Khám Phá Ngọn Hải đăng Alexandria Thắp Sáng Nghìn Năm
Có thể bạn quan tâm
Theo tờ National Geographic, Alexander Đại đế đã thành lập thành phố được đặt theo tên mình vào năm 331 trước Công nguyên khi ông đi qua miền bắc Ai Cập. Ba năm trôi qua kể từ khi vị vua Macedonia bắt đầu chiến dịch chinh phạt người Ba Tư, ông đã giành được quyền kiểm soát khu vực ven biển phía đông Địa Trung Hải.
Tại đồng bằng sông Nile, ông quyết định thiết lập một cảng biển để đảm bảo quyền kiểm soát các vùng biển của mình và cũng để lập một trung tâm thương mại thay thế thành phố Tyre của Phoenicia - nơi ông vừa mới san phẳng. Ông nhanh chóng tìm thấy vị trí hoàn hảo cho thành phố mới: một dải đất nối với sông Nile qua nhánh cực tây của đồng bằng sông Nile và được hồ Maryut nằm ở phía nam bảo vệ.
Trong tiểu sử về Alexander, nhà sử học Hy Lạp Plutarch đã ghi lại một sự kiện báo điềm gở trong quá trình quy hoạch thành phố. Khi Dinocrates, kiến trúc sư của Alexander, quan sát bản thiết kế bố trí các con đường và kênh của thành phố mới, ông không có viên phấn nào nên ông dùng tạm bột lúa mạch. Ông vừa hoàn thành công việc thì một đàn chim đông đúc xuất hiện, làm bầu trời tối sầm lại và chúng ăn ngấu nghiến chỗ bột mì. Lúc đầu, Alexander lo lắng vì ông nghĩ đó điềm xấu, nhưng những nhà tiên tri lại nói với ông đó là dấu hiệu cho thấy thành phố mới của ông sẽ nguồn sống cho cả thế giới.
Alexandria có hình dạng gần giống như một hình chữ nhật hoàn hảo giữa biển và hồ Maryut. Các du khách đương thời đã so sánh nó với chlamys, một loại áo choàng của người Hy Lạp cổ xưa. Thành phố nhận nguồn cung nước thông qua một con kênh nối với nhánh Canopic của đồng bằng sông Nile. Hệ thống cống rãnh và đại lộ rộng rãi của Alexandria thuộc dạng hiếm ở phía đông Địa Trung Hải. Thành phố kỳ diệu này được chia thành năm khu vực, nhưng gần 1/4 phần khu vực mở rộng là vị trí của các cung điện và khu vườn của hoàng gia.
Cảng ở Alexandria sâu nên thích hợp cho các tàu có mớn nước lớn. Một chuỗi các đảo làm nhiệm vụ bảo vệ cảng trước những cơn gió nguy hiểm tràn về từ phương bắc. Tuy nhiên, không có la bàn hoặc công cụ điều hướng, nên rất khó để tìm ra hướng đi bằng cách quan sát đường bờ biển. Trong khu vực xung quanh đồng bằng sông Nile, không có núi hay vách đá. Bờ biển chỉ là các đầm lầy và sa mạc trải dài bất tận. Mảnh đất lại thấp đến nỗi đôi khi nó như đang ẩn mình sau biển.
Một yếu tố tự nhiên nguy hiểm khác là một dải đất lớn ngập nước sâm sấp, không ai nhìn thấy nếu không quen thuộc với vùng biển ven bờ. Nhiều thủy thủ chỉ phát hiện ra dải đất khi nghĩ mình sắp cập bến và hậu quả là tàu của họ sẽ mắc cạn trên dải cát này. Khó khăn cuối cùng là dải đá ngầm kép phía trước Alexandria, có thể gây nguy hiểm chết người với các thủy thủ và tàu đang cập bến nếu gió không thuận lợi. Rõ ràng cảng cần một ngọn hải đăng, nhưng không phải ngọn hải đăng nào cũng được.
