành mục tiêu phát triển hàng đầu để thay thế khí đốt. Cũng từ đầu những năm 2000, Đức định hướng chiến lược năng lượng nhằm vào các nguồn năng lượng tái tạo. Tham vọng của Berlin là trở thành quốc gia đi đầu tại châu Âu trong lĩnh vực này, nhất là khẳng định vị thế thống trị trong ngành điện gió. Theo quy định trong Luật Năng lượng tái tạo (Luật EEG) của Đức, chậm nhất đến năm 2025, năng lượng tái tạo phải chiếm đến 40-45%; vào năm 2035, con số này là 55-60% trong cơ cấu năng lượng của quốc gia này. Nhờ sáng kiến khuyến khích đưa năng lượng tái tạo đến từng hộ gia đình thông qua các khoản trợ cấp của chính phủ, hàng triệu người dân Đức lắp pin mặt trời trên mái nhà. Thay cho 20 nhà máy điện đốt than, Đức sử dụng năng lượng được sản xuất từ hơn 1 triệu tấm thu năng lượng mặt trời đặt trên các tòa nhà và dọc theo các xa lộ, bổ sung 30 terawatt giờ (TWh) vào mạng lưới điện của nước này. Cho đến nay, khoảng 25% nguồn năng lượng của Đức được sản xuất từ các nguồn tái tạo như gió, mặt trời và năng lượng sinh khối, đạt tỷ lệ cao nhất trong các quốc gia công nghiệp hùng mạnh. Làn sóng phát triển năng lượng tái tạo đã tạo ra một số phát minh công nghệ trong các lĩnh vực, từ thiết kế máy móc đến kỹ thuật điện - như một turbin gió vận hành ở Đức đang sản xuất được lượng điện gấp 6 lần so với năm 1990. Chính phủ Đức còn hỗ trợ việc cải tạo hệ thống năng lượng trong những công trình xây dựng cũ. Tại Pháp, Bộ Môi trường tuyên bố ngừng trợ cấp cho việc lắp đặt các lò sưởi khí đốt dân dụng mới và tăng cường hỗ trợ sưởi ấm bằng năng lượng tái tạo, nhằm giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga. Pháp muốn chấm dứt nhập khẩu khí đốt và dầu của Nga vào năm 2027. Để giảm nhu cầu khí đốt, Pháp sẽ đẩy nhanh việc thay thế các lò sưởi hiện nay sang hệ thống sưởi sử dụng máy bơm nhiệt và máy sưởi sinh khối, bao gồm cả các hệ thống hybrid. Từ ngày 15-4 cho đến hết năm 2022, Pháp tăng trợ cấp thêm 1.000 EUR (1.102 USD) cho hệ thống sưởi ấm trong khu dân cư. Điện khí hóa hệ thống sưởi đang là kế hoạch chính trong các chính sách của EU nhằm giảm lượng khí thải của các tòa nhà ở châu Âu. Thông qua Cơ quan Môi trường và Năng lượng nhà nước ADEME, Pháp cũng sẽ cung cấp 150 triệu EUR (166 triệu USD) để giúp các công ty và thành phố chuyển đổi sang hệ thống sưởi sử dụng năng lượng tái tạo, đặc biệt là bằng cách chuyển mạng lưới nhiệt sang sinh khối. Mỹ luôn phụ thuộc rất nhiều vào nhiên liệu hóa thạch như khí tự nhiên, dầu và than đá để sản xuất năng lượng. Tuy nhiên, xu hướng này hiện đang thay đổi nhanh chóng khi Mỹ đẩy mạnh thực hiện quy hoạch phát triển năng lượng sạch đến năm 2050. Chính phủ Mỹ đã đầu tư rất lớn cho việc phát triển cơ sở hạ tầng các nhà máy sản xuất năng lượng tái tạo, cũng như các ngành công nghiệp sản xuất thay thế dần động cơ sử dụng năng lượng sạch. Bang California (Mỹ) đã xây dựng 2 nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới. Đó là Trang trại Quang điện Topaz (công suất 550MW) và Nhà máy Ivanpah (công suất 392MW). Thành phố Babcock Ranch ở bang Florida (Mỹ) đã trở thành một trong những thành phố bền vững và thân thiện với môi trường bậc nhất trên thế giới. Tại đây, 100% điện năng sử dụng đều từ năng lượng tái tạo và áp dụng theo công nghệ điện lưới thông minh. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành năng lượng tái tạo thay thế dần cho năng lượng sử dụng hóa thạch đang diễn ra ở quốc gia đi đầu nền kinh tế thế giới, càng cho thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế phải gắn liền với việc phát triển năng lượng bền vững, an toàn. Từ một đất nước chủ yếu dựa vào nguồn nhiên liệu hóa thạch, Trung Quốc xem việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo là nhiệm vụ trọng tâm. Điều đó được nhấn mạnh trong kế hoạch hiện đại hóa công nghiệp “Made in China 2025”, mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Trong tổng kết kế hoạch 5 năm từ 2016-2020, tổng đầu tư của Trung Quốc vào ngành công nghiệp này đã lên đến hơn 360 tỷ USD. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng tỷ trọng của nhiên liệu tái tạo trong tiêu thụ năng lượng sơ cấp lên khoảng 25% vào năm 2030. Đây được coi là mục tiêu chính nằm trong cam kết của Trung Quốc cắt giảm lượng phát thải carbon trước năm 2030, và là một phần của chương trình cải tổ toàn diện năng lượng quốc gia, nhằm cắt giảm dần các nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường.

