Cuộc Sống Kỳ Lạ Tại Nơi “ẩm ướt Nhất Thế Giới”
Có thể bạn quan tâm
Với lượng mưa trung bình là 1.200cm mỗi năm, Meghalaya được mệnh danh là khu vực ẩm ướt nhất thế giới.
Mưa gió là một trong những nguyên nhân khiến cho cuộc sống và công việc của chúng ta trở nên khó khăn, vất vả hơn. Vậy mà trên Trái đất vẫn tồn tại những nơi con người phải sống dưới những cơn mưa triền miên.
Amos Chapple - một nhiếp ảnh gia người New Zeland mới đây đã có một bộ ảnh chụp tại Meghalaya (Ấn Độ) - vùng đất với những cơn mưa xối xả triền miên và được xem làđịa danh “ẩm ướt nhất trên Trái đất”.
Toàn bộ cuộc sống hàng ngày của cư dân nơi đây đã được anh ghi lại một cách thật sự mê hoặc và chân thực nhất.
Cách Shillong, thủ phủ của bang Meghalaya (Ấn Độ) khoảng 2 tiếng đi taxi là những ngọn đồi Khasi ở độ cao gần 1.500m. Trên đó có ngôi làng nổi tiếng Mawsynram - được xác nhận kỷ lục Guinness là "nơi ẩm ướt nhất thế giới".
Lượng mưa lớn là do các dòng không khí mùa hè quét qua các vùng đồng bằng ngập nước của Bangladesh, tích tụ hơi ẩm và di chuyển về phía bắc Ấn Độ. Khi những đám mây trôi xuống những ngọn đồi dốc của Meghalaya, chúng bị "ép" qua khí quyển và bị nén đến mức không thể giữ được độ ẩm của mình, gây ra những cơn mưa gần như triền miên tại ngôi làng này.
Meghalaya - Nơi ẩm ướt nhất thế giới.
Meghalaya là một bang tại Đông Bắc Ấn Độ, với diện tích 22.429km2, khoảng 70% diện tích bang là rừng che phủ. Với lượng mưa hơn 11.880 mm mỗi năm, gấp 11 lần Glasgow và 22 lần London - hai thành phố cũng nổi tiếng ẩm ướt vì mưa nhiều. Theo DNA India, lượng mưa một năm ở Mawsynram có thể làm ngập đầu gối tượng Chúa cứu thế cao 30 m ở Rio de Janeiro. Nơi đây được mệnh danh là khu vực ẩm ướt nhất thế giới.
Đây là nơi sinh sống của khoảng 3 triệu người.
Meghalaya cũng là nơi sinh sống của khoảng 3 triệu người, chủ yếu là người dân tộc Khasi (khoảng 1,2 triệu người), người Garos và người Jaintia.
Họ đã sinh sống ở đây từ 2.300 năm nay, theo chế độ mẫu hệ. Vì thế nên người Meghalaya còn được gọi là “bộ tộc mẫu hệ”.
Nguyên nhân của những trận mưa lớn tại đây là do dòng không khí ẩm từ vùng đồng bằng ngập nước của Bangladesh di chuyển về phía Bắc. Khi những đám mây đi qua những ngọn đồi dốc cao của Meghalaya, nhiệt độ giảm làm nước ngưng tụ, gây mưa liên tục.
Theo mô tả, khi mùa mưa tới, tiếng mưa rơi xuống gây ra âm thanh ồn ào tới mức học sinh không thể nghe thấy tiếng giáo viên giảng bài. Nhằm giảm tiếng ồn, người dân tại đây đã nghĩ ra cách lót những lớp cỏ dày lên mái.
Để chống chọi lại với những trận mưa dai dẳng, người dân ở đây chế tạo ra một loại “áo mưa” có tên là Knups với hình dạng như chiếc thuyền được làm từ tre và lá chuối.
Với chiếc “áo mưa” độc đáo này, họ vẫn có thể đứng làm việc bình thường bằng cả 2 tay và hình dáng của Knups cũng giúp họ không bị ướt bởi những cơn mưa kèm theo giông lớn.
Áo mưa đặc biệt với hình dạng như chiếc thuyền .
Do lượng mưa khổng lồ, vùng đất này luôn trong trạng thái ẩm ướt và xuất hiện nhiều thác nước. Bên cạnh đó là những hang động đá vôi kỳ ảo với thảm thực vật phát triển.
Mùa mưa đặc trưng hàng năm ở Mawsynram diễn ra trên diện rộng. Khoảng 90% lượng mưa quanh năm quan trắc được trong thời gian này. Suốt nửa năm từ tháng 5 tới tháng 10 là mùa mưa, trong đó, tháng 7 thường là tháng mưa nhiều nhất, với lượng mưa trung bình lên tới 3.500 mm.
Trong 2 tháng đỉnh điểm của mùa mưa là tháng 6 và tháng 7, lượng nước trút xuống ngôi làng này đo được khoảng 7.000mm. Với địa hình đồi núi gập gềnh, sạt lở đất là điều không tránh khỏi ở Meghalaya.
Để giữ cho đường thông thoáng vào mùa mưa, chính quyền nơi đây đã thuê người dân với mức lương 2,5USD/ngày (khoảng 50.000 VND) cho đến khi mùa mưa kết thúc vào khoảng tháng 10.
Cây cầu bằng rễ cây bắc qua suối.
