Cuộc Sống Mới Của Người Đan Lai | Báo Dân Tộc Và Phát Triển
Có thể bạn quan tâm
- Đường dây nóng: 024.3839.8987
- Thời sự
- Công tác Dân tộc
- Sắc màu 54
- Kinh tế
- Phóng sự
- Xã hội
- Gương sáng
- Pháp luật
- Khoa học - Công nghệ
- Giáo dục
- Sức khỏe
- Trang địa phương
- Chuyên đề
- Media
- Thể thao - Giải trí
- Thời sự
- Công tác Dân tộc
- Sắc màu 54
- Kinh tế
- Phóng sự
- Xã hội
- Gương sáng
- Pháp luật
- Khoa học - Công nghệ
- Giáo dục
- Sức khỏe
- Trang địa phương
- Chuyên đề
- Media
- Thể thao - Giải trí
- Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước
- Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi
- Các Chương trình mục tiêu quốc gia
Đan Lai là dân tộc ít người sinh sống chủ yếu ở miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An. Dân tộc Đan Lai trước đây đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì nghèo đói, lạc hậu và hôn nhân cận huyết thống… Nhưng bây giờ, cuộc sống của người Đan Lai đã đổi thay và đang tự tin hòa nhập với cộng đồng các dân tộc anh em.
Tweet- 02-07-2019Nông dân Khe Rạn làm du lịch
- 24-06-2019Tạo chuyển biến tích cực trong đời sống đồng bào các dân tộc rất ít người
Không còn hủ tục?
Ngồi thuyền máy hơn 2 tiếng đồng hồ ngược sông Giăng cuối cùng chúng tôi cũng đặt chân lên bản Cò Phạt, bản đầu tiên của người Đan Lai giữa vùng lõm Vườn quốc gia Pù Mát thuộc xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An). Ấn tượng đầu tiên đối với chúng tôi đó là hai bên đường những thửa ruộng lúa lên xanh, nhà cộng đồng, trạm y tế, trường mầm non khang trang.
Ông La Văn Tám, Trưởng bản Cò Phạt phấn khởi cho biết: “Người Đan Lai trước đây vẫn có thói quen ngủ ngồi, sinh sống hoang dã như người rừng. Nhưng từ khi được Đảng và Chính phủ quan tâm, bà con đã biết làm lúa nước, làm kinh tế trang trại, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, trẻ em được đến trường… Điều đặc biệt nữa là hiện nay những hủ tục đáng sợ trước đây của dân tộc Đan Lai, như hủ tục đẻ ngồi, nhúng trẻ sơ sinh xuống suối, vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống… không còn nữa”.
Theo người dân Cò Phạt kể thì tục ngủ ngồi để tránh thú dữ của người Đan Lai đã kéo theo hủ tục đẻ ngồi. Khi phụ nữ Đan Lai sắp sinh thì được đưa ra chòi canh ở trên nương để đẻ. Khi vợ đẻ xong, người chồng đem con xuống suối rửa rồi nhúng 7 - 9 lần mặc kệ nước suối lạnh hay nóng.
Ông La Văn Liễu (62 tuổi), tâm sự: “Vì đẻ ngồi như vậy, đã có người bị băng huyết và tử vong. Còn khi đẻ xong nhúng đứa trẻ xuống nước, đứa sống sót thì khỏe mạnh lắm, nhưng cũng có nhiều trẻ không qua được. Giờ nhớ lại, chúng tôi vẫn thấy sợ hủ tục này”.
Theo ông Liễu, giờ tục ngủ ngồi không còn nữa do bản không còn hoang vu như trước. Bản lại có Trạm quân dân y kết hợp của Bộ đội Biên phòng (BĐBP), có giường đẻ hẳn hoi nên không còn ai ngồi đẻ ở trên nương nữa.
Sống biệt lập, co cụm nơi thâm sơn cùng cốc nên đồng bào Đan Lai đã sinh ra nạn tảo hôn và lấy nhau trong anh em nội tộc. Vấn nạn này đã kéo theo nhiều hệ lụy và ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi. Anh Lương Viết Tùng, Phó Chủ tịch UBND xã Môn Sơn cho biết: Trước vấn nạn này, các cấp, đoàn thể của chính quyền địa phương đã tích cực tuyên truyền vận động. Vả lại, thế hệ trẻ Đan Lai hạ sơn đã mang nhận thức xã hội tiến bộ trở về thay đổi bản làng mình. Chính lớp trẻ đã nhận thức được tác hại của nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống nên tự phá vỡ những hủ tục đó. Hiện nay, trai gái kết hôn đều đúng quy định của pháp luật và đạo lý của dân tộc.
Theo anh Tùng thì ngoài những hủ tục trên, những tệ nạn như mê tín cúng ma xó và nghiện rượu say xỉn suốt ngày của đàn ông Đan Lai nay cũng gần như không còn nữa.