Hydro - Nguồn năng lượng nhiều tiềm năng

Ngoài các nguồn năng lượng tái tạo đang sử dụng trên thế giới (như gió, mặt trời, nước), hydro được coi là nguồn năng lượng nhiều tiềm năng. Đây là năng lượng vô tận khi có thể dễ dàng thu thập, không gây ô nhiễm. Hydro có thể được sản xuất như một sản phẩm phụ trong quá trình lọc hóa dầu, chiết xuất trực tiếp từ khí tự nhiên, hay thu thập trong quá trình điện phân tách hydro và oxy trong nước. EU đã công bố chiến lược hydro, với kế hoạch đầu tư 75 tỷ EUR (83 tỷ USD) để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế hydro, nỗ lực tăng tỷ trọng sử dụng nguyên liệu hydro từ 3% hiện nay lên 14% vào năm 2050. Nhật Bản tuyên bố chuyển đổi sang nền kinh tế hydro từ năm 2014. Thậm chí, các quốc gia Trung Đông, đặc biệt là Saudi Arabia, cũng sử dụng tiền thu được từ dầu mỏ để tái đầu tư vào năng lượng hydro, nhằm giữ vững vị trí dẫn đầu trên thị trường năng lượng toàn cầu trong kỷ nguyên hậu nhiên liệu hóa thạch. Trong số đó, Hàn Quốc là quốc gia đang đặt tham vọng trở thành nhà xuất khẩu khí hydro hàng đầu trên thế giới. Đầu năm 2021, nước này trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới thông qua “Luật kinh tế hydro”. Trước đó, Chính phủ Hàn Quốc công bố lộ trình xây dựng hệ sinh thái hydro. Đằng sau sự phát triển nhanh chóng trong các ngành liên quan đến hydro là sự ra đời của hệ thống cơ sở pháp lý và luật liên quan. Cùng với xe điện, xe chạy bằng nhiên liệu hydro đang trở thành chủ đề nóng trong ngành công nghiệp ô tô tại Hàn Quốc. Theo Công ty tư vấn nghiên cứu SNE Research, tính đến cuối quý III-2020, gã khổng lồ ô tô Hyundai của Hàn Quốc chiếm tới 73,8% thị phần xe điện chạy pin nhiên liệu hydro trên toàn cầu, dẫn đầu thế giới ở lĩnh vực này. Australia đang có kế hoạch trở thành một trong ba nhà xuất khẩu hydro hàng đầu cho các thị trường châu Á vào năm 2030, và đặt ra mục tiêu giảm chi phí sản xuất hydro xuống dưới 2AUD (1,4USD)/kg. Mới đây, Công ty Công nghệ Hysata của Australia thông báo đã đạt được bước tiến đột phá trong việc nâng cao hiệu suất của các chất điện phân, giúp đẩy nhanh quá trình sản xuất khí hydro ở quy mô công nghiệp, đưa nguồn năng lượng mới này sớm cạnh tranh được với các loại nhiên liệu hóa thạch truyền thống. Công nghệ tế bào điện phân của Hysata đạt hiệu suất lên tới 95%, trong khi các công nghệ hiện nay chỉ cho phép điện phân đạt hiệu suất khoảng 75%. Những thành tựu thu được từ nghiên cứu của công ty đã củng cố cho mục tiêu mở rộng quy mô sản xuất hydro của Australia ở mức giá tương đương giá của xăng dầu vào năm 2025. Theo chiến lược phát triển nguồn năng lượng mới hydro của Australia, đến năm 2050, công nghiệp hydro có khả năng tạo ra khoảng 7.600 việc làm và đóng góp thêm khoảng 11 tỷ AUD/năm (7,7 tỷ USD/năm) cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này. Theo nghiên cứu của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), đến năm 2025, năng lượng tái tạo sẽ trở thành nguồn sản xuất điện chính, cung cấp 1/3 lượng điện trên thế giới. Uớc tính, công suất điện gió và quang điện sẽ vượt công suất của khí đốt vào năm 2023 và than đá vào năm 2024./.

