Cuộc Sống Người Việt ở Đông Đức Cũ, 20 Năm Sau Khi Bức Tường ...
Có thể bạn quan tâm
Cuộc sống người Việt ở Đông Đức cũ, 20 năm sau khi bức tường Berlin sụp đổ
Thanh Phương
Bài đăng ngày 16/11/2009 Cập nhật lần cuối ngày 16/11/2009 14:39 TU
Tiệm làm móng tay của người Việt ở Dresden (Ảnh : Thanh Phương/RFI)
Tuy đang gặp khó khăn chung, nhưng tuyệt đại đa số người Việt ở Đông Đức cũ không ai nghĩ đến việc trở về nước, bởi lẽ họ đã quá quen với cuộc sống tại một quốc gia mà những phúc lợi xã hội được bảo đảm, con cái được học hành đàng hoàng, con người được tự do, thoải mái, những điều mà họ khó có thể tìm thấy ở Việt Nam hiện nay.
In bài
Gửi bài
Bình luận bài
Dresden, thủ phủ của bang Sachsen, thành phố du lịch nổi tiếng của Đông Đức với nhiều công trình kiến trúc cổ, nhiều di tích lịch sử, cũng là nơi tập trung khá nhiều người Việt. Trong đó có những người đã sống tại thành phố này từ trước năm 1989, tức là trước khi bức tường Berlin sụp đổ, như trường hợp của ông Vũ Thiện Sinh.
Câu chuyện của ông Sinh kể lại đoạn đời 20 năm thăng trầm trên quê hương mới cũng giống câu chuyện của hàng chục ngàn người Việt khác, đa số là lao động hợp tác dưới thời xã hội chủ nghĩa và thời cuộc đã đưa đẩy họ trở thành những người định cư vĩnh viễn trên một đất nước tư bản dân chủ.
Cũng giống như ông Sinh, ông Mai Anh Chiến, nguyên là một cán bộ quân đội, sang Đông Đức làm đội trưởng một đội sản xuất máy tàu biển từ trước năm 1989, đã lăn lộn qua nhiều nghề khác nhau, từ phụ bếp cho một nhà hàng, rồi buôn bán quần áo, trước khi làm việc cho cô Kiều Thanh, người đã lập ra Văn phòng Thanh, chuyên giúp khai thuế và dịch thuật.
Tiếp xúc nhiều với giới khác nhau trong cộng đồng người Việt ở Dresden, cô Kiều Thanh cho biết là người Việt tại Dresden cũng như ở những nơi khác đang gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế.
Chỉ có một số người mà việc kinh doanh không bị ảnh hưởng nhiều, như trường hợp của chị Nguyễn Thị Lương, chủ một công ty xuất khẩu túi và bao bì từ Việt Nam, mà văn phòng nằm kế bên Văn phòng Thanh.
Trước khi đến Dresden, tôi đã có dịp ghé qua thành phố Leipzig, nơi có cộng đồng người Việt chiếm hàng thứ hai ở Đức, sau Berlin. Tại đây, người Việt tập trung mua bán ở ba khu chợ nằm kế bên nhau : Dong Xuan Center, Dong Xuan Markt và Ben Thanh Markt. Tôi đến đây vào một buổi sáng thứ tư, một ngày trong tuần, nên số khách mua bán rất thưa thớt.
Hôm ấy, trời vừa mưa, vừa lạnh, nên càng khiến cho không khí nơi đây thêm ảm đạm, như tâm trạng chung của các chủ sạp hàng tại đây. Trong khoảng ba năm trở lại đây, việc kinh doanh ngày càng ế ẩm và theo lời một chủ sạp hàng vải sợi trong khu Dong Xuan Markt, doanh thu của ông đã bị giảm hơn phân nữa. Đi đâu hỏi thăm mọi người cũng đều nhận được những cái lắc đầu ngán ngẩm.
Sư cô Tâm Viên, Leipzig (Ảnh : Thanh Phương/RFI)
Có dịp tiếp xúc với nhiều Phật tử tại Leipzig, sư cô Tâm Viên, hiện đang coi sóc Phật đường Liên trì, nói về những khó khăn trong việc làm ăn sinh sống của người Việt tại đây.
