Cuộc "trường Chinh" Của 3 Vạn Trẻ Em - Tuổi Trẻ Online

Tin tức, tin nóng, đọc báo điện tử - Tuổi Trẻ Online
  • Podcast
  • YouTube
  • Cần biết
  • Rao vặt
thông tin tài khoản Xin chào,
  • Cài đặt tài khoản
  • Tin đã lưu
  • Bình luận của bạn
  • Lịch sử giao dịch
  • Dành cho bạn
  • Vào Tuổi Trẻ Sao
  • Thoát Tuổi Trẻ Sao
  • Đăng xuất
Đặt báo Đăng ký Tuổi Trẻ Sao Vào trang Tuổi Trẻ Sao
  • Video
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Pháp luật
  • Kinh doanh
  • Công nghệ
  • Xe
  • Du lịch
  • Nhịp sống trẻ
  • Văn hóa
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Giáo dục
  • Nhà đất
  • Sức khỏe
  • Giả thật
  • Bạn đọc
0 Thời sự Phóng sự 01/09/2006 06:45 GMT+7 Cuộc "trường chinh" của 3 vạn trẻ em TRẦN VỸ DẠ TRẦN VỸ DẠ news google

TT - “Chiến dịch K8” của 40 năm trước những ngày này lại thao thức trong câu chuyện của hàng vạn con dân miền đất lửa Vĩnh Linh (Quảng Trị). Chiến dịch bắt đầu từ tháng 8-1966, một cuộc “trường chinh” có một không hai trong lịch sử dân tộc...

A1qLZWiH.jpgPhóng to
Đón các em sơ tán từ miền Bắc trở lại quê nhà Vĩnh Linh năm 1973 - Ảnh tư liệu
TT - “Chiến dịch K8” của 40 năm trước những ngày này lại thao thức trong câu chuyện của hàng vạn con dân miền đất lửa Vĩnh Linh (Quảng Trị). Chiến dịch bắt đầu từ tháng 8-1966, một cuộc “trường chinh” có một không hai trong lịch sử dân tộc...

Kế hoạch tuyệt mật và hành trình bi tráng

Bác Trần Đức Hạnh, nay đã 84 tuổi, người trực tiếp làm trưởng ban K8 của đặc khu Vĩnh Linh hồi ấy, nhớ lại: Đầu năm 1965, khu vực Vĩnh Linh bị đánh phá ác liệt. Bom đã hủy diệt thị trấn Hồ Xá, những làng quê tươi xanh của Vĩnh Linh tan hoang. Người dân Vĩnh Linh đã đào hàng trăm địa đạo để đưa cuộc sống xuống lòng đất bám trụ giữ quê, nhưng hàng vạn con em của vùng đất lửa không thể yên ổn học hành...

Trung ương Đảng đã quyết định đưa hơn 3 vạn thiếu nhi Vĩnh Linh từ 7-15 tuổi ra các tỉnh miền Bắc để gìn giữ sự sống cho các em, để “gìn giữ lực lượng và nòi giống” chuẩn bị cho một cuộc chiến trường kỳ và ác liệt không thể lường hết.

Đưa hơn 3 vạn thiếu nhi đi một chặng đường cả ngàn kilômet từ Vĩnh Linh ra các tỉnh đồng bằng Bắc bộ dưới mưa bom bão đạn. Lộ trình phải qua những vùng bom rơi, những vùng lửa cháy, ngã đổ, tan hoang.

Lúc bấy giờ, trung ương đã lập ra một ban chuyên trách về chiến dịch gọi là Ban K8 do Bộ trưởng Phủ thủ tướng Trần Hữu Dực làm trưởng ban, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Lê Tất Đắc đặc trách chiến dịch.

Các tỉnh có liên quan đến chiến dịch như Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Hà, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình... đều có ban chuyên trách. Chiến dịch kéo dài từ tháng 8-1966 đến cuối năm 1967.

Hơn 3 vạn học sinh Vĩnh Linh và các vùng Gio Linh, Cam Lộ đang sơ tán tại Vĩnh Linh được đưa ra các tỉnh miền Bắc, về sống nhờ trong các hộ gia đình, được thương yêu đùm bọc cho đến ngày hòa bình (1973) mới về lại quê hương.