Tiến Long

Về trang trước In trang Các bài viết khác Trung Quốc: Hoạt động sản xuất tháng 11/2024 đạt mức cao nhất trong vòng 7 tháng Trung Quốc: Hoạt động sản xuất tháng 11/2024 đạt mức cao nhất trong vòng 7 tháng

03/12/2024

Việt Nam sẵn sàng tham gia, đóng góp tích cực cho các nỗ lực toàn cầu Việt Nam sẵn sàng tham gia, đóng góp tích cực cho các nỗ lực toàn cầu

26/11/2024

Quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện tạo sức bật cho quan hệ thương mại Việt Nam - Malaysia Quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện tạo sức bật cho quan hệ thương mại Việt Nam - Malaysia

22/11/2024

Việt Nam sẽ nỗ lực đóng góp cho sự phát triển của một thế giới xanh, sạch, đẹp, bền vững Việt Nam sẽ nỗ lực đóng góp cho sự phát triển của một thế giới xanh, sạch, đẹp, bền vững

20/11/2024

Tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu Tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu

14/11/2024

Fed tiếp tục hạ lãi suất thêm 0,25% Fed tiếp tục hạ lãi suất thêm 0,25%

09/11/2024

Thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc Thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc

01/11/2024

Cuộc chiến chống lạm phát toàn cầu đã thắng lợi song vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ Cuộc chiến chống lạm phát toàn cầu đã thắng lợi song vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ

25/10/2024

Châu Á đối mặt với thách thức tái thiết sau thiên tai Châu Á đối mặt với thách thức tái thiết sau thiên tai

24/10/2024

Cuộc đua khốc liệt của ngành bán dẫn Trung Quốc Cuộc đua khốc liệt của ngành bán dẫn Trung Quốc

22/10/2024

Cơ hội tăng cường hợp tác Việt Nam - Australia với chiến lược kinh tế Đông Nam Á Cơ hội tăng cường hợp tác Việt Nam - Australia với chiến lược kinh tế Đông Nam Á

17/10/2024

Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 18 về Kết nối kinh tế Việt Nam - Singapore Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 18 về Kết nối kinh tế Việt Nam - Singapore

19/09/2024

ASEAN tăng cường hợp tác kinh tế nội khối và các nước đối tác ASEAN tăng cường hợp tác kinh tế nội khối và các nước đối tác

19/09/2024

Dân số suy giảm đang đe dọa kinh tế Trung Quốc Dân số suy giảm đang đe dọa kinh tế Trung Quốc

31/08/2024

Ngoại giao đưa Việt Nam hội nhập vào dòng chảy chung của thế giới Ngoại giao đưa Việt Nam hội nhập vào dòng chảy chung của thế giới

28/08/2024

Cần thúc đẩy hợp tác phát huy tiềm năng và giải phóng sức lao động của phụ nữ hướng tới Cộng đồng ASEAN sau năm 2025 Cần thúc đẩy hợp tác phát huy tiềm năng và giải phóng sức lao động của phụ nữ hướng tới Cộng đồng ASEAN sau năm 2025

