Điểm Tin Kỷ Lục: Nơi ẩm ướt Nhất Thế Giới

Ngôi làng Mawsynram được xác định là nơi có lượng mưa trung bình cao nhất trên thế giới. Tọa lạc trên đỉnh đồi Khasi của Đông Bắc Ấn Độ, ngôi làng này có lượng mưa khoảng 11,9m mỗi năm, gấp 13 lần lượng mưa ở Seattle.

Kết quả hình ảnh cho Ngôi làng Mawsynram

Hơi ẩm lan từ vịnh Bengal, ngưng tụ trên những ngọn đồi Khasi nhìn xuống những cánh đồng ở Bangladesh từ cao nguyên có độ cao 1.491m này, khiến nơi đây có lượng mưa trung bình hàng năm cao tới mức kinh ngạc. Lượng mưa này có thể làm ngập đến tận gối bức tượng lớn nhất thế giới, tượng Chúa Kitô Cứu Thế cao 30m ở Rio de Janeiro, Brazil.

Rain hammering down on a roof in the village on July 6, 2014. In the two peak monsoon months of June and July Mawsynram is hit with an average 275 Inches of rain - New York receives 60 inches in a year. (© Amos Chapple)

Mưa như trút nước xuống một mái nhà trong làng vào ngày 6/7/2014. Trong hai tháng mùa mưa cao điểm là tháng 6 và tháng 7, Mawsynram có lượng mưa trung bình khoảng 7m, trong khi đó New York chỉ nhận được lượng mưa hơn 1,5m mỗi năm.

Mưa nhiều khiến nơi đây tràn ngập màu xanh mỡ màng, với nhiều thác đổ và những hang động đá vôi đẹp mê hồn được tạo thành từ những dòng nước. Cách đó mười dặm về phía đông là thị trấn Cherrapunji, nơi dân địa phương gọi bằng cái tên Sohra, nơi ẩm ướt thứ nhì trên Trái Đất.

Khi những đám mây đầy hơi ẩm này chạm vào sườn đồi Meghalaya, chúng bị “siết chặt” do sự chênh lệch quyển khí và bị nén đến mức không còn giữ được hơi ẩm, tạo nên những cơn mưa liên tục không ngớt nổi tiếng ở làng này.

Trong hai tháng mùa mưa cao điểm là tháng 6 và tháng 7, Mawsynram có lượng mưa trung bình khoảng 7m, trong khi đó New York chỉ nhận được lượng mưa hơn 1,5m mỗi năm.

The weather station on the outskirts of Mawsynram. Measurements from the station are taken monthly, but by the end of 2014 an automated digital measurement system will replace this station. (© Amos Chapple)

Trạm khí tượng ở vùng ngoại ô Mawsynram. Các chỉ số từ trạm khí tượng này được theo dõi hàng tháng, nhưng đến cuối năm 2014, một hệ thống điện tử đo lường tự động đã thay thế trạm khí tượng này.

Kết quả hình ảnh cho Meghalaya

Vào tháng Bảy 1861, lượng mưa đo được ở đây là 9.300 mm. Tính từ tháng Tám năm trước, người ta đo được tổng lượng mưa trong 12 tháng đó tại Cherrapunji cao kỷ lục, 26.470 mm. Những vùng đất ẩm ướt lạ thường đều thuộc về bang Meghalaya, tiếng địa phương có nghĩa là nơi trú ngụ của những đám mây.

Dân địa phương khi đi lại thường đội chiếc nón đặc biệt đan từ lau sậy có phần đằng sau kéo dài xuống che kín lưng, trông như chiếc thuyền nhỏ được gọi là 'knup'. Những cái nón đặc biệt đó giúp khỏi ướt người trong những trận mưa như trút kéo dài, khiến mọi người vẫn đi lại lo công chuyện được, mà phần nhiều là để lo sửa đường xá, nhà cửa do mưa làm hỏng hoặc buôn bán lặt vặt.

Three laborers walk into Mawsynram under the traditional Khasi umbrellas known as knups. Made from bamboo and banana leaf, the knups are favored for allowing two-handed work, and for being able to stand up to the high winds which lash the region during heavy rainstorms. (© Amos Chapple)

Ba người nông dân đi bộ trong làng Mawsynram dưới tán dù truyền thống của người Khasi, còn gọi là knup. Chúng được làm từ cây tre và lá chuối, những cái dù này rất thuận tiện, cho phép hai tay có thể tự do làm việc và có thể chống gió mạnh thổi qua khi những cơn mưa nặng hạt đột ngột xuất hiện.

Mưa quá lớn khiến việc trồng trọt là hầu như không thể, cho nên các sản phẩm từ những vùng thời tiết khô ráo hơn được đem đến bán trong những khu chợ quanh năm che vải bạt ở nơi này. Một trong những công việc quan trọng khác là duy tu cầu trong các khu rừng nhiệt đới xung quanh, do các vật liệu xây cầu truyền thống rất dễ bị mục nát.

Người ta đã nghĩ ra một giải pháp tài tình là thắt nút và buộc những cái rễ cây vào nhau để tạo thành một cấu trúc bền vững, đủ sức chống chọi với thời tiết ẩm ướt. Cây cao su Ấn Độ (còn được gọi là cây đa búp đỏ - Ficus elastica) có chùm rễ thứ cấp rất khỏe, dẻo dai và dễ uốn, mọc buông xuống từ các cành cây.

Kết quả hình ảnh cho Meghalaya

Dân địa phương đã luồn rễ cây vào những thân cây cau rỗng ruột để nắn cho rễ cây mọc dài bắc sang bên kia bờ sông. Rễ cây cũng được bắt vào khung cầu làm bằng tre. Một khi lan sang tới bờ bên kia và ăn được vào đất, những rễ cây này sẽ ngày càng trở nên chắc khoẻ.

nơi nhiều mưa nhất trên trái đất

Vào mỗi buổi sáng hằng tuần, học sinh của trường RCLP ở làng Nongsohphan, Meghalaya, Ấn Độ, đều băng qua một cây cầu được kết từ rễ của cây đa cao su trên đường đến trường. Do sự ẩm ướt của rừng nhiệt đới ở Meghalaya, những kiến trúc gỗ thông thường sẽ nhanh chóng mục nát. Hàng thế kỷ qua, thay vì dùng gỗ, người Khasi đã sử dụng những bộ rễ của cây đa cao su có thể uốn được để “xây” những cây cầu vượt qua các dòng sông trong khu vực.

Khi những thanh tre bắc ngang sông suối mục nát thì cây cầu bện từ những rễ đa vẫn còn lại, vững chắc. Để tạo ra một cây cầu từ rễ cây sống như vậy phải mất hàng chục năm, nhưng đổi lại, cây cầu có thể 'sống' hàng trăm tuổi. Được biết, cây cầu 'lão làng' nhất hiện đã trên 500 tuổi.

Examples of the of thin aerial roots which locals have knotted into place to manipulate rubber trees into bridges and ladders which can stand up to the rain-soaked environment of Meghalaya. (© Amos Chapple)

Một vài ví dụ về rễ cây mảnh trên không được thắt nút lại để tạo thành cầu hay thang có thể dùng để vượt qua những hẻm núi ngập nước của Meghalaya.

Từ khóa » Nơi ẩm ướt Nhất Thế Giới ở đâu