Tự tin hòa nhập cộng đồng
Năm 2006, Chính phủ phê duyệt Đề án bảo tồn, phát triển bền vững dân tộc Đan Lai tại vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát. Đề án như một cuộc giải cứu thực sự, khi đặt mục tiêu 146 gia đình dân tộc Đan Lai ở hai bản Búng và Cò Phạt sẽ được di dời ra khỏi rừng sâu. 30 hộ còn lại ở lại bản Cò Phạt nhưng sẽ được đầu tư hạ tầng điện, đường, trường, trạm… để làm điểm du lịch sinh thái. Năm 2007, 42 hộ dân đầu tiên đã được ra khỏi rừng, đến nơi ở mới ở xã Thạch Ngàn (Con Cuông). Từ năm 2006 đến nay đã có hàng trăm người Đan Lai ra nơi ở mới.
Ông Lương Viết Tùng, Phó Chủ tịch UBND xã Môn Sơn cho biết: Tại các điểm tái định cư ở Cửa Rào, Tân Sơn (xã Môn Sơn) và bản Thạch Sơn, Kẻ Tắt (xã Thạch Ngàn), đồng bào Đan Lai được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố, khang trang, cấp đất sản xuất. Sau khi các hộ dân ổn định cuộc sống nơi ở mới, Đảng ủy, chính quyền xã đã giao cho các đoàn thể phân công trách nhiệm hướng dẫn cụ thể từng gia đình biết về phương thức làm lúa nước, biết cách trồng trọt và chăn nuôi.
Ngoài nỗ lực của các cấp chính quyền, vai trò của lực lượng BĐBP hết sức quan trọng trong việc tái định cư tại chỗ cho các hộ dân còn lại ở Cò Phạt và Bản Búng. BĐBP thường xuyên bám dân, bám bản, hướng dẫn bà con từng bước thay đổi thói quen săn bắt, hái lượm sang trồng trọt, chăn nuôi mang lại những thay đổi nhận thức. Đồng bào Đan Lai cũng đã nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng các bản, làng khác, nhất là về phương thức sản xuất.
Bà Kha Thị Tím, Phó Chủ tịch UBND huyện Con Cuông cho biết: Hiện nay, nhiều điển hình kinh tế đã xuất hiện, như anh La Quang Vinh ở bản Thạch Sơn, xã Thạch Ngàn được đánh giá là hộ Đan Lai năng động, chịu khó học hỏi và tích cực khai hoang. Gia đình anh trồng được các loại cây lương thực, hoa màu. Ngoài ra còn trồng hơn 2ha gỗ xoan kết hợp làm kinh tế trang trại và chăn nuôi, mỗi năm cho thu nhập hàng chục triệu đồng.
Hay ông La Văn Thám, ở bản Tân Sơn; chị La Thị Nguyệt ở điểm tái định cư Cửa Rào. Hai hộ này trồng lúa nước kết hợp làm kinh tế trang trại đã cho thu nhập 30 - 50 triệu đồng/năm.
Hiện nay hầu hết hộ gia đình ở các khu tái định cư đều có ti vi, điện thoại, nhiều hộ đã sắm được xe máy và các vật dụng đắt tiền trong gia đình. Con em Đan Lai đều được đến trường, nhiều em đã học lên THCS, THPT và đại học. Bà con Đan Lai đang đổi thay tích cực và tự tin hòa nhập với các dân tộc anh em.