So với các thành phố khác, Berlin dĩ nhiên là nhộn nhịp hơn cả. Khu trung tâm thương mại Đông Xuân nay đã được mở rộng thành 4 dãy nhà lớn, vì trung tâm này thu hút các bạn hàng từ những trung tâm thương mại khác của nguời Việt. Nhưng nhìn chung công việc kinh doanh tại thủ đô nưóc Đức cũng không thoát khỏi quy luật cung cầu trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và cạnh tranh gay gắt hơn, như lời anh Lê Văn Đạt, hiện là chủ một tiệm thức ăn nhanh châu Á ở Berlin.
Nhưng người Việt ở đâu cũng xoay xở rất nhanh, buông cái này, bắt cái kia. Theo lời anh Lê Ngọc Sơn, một thành viên của Hội người Việt bang Berlin và Brandenburg, do buôn bán quần áo ế ẩm, nhiều người Việt ở Berlin nay quay sang mở các tiệm bán hoa, các quầy bán báo, các tiệm thức ăn nhanh châu Án mà hầu như đi đâu ta cũng có thể thấy..
Cô Kiều Thanh (Ảnh : Thanh Phương/RFI)
Bên cạnh những khó khăn nhất thời, một cản ngại lớn nhất cho sự hội nhập của người Việt Đông Đức cũ vào xã hội mới vẫn là hàng rào ngôn ngữ. Chính vì thế mà ở Đông Đức cũ, có rất nhiều văn phòng phiên dịch và tư vấn pháp lý cho người Việt. Chị Kiều Thanh, chủ Văn phòng Thanh tại Dresden cho biết nhiều người thậm chí phải nhờ đến chi khi đi khám bác sĩ.
Sống tại quê hương mới, nhu cầu tự nhiên của người Việt ở đâu cũng là tập hợp lại trong những hội đoàn để tương trợ giúp đở nhau và cũng để nhằm duy trì truyền thống dân tộc, nhất là tiếng mẹ đẻ. Là thành viên của một uỷ ban lo về người nước ngoài ở Leipzig, bác sĩ Nguyễn Chí Chính cho biết Hội người Việt Nam Leipzig đã có nhiều nỗ lực để giảng dạy tiếng Việt cho con em đồng bào sống tại đây và được chính quyền địa phương hỗ trợ rất nhiều trong các hoạt động.
Trong những lo toan tất bật của cuộc sống thường nhật trên quê hương thứ hai mà họ đã chọn nước cách đây 20 năm, nhiều người nay chú tâm hơn đến đời sống tâm linh và thường họ hướng về Phật giáo, như lời của sư cô Tâm Viên, Phật đường Liên Trì, Leipzig.
Tuy đang gặp khó khăn chung, nhưng tuyệt đại đa số người Việt ở Đông Đức cũ không ai nghĩ đến việc trở về nước, bởi lẽ họ đã quá quen với cuộc sống tại một quốc gia mà những phúc lợi xã hội được bảo đảm, con cái được học hành đàng hoàng, mọi người được tự do, thoải mái, những điều mà họ khó có thể tìm thấy ở Việt Nam hiện nay.
Mời quý vị nghe toàn bộ bài phóng sự sau đây:
Tạp chí về cộng đồng người Việt ở đông Đức cũ
16/11/2009
Từ khóa » Bản đồ đông đức Cũ
-
Cộng Hòa Dân Chủ Đức – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sự Thật Về Sự Khác Nhau Giữa Đông Đức Và Tây Đức Mà Bạn Cần Nhớ
-
Sự Khác Biệt Giữa Đông Đức Và Tây Đức - Du Học Đức Cần Biết?
-
Hương Vị Đông Đức Cũ - BBC News Tiếng Việt
-
Berlin 28 Năm Chia Cắt Và 'Bức Màn Sắt' Phân định Đông-Tây - BBC
-
Bản đồ Hành Chính đất Nước Đức (Germany Map) Phóng To Năm 2022
-
Cận Cảnh Bức Tường Berlin Ngăn Cách Đông Đức XHCN Và Tây Đức ...
-
Bản đồ đông đức Và Tây đức - .vn
-
Nên Du Học ở Đông Đức Hay Tây Đức - CMMB Việt Nam
-
Sự Khác Biệt Giữa Đông Đức Và Tây Đức? - Tổ Chức Giáo Dục IECS
-
CHLB Đức - Cộng Hòa Liên Bang Đức
-
Bản đồ - Đức (Federal Republic Of Germany) - MAP[N]ALL.COM
-
Quốc Khánh