Lúc đi bộ hàng chục kilômet, lúc lại chen trên phà, trên thuyền. Để đi từ Vĩnh Linh ra tận Thái Bình, Nam Hà phải mất cả tháng trời, mỗi ngày của hành trình là mỗi ngày đối đầu với cái chết từ bom đạn giặc. Đã có đoàn xe chở các em ra đến Mỹ Trung (Quảng Bình) bị đánh bom, một chiếc chở 40 em bị tung lên, chỉ còn một em bé 8 tuổi sống sót.

Em bé ấy là Trần Văn Khỏe, bây giờ là trạm trưởng trạm bơm của Công ty Cấp thoát nước Đông Hà. Khuôn mặt anh sau trận bom 40 năm trước vẫn còn hằn những vết sẹo. “Khi ấy chúng tôi không đứa nào hiểu sơ tán là gì, toàn là lũ nhóc đang còn học i tờ. Bố mẹ may cho mỗi đứa một cái ruột tượng bằng vải đeo quanh thân đựng gạo rang, một cái ống bương nút lá chuối để đựng nước đeo toòng teng. Bom nổ tung lên rồi tôi không biết gì nữa, tỉnh dậy đã thấy nằm trong bệnh viện” - anh kể.

Rồi anh được lưu chuyển hết bệnh viện này đến bệnh viện khác, hơn hai năm sau trở về Thái Bình khi đã lành vết thương. Khi ấy anh không còn biết mình quê quán ở đâu, bố mẹ ở đâu (sau này anh mới biết bố mẹ ở nhà đã lập bàn thờ cho anh, ngỡ là không còn ai sống sót trong chuyến xe ấy).

Cho đến một buổi chiều, người anh trai của anh tên Vinh, cũng đi trong chiến dịch K8 trên một chuyến xe khác và về sơ tán ở Quỳnh Phụ (Thái Bình), một lần đi nhận sách giáo khoa ngang qua nơi em trai mình ở, anh em nhận ra nhau.

Hòa bình, nhiều người mới biết khi đưa các em đi đã có những âu lo rằng có thể phải chấp nhận thương vong khoảng 10% (tức khoảng 3.000 em), nhưng vẫn phải đi vì nếu ở lại Vĩnh Linh con số hi sinh vì bom đạn sẽ nhiều hơn nữa. Kết thúc chiến dịch có 70 con em Vĩnh Linh ngã xuống, trong đó có 59 thiếu nhi. Sự hi sinh về người có thể nhiều hơn nữa nếu trong chiến dịch K8 ấy không có những con người huyền thoại.

Huyền thoại về người anh hùng

Đó là Anh hùng lao động Trần Chí Thành. Đêm 2-9-1967, chặng cuối của chiến dịch K8, Trần Chí Thành chỉ huy một đoàn xe 20 chiếc (mỗi chiếc chở 50 em cùng các thầy cô giáo). Trời mờ tối, đoàn xe tắt đèn lặng lẽ rời Vĩnh Linh. Vừa qua khỏi Dốc Sỏi, bỗng đèn dù của máy bay đối phương bung ra soi rõ mồn một cả đoàn xe 20 chiếc.

Tức khắc, những chiếc máy bay phản lực ào đến. Trần Chí Thành bắc tay làm loa ra lệnh: “Tất cả quay xe về trú tại vùng đồi Vĩnh Chấp - Sen Thủy, tôi sẽ nghi binh chúng”. Đoàn xe hối hả chở các em quay đầu, còn Trần Chí Thành nhảy lên xe chỉ huy (không chở người) bật đèn pha nhằm hướng bắc phóng thẳng. Máy bay đối phương liền bám theo phóng rocket, cắt bom.