Hộ gia đình người Đan Lai đầu tiên viết đơn xin thoát nghèo Tweet người Đan Laihôn nhân cận huyết thốngNghệ AnCuộc sống mới Ý kiến độc giả Gửi ý kiến độc giả Họ và tên Địa chỉ email Nội dung Mã bảo mật Nhập lạiGửi bình luận Có thể bạn quan tâm-
Con Cuông (Nghệ An): Chính sách dân tộc giúp giảm nghèo bền vững
-
Người “đứng mũi” ở Cò Phạt
-
Những người “đưa đò” cho học trò Đan Lai
Saudi Arabia, UAE, Qatar hết sức coi trọng hợp tác với Việt Nam
Chiều tối 24/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Đại sứ và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán các nước Saudi Arabia, Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Qatar tại Hà Nội nhằm thúc đẩy hiện thực hóa thỏa thuận cấp cao Việt Nam với 3 nước.Mai anh đào gọi Xuân về
Hồi sinh một đỉnh hùng quan
Những dòng họ khuyến học ở vùng cao Bát Xát
Nậm Nhùn (Lai Châu): Quan tâm bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Mảng
Tin nổi bật trang chủ
Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, tạo thêm động lực phát triển kinh tế, xã hội
Chiều nay, 24/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp bổ sung của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, xem xét, quyết định một số nội dung về ngân sách thuộc thẩm quyền.- Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng thực hiện đồng bộ, hiệu quả, hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền đô thị
- Khẩn trương rà soát các luật về tổ chức bộ máy trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội
Tiêu điểm
-
Saudi Arabia, UAE, Qatar hết sức coi trọng hợp tác với Việt Nam
-
Trải nghiệm đêm tháp Pô Sah Inư
-
Tôn vinh nét đẹp cổ phục Việt
-
Các cơ quan, ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng triển khai nghiêm túc việc sắp xếp tổ chức bộ máy
-
Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 05 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng
-
Cô sinh viên dân tộc Thái Nghệ An mong sớm được cống hiến sức trẻ cho quê hương
-
Người Lô Lô làm du lịch cộng đồng
-
Hồi sinh Di tích quốc gia Hải Vân Quan
Chương trình MTQG 1719 góp phần giữ vững, nâng chất tiêu chí NTM ở vùng biên giới biển tỉnh Sóc Trăng
Mường Hoong, Ngọc Linh không còn là nơi nghèo nhất ở Kon Tum
Vĩnh Long: “Tết quân - dân” mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025 sẽ tổ chức ở thị xã Bình Minh
Saudi Arabia, UAE, Qatar hết sức coi trọng hợp tác với Việt Nam
Thời sự - PV - 21:24, 24/12/2024 Chiều tối 24/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Đại sứ và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán các nước Saudi Arabia, Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Qatar tại Hà Nội nhằm thúc đẩy hiện thực hóa thỏa thuận cấp cao Việt Nam với 3 nước.Mai anh đào gọi Xuân về
Giải trí - Hoàng Ngọc Thanh - 20:44, 24/12/2024 Lần đầu tôi đến Đà Lạt là vào mùa mai anh đào nở rộ. Trước đó tôi đã nghe nhiều về loài hoa này nhưng khi tận mắt ngắm nhìn, vẫn không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp như thơ của nàng hoa. Trong hanh hao se lạnh của phố núi mờ sương, từng chùm mai anh đào bung mình khoe sắc. Cánh hoa e ấp như em bé đang say mộng bỗng giật mình tỉnh giấc, như cô sơn nữ ngơ ngác trước phố xá rộn ràng. Màu hồng tươi thắm trong vạt nắng vàng chảy mật, rạng rỡ gọi Xuân về.Hồi sinh một đỉnh hùng quan
Du lịch - Tiêu Dao - 20:41, 24/12/2024 Cái bắt tay "lịch sử" của hai địa phương Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng đã làm sống dậy một hùng quan, tạo lập một hình mẫu tiêu biểu về công tác khôi phục bảo tồn di sản. Cứ thế, Hải Vân Quan đã sống dậy như một thời hào hùng thủa xưa, nơi mà người người đi qua phải nhớ đến.Thanh Hóa: Hai gương mặt sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu được tuyên dương năm 2024
Giáo dục - Quỳnh Trâm - 20:37, 24/12/2024 Năm 2024 đánh dấu năm thứ 11 Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu được tổ chức. Sự kiện do Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện, nhằm tôn vinh các em học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong học tập, lao động sản xuất trên cả nước. Ở Thanh Hóa có hai sinh viên dân tộc Mường và Thổ đạt thành tích xuất sắc, tiêu biểu được tuyên dương năm 2024Những dòng họ khuyến học ở vùng cao Bát Xát
Giáo dục - Trọng Bảo - 20:31, 24/12/2024 Bát Xát (Lào Cai) là huyện vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn; tuy nhiên, thời gian qua công tác khuyến học, khuyến tài phát triển mạnh mẽ. Trong đó, các dòng họ khuyến học trong đồng bào DTTS đã và đang góp phần lan tỏa tinh thần hiếu học, học tập suốt đời.Video
Trải nghiệm đêm tháp Pô Sah Inư
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngay 24/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh nét đẹp cổ phục Việt. Trải nghiệm đêm tháp Pô Sah Inư. Lễ hội Kìn chiêng bốc mạy của người Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Đồng hành với Nhân dân xây dựng biên giới vững mạnh
Người Lô Lô làm du lịch cộng đồng
Hồi sinh Di tích quốc gia Hải Vân Quan