Những cây cầu ở Meghalaya vô cùng đặc biệt. Thay vì được xây bằng bê-tông như những nơi khác, người dân nơi đây lại sử dụng chính những rễ cây, cây gỗ "sống" để bắc cầu qua suối.
Các rễ cây đa, cây cao su… được họ bện lại thành búi. Qua hàng thế kỷ, những rễ cây này lớn lên và khỏe hơn, tạo ra những cây cầu vô cùng chắc chắn. Những cây cầu “sống” dài tới 30m và có thể chịu được tải trọng của 50 người.
Để làm những cây cầu này, đầu tiên người dân sẽ sử dụng tre làm khung. Sau đó, họ bện các rễ phụ của cây cao su lên, các rễ cây này sẽ tự phát triển theo khung tre đó.
Một thời gian sau, khung tre mục nát nhưng các rễ cây cao su thì vẫn tiếp tục phát triển. Theo người dân ở đây, trong khoảng từ 7-8 năm, họ sẽ có một cây cầu chịu được sức nặng của một người.
Không chỉ những chiếc cầu, người dân ở đây còn dùng rễ cây để làm ra những công trình khác ví dụ như những bậc thang để đi lên những đoạn đường dốc.
Do mưa quá nhiều nên việc trồng trọt gần như không khả thi. Người dân tại đây thường nhập các sản phẩm rau củ từ những vùng thời tiết khô ráo hơn về bày bán trong chợ có mái che.
Cuộc sống của người dân nơi đây còn khá lạc hậu, những khu chợ dưới trời mưa như thế này vẫn là nơi cung cấp lương thực chính cho cư dân trong làng.
Những cơn mưa lớn, kéo dài khiến đời sống người dân khổ sở. Mưa lớn làm mọi người không dám ra đường, trẻ em không thể đến trường. Sạt lở đất và lũ lụt đe dọa đến đời sống người dân khi cơn mưa ập xuống còn điện có thể bị cắt nhiều ngày.
Người dân ở thị trấn than phiền sống trong nhà cũng là cực hình vì tiếng mưa ồn ào cả ngày, khiến mọi người đau đầu. Đôi khi, lớp học bị hủy vì học sinh không nghe được lời giảng của giáo viên. "Không nơi nào mưa như ở đây, chúng tôi không thể nhìn trong khoảng cách hơn 1m. Chúng tôi có thể chạm, ngửi và nếm mây mỗi ngày", một người dân nói.
Tuy rằng trời mưa nhưng cuộc sống, công việc của người dân vẫn tiếp diễn. Với họ, thật không hay nếu như bạn cứ nghĩ về những khó khăn khi trời mưa vì dù mưa thì chúng ta vẫn phải làm việc.
Tuy cuộc sống ở Mawsynram gặp khá nhiều trở ngại, nhưng cũng chỉ ở nơi ẩm ướt nhất thế giới này, du khách mới được chiêm ngưỡng cảnh mây cuộn tròn bên vách núi thẳng đứng hoặc mây "bay thẳng" vào nhà. Thậm chí, có người cho biết họ dường như có thể chạm, ngửi thấy "mùi mây" mà không đâu có được.
Tuy nhiên, "nơi ẩm nhất thế giới" cũng gặp tình trạng khô hạn khi gió mùa kết thúc vào khoảng tháng 10. Lúc này, một số hồ chứa nước trong khu vực gần như cạn nước, người dân chỉ được cấp nước trong hai giờ vào buổi sáng và hai giờ vào buổi tối. Họ gọi thời gian này là "cuộc chiến vòi nước".
- Sau cả ngày làm việc mệt mỏi, tại sao bạn vẫn cố gắng thức đêm lướt điện thoại?
- Nắng nóng ở Đông Nam Á hiện tại chưa từng có tiền lệ, thời tiết sắp tới sẽ thế nào?
- Tại sao nguyên tố sắt mà chúng ta đã quá quen thuộc trên Trái đất lại trở thành vật chất cuối cùng của vũ trụ?
Từ khóa » Nơi ẩm ướt Nhất Thế Giới ở đâu
-
Cuộc Sống ở Nơi ẩm ướt Nhất Thế Giới Gần Như Ngày Nào Cũng Có Mưa
-
Đâu Là Nơi ẩm ướt Nhất Hành Tinh? - BBC News Tiếng Việt
-
Nơi ẩm ướt Nhất Trái Đất - VnExpress
-
Cuộc Sống ở Nơi ẩm ướt Nhất Hành Tinh - Báo Hậu Giang
-
Những Nơi ẩm ướt Hàng đầu Trên Trái Đất
-
Những địa điểm Du Lịch ẩm ướt Nhất Thế Giới
-
Ghé Tới 5 điểm đến ẩm ướt Nhất Trên Thế Giới - Wanderlust Tips
-
Cuộc Sống ở Ngôi Làng ẩm ướt Nhất Thế Giới... Chưa Bao Giờ Thấy Mặt ...
-
Đâu Là Nơi ẩm ướt Nhất Hành Tinh? - BBC News Tiếng Việt
-
Nơi Nào Có Lượng Mưa Nhiều Nhất Thế Giới, Người Dân Có Thể Chạm ...
-
Cận Cảnh Ngôi Làng ẩm ướt Nhất Thế Giới, Mưa Gió Tới Mức Người ...
-
Nơi ẩm ướt Nhất Thế Giới, Lúc Nào Cũng Trong Tình Trạng “ướt Như ...
-
Điểm Tin Kỷ Lục: Nơi ẩm ướt Nhất Thế Giới