Cuộc Sống ở Ngọn Hải đăng Cao Nhất Quần đảo Trường Sa
Có thể bạn quan tâm
Vào mùa khô nước ngọt cạn kiệt, các công nhân canh giữ ngọn hải đăng Đá Lát phải chắt chiu từng giọt trong ăn uống.
Hải đăng Đá Lát (cao 42 mét) cao nhất trong 9 ngọn hải đăng ở quần đảo Trường Sa, được xây dựng và hoàn thành tháng 6/1994. Chức năng của công trình này là giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Trường Sa định hướng và xác định được vị trí của mình.
Hải đăng thuộc quyền quản lý của công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải Biển đông và Hải đảo.
Để duy trì hoạt động, mỗi 2-3 tháng tàu hậu cần lại nhận nhiệm vụ tiếp tế lương thực, thực phẩm, nước cùng các nhu yếu phẩm cần thiết.
Đảo Đá Lát là rạn san hô, cách vịnh Cam Ranh khoảng 450 km theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, dài khoảng 3,5 hải lý, nơi rộng nhất khoảng 1 hải lý, diện tích gần 10 km2. Hải đăng nằm cách Đơn vị hải quân đóng gần 1 hải lý.
Vì hải đăng được xây dựng bên trong rạn san hô nên khi tiếp tế tàu phải neo đậu ở vùng nước sâu và dùng cano chuyển hàng vào.Vào mùa biển êm việc tiếp tế khá thuận lợi nhưng vào mùa biển động rất khó khăn do cano nhỏ và sóng lớn đánh, rất nguy hiểm.
Là đảo xa bờ, rất hiếm khi được giao lưu, gặp gỡ nên mỗi lần có tàu tiếp tế ra anh em công nhân làm việc tại đây rất vui mừng. Anh Trịnh Văn Nguyên - Trạm trưởng hải đăng Đá Lát, đích thân lái cano ra tàu để đón đoàn thăm đảo.
Mỗi chuyến hàng tiếp tế thường là đồ khô, thuốc men, thịt đông lạnh nhưng quý nhất vẫn là nước ngọt, trái cây, rau củ quả tươi - những món được xem là hàng "xa xỉ" trên đảo.
Đá Lát là đảo chìm trên rạn san hô nên có nhiều loại, cá tôm, cua ốc. Đây chính là nguồn thực phẩm hàng ngày của các anh em canh hải đăng.
Nhiều lần may mắn, các anh gặp cá lớn bơi vào rạn san hô, sau đó nước rút bị mắc kẹt là có bữa ăn thịnh soạn hoặc phơi khô để dành mùa mưa bão.
Anh Vương Văn Hưng - công nhân hải đăng, chia sẻ nơi đảo xa mọi người rất thèm rau. Anh em thường nhờ đất liền gửi hạt giống ra để gieo trồng. Vì thiếu nước cũng như khí hậu nắng nóng khắc nghiệt cùng gió biển đậm hơi muối nên rau rất khó sống.
Nhưng nỗi khổ lớn nhất là thiếu nước ngọt. Vào mùa khô nước cạn kiệt phải chắt chiu từng chút dành cho ăn uống. Hàng ngày các anh chỉ có thể tắm biển rồi dùng một ca nước ngọt nhỏ xíu để dội qua người. Nước ngọt cũng được giữ lại dùng để tưới rau kẻo lãng phí.
Bộ tạ tự chế giúp anh em công nhân hải đăng tập luyện sức khỏe mỗi ngày.
Trạm trưởng Nguyên chia sẻ, khó khăn bao nhiêu anh em cũng đều cố gắng.
Hải đăng được xây dựng từ năm 1994 bằng hình thức thi công trong đất liền, lắp ráp tại đảo.
Tại chân đảo là kho chứa đồ đạc, nước, trồng rau xanh...
Anh Phan Văn Bình - chỉ huy đảo Đá Lát, gần hải đăng, cho biết vào mùa biển động gió giật mạnh, ngọn hải đăng dễ rung lắc.
Đá Lát là đảo chìm, nằm ở phía Nam của quần đảo Trường Sa, cách đảo Trường Sa lớn khoảng 15 hải lý về phía Tây, cách Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 245 hải lý về phía Đông Nam với bãi san hô ngầm dài khoảng 5,9 km, rộng 1,6 km, diện tích gần 10 km2. Đây là bãi ngầm san hô khép kín, phía trong là hồ nước, khi thủy triều lên, toàn đảo ngập chìm trong nước, thủy triều xuống, các bãi san hô và đá mồ côi nhô lên khỏi mặt nước.
Nguồn: Hải An (Zing.vn)
Từ khóa » Cách Xây Dựng Ngọn Hải đăng
-
Những Bước Tiến Kỹ Thuật Của Hải đăng
-
Độc đáo Những Ngọn Hải đăng Giữa đại Dương
-
LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGƯỜI TA XÂY DỰNG NHỮNG NGỌN HẢI ...
-
[PDF] LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN Ngọn Hải đăng đầu Tiên được ...
-
Khám Phá Ngọn Hải đăng Alexandria Thắp Sáng Nghìn Năm
-
Ngọn Hải đăng – ánh Sáng Chủ Quyền Quốc Gia Trên Biển
-
Những Ngọn đèn Không Bao Giờ Tắt Trên Huyện đảo Trường Sa
-
Hải đăng Alexandria – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hải đăng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Xây “ngọn Hải đăng” Trên Sông Hàn? - Tuổi Trẻ Online
-
5 Ngọn Hải đăng Nổi Tiếng Nhất Việt Nam
-
10 điều Chưa Biết Về Những Ngọn Hải đăng - VnExpress Du Lịch
-
[MINECRAFT - TUTORIAL] Hướng Dẫn Xây Ngọn Hải Đăng Tập 13