25/08/2024

Thương mại song phương Việt Nam – Singapore tiếp tục duy trì tăng trưởng Thương mại song phương Việt Nam – Singapore tiếp tục duy trì tăng trưởng

22/08/2024

Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 có thể đạt mức cao nhất trong khu vực Đông Nam Á Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 có thể đạt mức cao nhất trong khu vực Đông Nam Á

20/08/2024

Nâng cấp Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc hướng tới củng cố hệ thống thương mại đa phương Nâng cấp Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc hướng tới củng cố hệ thống thương mại đa phương

14/08/2024

ASEAN tiến tới trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới vào năm 2030 ASEAN tiến tới trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới vào năm 2030

09/08/2024

Dấu ấn Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 57: Tự cường và tăng cường kết nối Dấu ấn Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 57: Tự cường và tăng cường kết nối

30/07/2024

Kinh tế Mỹ quý II tăng trưởng vượt dự báo Kinh tế Mỹ quý II tăng trưởng vượt dự báo

26/07/2024

Các nền kinh tế mới nổi tiếp tục thúc đẩy sự phát triển thị trường nông nghiệp toàn cầu trong thập kỷ tới Các nền kinh tế mới nổi tiếp tục thúc đẩy sự phát triển thị trường nông nghiệp toàn cầu trong thập kỷ tới

23/07/2024

Việt Nam – điểm đến lý tưởng đối với lao động nước ngoài với chi phí mềm nhất thế giới Việt Nam – điểm đến lý tưởng đối với lao động nước ngoài với chi phí "mềm" nhất thế giới

19/07/2024

Hiệu quả chính sách thương mại của một số nước và khu vực Hiệu quả chính sách thương mại của một số nước và khu vực

11/07/2024

Thương mại Việt Nam - Hàn Quốc tiến gần mốc 100 tỷ USD Thương mại Việt Nam - Hàn Quốc tiến gần mốc 100 tỷ USD

05/07/2024

Áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới Áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới

05/07/2024

Quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc đang trong giai đoạn tốt đẹp nhất sau hơn 30 năm thiết lập Quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc đang trong giai đoạn tốt đẹp nhất sau hơn 30 năm thiết lập

03/07/2024

Thỏa thuận đa phương đầu tiên của thế giới về chuỗi cung ứng IPEF Thỏa thuận đa phương đầu tiên của thế giới về chuỗi cung ứng IPEF

01/07/2024

Điểm sáng trong quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - Campuchia Điểm sáng trong quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - Campuchia

26/06/2024

Kim ngạch thương mại Việt Nam - Chile tăng trưởng mạnh sau 10 năm thực thi FTA Kim ngạch thương mại Việt Nam - Chile tăng trưởng mạnh sau 10 năm thực thi FTA

20/06/2024

Campuchia kỳ vọng nâng kim ngạch thương mại với Việt Nam lên 20 tỷ USD Campuchia kỳ vọng nâng kim ngạch thương mại với Việt Nam lên 20 tỷ USD

14/06/2024

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2019 Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2019

07/06/2024

Sắp xếp lại các “mảnh ghép” trong bức tranh FDI toàn cầu Sắp xếp lại các “mảnh ghép” trong bức tranh FDI toàn cầu

27/05/2024

Việt Nam tự hào đồng hành cùng sự phát triển chung của châu Á Việt Nam tự hào đồng hành cùng sự phát triển chung của châu Á

23/05/2024

ASEAN - Ấn Độ rà soát Hiệp định AITIGA nhằm thúc đẩy hơn nữa thương mại song phương ASEAN - Ấn Độ rà soát Hiệp định AITIGA nhằm thúc đẩy hơn nữa thương mại song phương