Vị trí của ngọn hải đăng đã được lựa chọn cẩn thận. Ngoài khơi Alexandria là một hòn đảo nhỏ tên là Pharos. Nó được tôn vinh trong văn hóa Hy Lạp, vì tại Pharos, Menelaus - một trong những chiến binh Hy Lạp trong sử thi Iliad và The Odyssey - đã mắc kẹt khi trở về sau cuộc chiến thành Troy. Theo sử gia Plutarch, chính tác giả Homer đã xuất hiện trong những giấc mơ của Alexander Đại đế để nói về hòn đảo: “Bây giờ, có một hòn đảo nhấp nhô trong sóng dữ giữa đại dương, ngoài khơi bờ biển Ai Cập. Họ gọi nó là Pharos… Có một bến cảng nhỏ xinh ở đó”.
Khi Alexander tỉnh dậy, ông tìm kiếm hòn đảo và khi tìm thấy nó, ông nói rằng Homer không chỉ là nhà thơ đáng ngưỡng mộ, mà còn là một kiến trúc sư rất khôn ngoan.
Ở phần cực tây của Pharos, một hòn đảo nhỏ, hầu như tách khỏi đảo Pharos đã được chọn để xây dựng ngọn hải đăng. Tháp hải đăng là một công trình kiến trúc kỳ lạ. Đây là công trình đầu tiên thuộc loại này được xây dựng ở một nền văn minh. Ngọn hải đăng đã lấy tên của hòn đảo Pharos, và từ đó, pharos bắt đầu có nghĩa là “ngọn hải đăng” trong tiếng Hy Lạp.
Ptolemy I Soter, một vị tướng người Macedonia dưới trướng của Alexander Đại đế đã khởi xướng xây dựng ngọn hải đăng của Alexandria. Ptolemy I là một nhà quý tộc Macedonia, giành được quyền kiểm soát Ai Cập sau cái chết của Alexander vào năm 323 trước Công nguyên. Dự án được hoàn thành dưới thời trị vì của con trai ông, Ptolemy II Philadelphus.
Ngọn hải đăng rất tráng lệ. Chi phí xây dựng là 800 talent (khoảng 23 tấn bạc), khoảng 1/10 toàn bộ ngân khố của nhà vua. Parthenon, công trình được xây dựng trước ngọn hải đăng một thế kỷ rưỡi, tốn khoảng 469 talent chi phí xây dựng.
Ngọn hải đăng đã thực hiện nhiệm vụ một cách hoàn hảo. Vào ban ngày, các thủy thủ có thể sử dụng ngọn hải đăng để điều hướng. Vào ban đêm, họ có thể phát hiện bến cảng một cách an toàn nhờ ánh sáng phát ra từ đây. Ngọn hải đăng cao hơn 90m, có thể nhìn thấy nó từ cách đó gần 55km.
Ngọn lửa cháy trên đỉnh ngọn hải đăng sáng đến mức người ta có thể nhầm nó với một ngôi sao trong đêm. Vào ban ngày, chỉ riêng làn khói bốc lên đã khiến người ta có thể nhìn thấy nó từ rất xa. Hồi đó, Ai Cập khan hiếm gỗ, khiến nhiều học giả cho rằng người ta dùng dầu hoặc giấy cói để thắp sáng hải đăng.
Từ khóa » Cách Xây Dựng Ngọn Hải đăng
-
Những Bước Tiến Kỹ Thuật Của Hải đăng
-
Độc đáo Những Ngọn Hải đăng Giữa đại Dương
-
LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGƯỜI TA XÂY DỰNG NHỮNG NGỌN HẢI ...
-
[PDF] LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN Ngọn Hải đăng đầu Tiên được ...
-
Ngọn Hải đăng – ánh Sáng Chủ Quyền Quốc Gia Trên Biển
-
Cuộc Sống ở Ngọn Hải đăng Cao Nhất Quần đảo Trường Sa
-
Những Ngọn đèn Không Bao Giờ Tắt Trên Huyện đảo Trường Sa
-
Hải đăng Alexandria – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hải đăng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Xây “ngọn Hải đăng” Trên Sông Hàn? - Tuổi Trẻ Online
-
5 Ngọn Hải đăng Nổi Tiếng Nhất Việt Nam
-
10 điều Chưa Biết Về Những Ngọn Hải đăng - VnExpress Du Lịch
-
[MINECRAFT - TUTORIAL] Hướng Dẫn Xây Ngọn Hải Đăng Tập 13