Nơi lưu giữ văn hóa người Xơ Đăng
Nậm Nhùn (Lai Châu): Quan tâm bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Mảng
Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 20:25, 24/12/2024 Để bảo tồn, gìn giữ truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc Mảng, huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) đã quan tâm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền; cùng với đó là sử dụng các nguồn hỗ trợ từ các Chương trình mục tiêu Quốc gia để góp phần giữ gìn và bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mảng.Những xu hướng ăn uống tốt cho sức khỏe trong năm 2025
Sức khỏe - Minh Nhật - 20:20, 24/12/2024 Chú trọng protein, các thực phẩm chống viêm, nguồn gốc thực vật, cắt giảm đường và muối là những xu hướng trong chế độ ăn uống sẽ được nhiều người lựa chọn vào năm 2025.Hàm Yên với phong trào xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo
Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 20:19, 24/12/2024 Nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở có được ngôi nhà kiên cố, ổn định để yên tâm phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã triển khai linh hoạt nhiều giải pháp xóa nhà ở tạm, dột nát cho hộ nghèo.Hàm Yên quyết tâm đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong năm 2025
Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 20:17, 24/12/2024 Với phương châm “Đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, đổi mới, phát triển”, năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã phát huy tinh thần đoàn kết, nêu cao quyết tâm chính trị, vượt qua mọi khó khăn, khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của địa phương, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển đi lên của huyện.Độc đáo lễ Mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Cống tại vùng cao Nậm Nhùn
Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 20:15, 24/12/2024 Lễ Mừng lúa mới (Hàng Sị Phạt) của dân tộc Cống tại huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) được tổ chức với ý nghĩa tạ ơn ông bà, tổ tiên và các vị thần linh đã phù hộ, che chở cho cây trồng tốt tươi, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, đầy đủ và hạnh phúc. Đây cũng là một trong những lễ hội độc đáo, đặc sắc mang đậm nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc. Xem thêm- Tìm từ khóa
- Tìm tác giả
Đọc nhiều
-
Saudi Arabia, UAE, Qatar hết sức coi trọng hợp tác với Việt Nam
-
Mai anh đào gọi Xuân về
-
Hồi sinh một đỉnh hùng quan
-
Thanh Hóa: Hai gương mặt sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu được tuyên dương năm 2024
-
Những dòng họ khuyến học ở vùng cao Bát Xát
-
Nậm Nhùn (Lai Châu): Quan tâm bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Mảng
-
Những xu hướng ăn uống tốt cho sức khỏe trong năm 2025
-
Hàm Yên với phong trào xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo
-
Hàm Yên quyết tâm đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong năm 2025
-
Độc đáo lễ Mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Cống tại vùng cao Nậm Nhùn
- Thời sự
- Công tác Dân tộc
- Sắc màu 54
- Kinh tế
- Phóng sự
- Xã hội
- Gương sáng
- Pháp luật
- Khoa học - Công nghệ
- Giáo dục
- Sức khỏe
- Trang địa phương
- Chuyên đề
- Media
- Thể thao - Giải trí
BÁO DÂN TỘC VÀ PHÁT TRIỂN
Diễn đàn của đồng bào các dân tộc Việt Nam - Diễn đàn của đồng bào các dân tộc Việt Nam Giấy phép xuất bản báo chí điện tử số 468/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 26/10/2020.
Tổng Biên tập: Lê Công Bình Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Phong, Bùi Thị Hạ
Tòa soạn: Số 349 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: 0243.839.8987 - Fax: 024.3767.4765 Liên hệ quảng cáo: 0911.249.766
Văn phòng thường trú
Tây Bắc: Số 581 Hoàng Liên, phường Kim Tân, TP. Lào Cai - Điện thoại: 020.382.3665. Tây Nguyên: Số135 Lê Thánh Tông, TP. Buôn Mê Thuột, Đăk Lăk. Tây Nam bộ: Số 18 Nguyễn Đình Chiểu, phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ - Điện thoại: 0292.381.9293. Tây Duyên hải - Miền Trung: Số 220 Huỳnh Thúc Kháng, TP. Quy Nhơn, Bình Định - Điện thoại: 0931.613.868. Đông Bắc: Số 58, tổ 84, khu 8, phường Hà Khẩu, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - Điện thoại: 0904.552.567.
© Ghi rõ nguồn “baodantoc.vn” khi sử dụng lại thông tin từ trang nàyTừ khóa » đan Lai
-
Dan Lai - Head Of Pricing, APAC - Barry Callebaut Group | LinkedIn
-
Dan Lai - Singapore | Professional Profile - LinkedIn
-
Đan Lai – Wikipedia Tiếng Việt
-
Dan Lai (@dancelai) • Instagram Photos And Videos
-
Người Đan Lai Trên Bản Mới - Ủy Ban Dân Tộc
-
Truyền Thuyết Về Bộ Tộc Đan Lai - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
-
Đan Lai - Bộ Tộc Chốn "sơn Cùng Thủy Tận" (kỳ 1)
-
Giải Cứu Người Đan Lai - Báo Thanh Niên
-
Vẻ đẹp “nguyên Thủy” Của Tộc Người Đan Lai | 54 Dân Tộc Việt Nam
-
Dân Tộc Đan Lai - Cơ Quan Ngôn Luận Của Bộ Y Tế
-
Chuyện Về Thầy Giáo Người Đan Lai ở Nghệ An Vinh Dự được Gặp ...