14/05/2024

Tin tức nổi bật Sức lan tỏa mạnh mẽ từ “giấc mơ thế kỷ” đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam Sức lan tỏa mạnh mẽ từ “giấc mơ thế kỷ” đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2024 Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2024 Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam - Brazil nâng tầm quan hệ sẽ đưa kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỷ USD năm 2030 Việt Nam - Brazil nâng tầm quan hệ sẽ đưa kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỷ USD năm 2030 Giới thiệu Tạp Chí IN Kỳ II tháng 12 năm 2023 (660) Kỳ II tháng 12 năm 2023 (660) Kỳ I tháng 12 năm 2023 (659) Kỳ I tháng 12 năm 2023 (659) Kỳ II tháng 11 năm 2023 (658) Kỳ II tháng 11 năm 2023 (658) Kỳ I tháng 11 năm 2023 (657) Kỳ I tháng 11 năm 2023 (657) Tinh hình kinh tế xã hội - cả nước Chi số giá Emagazine Tư liệu MP3 Infographic Tình hình kinh tế - xã hội cả nước tháng Mười và 10 tháng năm 2023 Tình hình kinh tế - xã hội cả nước tháng Mười và 10 tháng năm 2023 Tin qua ảnh Chùm tin ảnh Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Tổng cục Thống kê Chùm tin ảnh Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Tổng cục Thống kê Chùm ảnh Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê tham dự Diễn đàn Thống kê Trung Quốc - ASEAN lần thứ 9 Chùm ảnh Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê tham dự Diễn đàn Thống kê Trung Quốc - ASEAN lần thứ 9 Chùm ảnh Tống thống Hoa Kỳ Joe Biden trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam Chùm ảnh Tống thống Hoa Kỳ Joe Biden trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam Chùm ảnh Hội nghị tập huấn điều tra người khuyết tật năm 2023 và điều tra chi tiêu của khách du lịch, khách quốc tế đến Việt Nam Chùm ảnh Hội nghị tập huấn điều tra người khuyết tật năm 2023 và điều tra chi tiêu của khách du lịch, khách quốc tế đến Việt Nam Hội thảo quốc tế Quản lý hệ sinh thái, quản trị dữ liệu, giám hộ dữ liêu Hội thảo quốc tế Quản lý hệ sinh thái, quản trị dữ liệu, giám hộ dữ liêu Thư viện ảnh Tổng cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương phát biểu tại buổi tiếp xã giao Đoàn Thống kê Hàn Quốc do ông Hyungjun Ahn, Tổng Vụ trưởng phụ trách Chính sách thống kê làm trưởng Đoàn Tổng cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương tặng quà lưu niệm cho Đoàn Thống kê Hàn Quốc Đoàn lãnh đạo TCTK chụp ảnh lưu niệm cùng ông Hyungjun Ahn, Tổng Vụ trưởng phụ trách Chính sách thống kê Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương và Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Trung Tiến tặng quà lưu niệm cho Đoàn Thống kê Hàn Quốc Tổng cục Thống kê tiếp xã giao Đoàn Thống kê Hàn Quốc (KOSTAT) Video Sôi nổi hội thi Đôi đũa vàng GSO năm 2024 Sôi nổi hội thi Đôi đũa vàng GSO năm 2024 Diễn đàn kinh tế: Bức tranh kinh tế 9 tháng năm 2024 Diễn đàn kinh tế: Bức tranh kinh tế 9 tháng năm 2024 Điều tra Thu nhập bình quân đầu người (tiêu chí 10) thuộc bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 tại TP. Đà Nẵng năm 2024 Điều tra Thu nhập bình quân đầu người (tiêu chí 10) thuộc bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 tại TP. Đà Nẵng năm 2024 Liên kết website Liên kết websiteChọn liên kếtTổng cục Thống kê Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Tôi đánh giá cao Tôi rất hài lòng Bình thường Không có gì nổi bật Đánh giá Xem kết quả Kết quả Đánh giá của đọc giả về thông tin chúng tôi cung cấp Tổng cộng: phiếu

TẠP CHÍ CON SỐ & SỰ KIỆN

Đơn vị chủ quản: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Giấy phép xuất bản số: 340/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 09 tháng 6 năm 2021 Phó Tổng biên tập phụ trách: Bùi Bích Thủy Trụ sở chính: 54 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: (84-24) 3734.4920 - 3734.4970 - 3734.4971 | Fax: 84-24-3734.4969 Email: [email protected] Website: consosukien.vn Chung nhan Tin Nhiem Mang © 2018 Thuộc về Tổng cục thống kê. All rights reserved. Đang online: 180 Tổng truy cập: 55.129.899 Top

Từ khóa » Tổng Quan Về Năng Lượng Tái Tạo Trên Thế Giới