Bom đạn vây quanh nhưng anh cứ chạy, cố nhử máy bay về hướng mình. Khi dừng lại thì chiếc xe của anh đã bị rách tươm, anh bị thương, chỉ có 20 chiếc xe của đoàn và các em là không hề hấn gì. Câu chuyện anh Thành làm “mồi nhử” đoàn máy bay để cứu cả ngàn em nhỏ Vĩnh Linh cho đến bây giờ trong lòng các thế hệ học trò K8 Vĩnh Linh không ai không nhớ...

f9CPN10r.jpgPhóng to

Cô Sơn Thị Hồng Lĩnh và ba HS giỏi cấp huyện, tỉnh do cô bồi dưỡng - Ảnh: TRẦN VỸ DẠ

Cô Sơn Thị Hồng Lĩnh - giáo viên Trường tiểu học Phú Thượng 2, huyện Phú Vang (Thừa Thiên - Huế) - bồi hồi kể lại: Năm đó cô mới 6 tuổi, quê ở huyện Gio Linh (nam sông Bến Hải).

Trên chuyến xe chạy dưới làn bom đạn năm ấy có thầy giáo Nguyễn Quang Niên lo cho học sinh như một người cha. Ba chị em cô được đưa đi ba nơi. Người chị cả đang học cấp III được đưa lên Tân Kỳ, Nghệ An; người chị thứ về Trường Nguyễn Bá Ngọc, Thanh Hóa; còn cô về sống tại gia đình bà Nguyễn Thị Đợi ở đội 4, xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Ngày lên đường cô được thầy giáo bồng ẵm, dỗ dành mỗi khi nhớ cha nằm khóc. Nhưng rồi thay cho tiếng khóc là nỗi khiếp sợ khi cô chứng kiến một chiếc xe đi trước bị bom hất tung lên trời, từng người bạn của cô trên chuyến xe định mệnh đó vương vãi khắp nơi. Năm 1973, hòa bình lập lại, cô được trở lại quê nhà Vĩnh Linh. Gia đình không còn ai.

Ở Trường tiểu học Phú Thượng 2 còn có hai cô giáo khác cũng “lớn lên từ chiến dịch năm ấy”. Đó là cô Trần Thị Phượng, quê Cát Sơn, xã Trung Hải (nam sông Bến Hải), năm ấy người nhà lén chèo thuyền đưa cô qua Vĩnh Linh để theo chân đoàn; cô Nguyễn Thị Tú, quê thị trấn Hồ Xá, được đưa ra Nam Hà.

Những “cháu K8” năm xưa giờ đang là những đảng viên, cán bộ chủ chốt, giáo viên giỏi của trường. Các cô bây giờ có người đã là bà ngoại nhưng hằng năm vẫn trở lại “mảnh đất K8” thăm bố mẹ nuôi, thăm những gia đình từng cưu mang mình thời K8.

TRẦN VỸ DẠ

BÌNH LUẬN HAY

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0 Bài viết hay? Tặng sao cho Tuổi Trẻ Chia sẻ

Tặng sao

Chuyển sao tặng cho thành viên

  • x1
  • x5
  • x10

Hoặc nhập số sao

Bạn đang có: 0 sao

Số sao không đủ. Nạp thêm sao

Tặng sao Tặng sao Tặng sao

Tặng sao thành công

Bạn đã tặng 0 Cho tác giả

Hoàn thành

Tặng sao không thành công

Đã có lỗi xảy ra, mời bạn quay lại bài viết và thực hiện lại thao tác

Quay lại bài viết Bình luận (0) thông tin tài khoản

Tối đa: 1500 ký tự

Gửi bình luận Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận

Xem thêm Xem tất cả bình luận (0)

Tin cùng chuyên mục

Kinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 3: Nỗi khổ sống cạnh rác chất đống, dòng kênh thối

Kinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 3: Nỗi khổ sống cạnh rác chất đống, dòng kênh thối

Kinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 2: Rác nhựa ngập chợ, bay khắp nơi

Kinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 2: Rác nhựa ngập chợ, bay khắp nơi

Ra đường sơ sẩy là bầm mắt sưng môi: Vung ngay nắm đấm dù chỉ va chạm nhẹ

Ra đường sơ sẩy là bầm mắt sưng môi: Vung ngay nắm đấm dù chỉ va chạm nhẹ

Kinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 1: Mua sắm đầy hộp xốp, ly nhựa, bọc ni lông

Kinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 1: Mua sắm đầy hộp xốp, ly nhựa, bọc ni lông

Giải mã kênh đào Panama - Kỳ cuối: Thủy lộ chiến lược lại gặp nạn trời

Giải mã kênh đào Panama - Kỳ cuối: Thủy lộ chiến lược lại gặp nạn trời

Trắng tay vì trót tin cò vay hộ, dịch vụ tài chính dỏm

Trắng tay vì trót tin cò vay hộ, dịch vụ tài chính dỏm

Tuổi Trẻ Sao

Thông tin tài khoản ngày

Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản

1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping

Tổng số tiền thanh toán:

Số sao có thêm 0

Thanh toán Bình luận (0) thông tin tài khoản

Tối đa: 1500 ký tự

Gửi bình luận Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận

Xem thêm Xem tất cả bình luận (0) Bình luận (0)

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.

Được quan tâm nhất Mới nhất Xem các bình luận trước

Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận

Xem thêm thông tin tài khoản

Tối đa: 1500 ký tự

Hủy Gửi bình luận
  • Trang chủ
  • Video
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Pháp luật
  • Kinh doanh
  • Công nghệ
  • Xe
  • Du lịch
  • Nhịp sống trẻ
  • Văn hóa
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Sức khỏe
  • Giả thật
  • Bạn đọc

Tổng biên tập: Lê Thế Chữ

Giấy phép hoạt động báo điện tử tiếng Việt, tiếng Anh Số 561/GP-BTTTT, cấp ngày 25-11-2022.

Thông tin tòa soạn - Thành Đoàn TP.HCM

Địa chỉ: 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0918.033.133 - Email: tto@tuoitre.com.vn

Phòng Quảng Cáo Báo Tuổi Trẻ: 028.39974848

Liên hệ Quảng cáo Điều khoản bảo mật Liên hệ góp ý RSS

Đăng ký email - Mở cổng thông tin

Luôn cập nhật tin tức, sự kiện mới nhất

Đăng ký tại đây

© Copyright 2025 TuoiTre Online, All rights reserved ® Tuổi Trẻ Online giữ bản quyền nội dung trên website này

Email

Vui lòng nhập Email

Email Không đúng định dạng

Họ và tên

Vui lòng nhập Họ & Tên.

Gửi bình luận Bạn vui lòng đợi 0s để tiếp tục comment Bình luận được gửi thành công
  • Bình luận
  • Đăng nhập
  • Tạo tài khoản
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn. Tên của bạn

Vui lòng nhập Tên hiển thị

Email

Vui lòng nhập Email

Email Không đúng định dạng

Mã xác nhận

Vui lòng nhập mã xác nhận.

Gửi bình luận Đóng Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay Email

Vui lòng nhập Email

Email Không đúng định dạng

Mật khẩu

Mật khẩu không đúng.

Thông tin đăng nhập không đúng.

Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.

Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.

Quên mật khẩu? Đăng nhập hoặc đăng nhập Google Facebook Tên của bạn

Vui lòng nhập Tên của bạn.

Email

Vui lòng nhập Email

Email Không đúng định dạng

Mật khẩu

Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.

Xác nhận mật khẩu

Xác nhận mật khẩu không khớp.

Mã xác nhận captcha

Mã xác nhận không đúng.

Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.

Khi bấm tạo tài khoản bạn đã đồng ý với quy định của tòa soạn Tạo tài khoản hoặc đăng nhập Google Facebook captcha Hoàn tất

Mã xác nhận không đúng.

Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.

Email (*)

Vui lòng nhập Email

Email Không đúng định dạng

Họ và tên (*)

Vui lòng nhập Họ & Tên.

Ý kiến của bạn (*)

Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.

captcha Gửi ý kiến

Mã xác nhận không đúng.

Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.

Giới thiệu về Tuổi Trẻ Sao

Thêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao

Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).

Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.

Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.

Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.

Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.

TTO

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao

Nhập mã xác nhận

Mã capcha captcha Hủy bỏ Hoàn tất

Từ khóa » Chiến Dịch K8