Cuộn Cảm Là Gì? Cấu Tạo, đo Lường Và ứng Dụng Của Cuộn Cảm
Có thể bạn quan tâm
Khi tìm hiểu về các kiến thức điện tử thì khái niệm cuộn cảm chắc hẳn là kiến thức mà bạn không thể bỏ qua. Vậy cuộn cảm là gì? Cấu tạo và ứng dụng của thiết bị này ra sao? Cùng tìm hiểu với nội dung bài viết dưới đây của Timviecdientu.com nhé!
- Động cơ điện 1 pha là gì? Ứng dụng của động cơ này trong chế tạo
- Cách kiểm tra motor bị cháy và các biện pháp khắc phục
Cuộn cảm là gì?
- Cuộn cảm là gì?
- Khái niệm cuộn cảm
- Cách đo cuộn cảm
- Cảm kháng
- Hệ số tự cảm (định luật Faraday)
- L = ( µr.4.3,14.n2.S.10-7 ) / l
- Tác dụng của cuộn cảm là gì?
- Cấu tạo của cuộn cảm
- Ứng dụng của cuộn cảm
- Rơle điện từ
- Cảm biến tiệm cận
- Cuộn cảm trong mạch điều chỉnh
- Cuộn cảm lọc nhiễu
Khái niệm cuộn cảm
Cuộn cảm là một loại linh kiện điện tử thụ động tạo từ một dây dẫn điện với vài vòng quấn, sinh ra từ trường khi có dòng điện chạy qua. Cuộn cảm có một độ tự cảm L đo bằng đơn vị Henry.
Cuộn cảm là một thành phần rất rắc rối trong mạch điện tử. Cuộn cảm cũng có hai chân nhưng cả hai đều không phân cực và cắm chiều nào cũng được.
Cách đo cuộn cảm
Cảm kháng
Cảm kháng của cuộn cảm là đại lượng đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của cuộn dây đối với dòng điện xoay chiều
ZL=2/314.f.L
Trong đó:
- L: hệ số tự cảm, đơn vị Henry
- f: là tần số đơn vị Hz
- ZL: là cảm kháng, đơn vị Ohm
Hệ số tự cảm (định luật Faraday)
Hệ số tự cảm làm đại lượng đặc trưng cho sức điện động cảm ứng của cuộn dây khi có dòng điện biến thiên chạy qua:
L = ( µr.4.3,14.n2.S.10-7 ) / l
Trong đó:
- µr: hệ số từ thẩm của vật liệu làm lõi
- S: tiết diện của lõi đơn vị m2
- l: chiều dài của cuộn dây tính bằng mét
- n: là số vòng dây của cuộn dây
- L: là hệ số tự cảm của cuộn dây ( đơn vị Henry H)
Tác dụng của cuộn cảm là gì?
Trong mạch điện tử, công dụng của cuộn cảm là linh kiện điện tử đóng vai trò sau đây:
- Dùng để chặn dòng điện cao tần trong mạch điện.
- Ghép nối tiếp hoặc song song với tụ điện để tạo thành mạch cộng hưởng, điều chỉnh trong các thiết bị vô tuyến như tivi, rađio…
- Dẫn dòng điện một chiều, chặn dòng điện xoay chiều đi qua.
Cấu tạo của cuộn cảm
Dựa vào cấu tạo và phạm vi ứng dụng mà người ta phân chia cuộn cảm thành những loại chính sau: cuộn cảm âm tần, cuộn cảm trung tần và cuộn cảm cao tần.
Cuộn cảm cao tần và âm tần bao gồm một số vòng dây quấn lại thành nhiều vòng, dây quấn được sơn emay cách điện. Lõi cuộn dây có thể là không khí, hoặc là vật liệu dẫn từ như Ferrite hay lõi thép kỹ thuật.
► Tham khảo trang đăng tuyển dụng miễn phí uy tín hàng đầu hiện nay
Ứng dụng của cuộn cảm
Cùng với tác dụng của cuộn cảm như trên, người ta ứng dụng cuộn cảm vào đời sống trong những thiết bị sau:
Rơle điện từ
Rơle điện từ là một công tắc điện tử có cuộn cảm tạo ra từ trường khi cuộn dây được cấp điện. Từ trường này kéo tiếp điểm cho phép dòng điện chạy qua.
Cảm biến tiệm cận
Cuộn cảm được sử dụng trong các cảm biến tiệm cận để phát hiện vật thể ở gần mà không có bất kỳ tiếp xúc vật lý nào. Dựa trên nguyên lý cuộn cảm tạo ra một từ trường xung quanh nó khi dòng điện chạy qua. Hoặc bất kỳ thay đổi nào trong từ trường gây ra một dòng điện cảm ứng trong cuộn cảm.
Cuộn cảm trong mạch điều chỉnh
Cuộn cảm kết hợp với tụ điện được sử dụng trong mạch điều chỉnh trong đài phát thanh và truyền hình,… để chọn kênh mong muốn.
Cuộn cảm lọc nhiễu
Cuộn cảm cùng với điện trở và tụ điện có thể được sử dụng trong các bộ lọc tần số khác nhau như bộ lọc cao, thông thấp và bộ lọc loại bỏ băng tần. Chúng là các bộ lọc tần số được sử dụng để tách thành phần tần số không cần thiết khỏi tín hiệu.
Những thông tin trên đây của Timviecdientu hy vọng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “cuộn cảm là gì?” và tính ứng dụng của linh kiện điện tử này trong đời sống. Khám phá nhiều hơn các kiến thức điện tử hay trên website của chúng mình nhé!
4.7 / 5 ( 3 votes )► Tham khảo: Hướng dẫn tao CV online với nhiều mẫu chuyên nghiệp, hoàn toàn miễn phí
Từ khóa » Cuộn Cảm Có Tác Dụng Gì Trong Mạch Xoay Chiều
-
Đối Với Dòng điện Xoay Chiều, Cuộn Cảm Có Tác Dụng:
-
[LỜI GIẢI] Cuộn Cảm Mắc Trong Mạch Xoay Chiều - Tự Học 365
-
Đối Với Dòng điện Xoay Chiều, Cuộn Cảm Có Tác Dụng Gì? - Tự Học 365
-
Đối Với Mạch điện Xoay Chiều Chỉ Có Cuộn Cảm, Cuộn Cảm Có Tác Dụng:
-
Đối Với Dòng điện Xoay Chiều, Cuộn Cảm Có Tác Dụng Gì? - HOC247
-
Đối Với Dòng điện Xoay Chiều, Cuộn Cảm Có Tác Dụng Gì? - Lan Anh
-
[CHUẨN NHẤT] Công Dụng Của Cuộn Cảm - Toploigiai
-
Tác Dụng Của Cuộn Cảm đối Với Dòng điện Xoay Chiều Là:
-
CUỘN CẢM LÀ GÌ ? - PHỤ KIỆN TỦ ĐIỆN
-
Tác Dụng Của Cuộn Cảm đối Với Dòng điện Xoay Chiều Là - .vn
-
Đối Với Mạch điện Xoay Chiều Chỉ Có Cuộn Cảm, Cuộn Cảm Có Tác Dụng
-
Đối Với Dòng điện Xoay Chiều, Cuộn Cảm Có Tác Dụng Cản Trở Dòng điện
-
Đối Với Dòng điện Xoay Chiều, Cuộn Cảm Có Tác Dụng Gì?
-
Cuộn Cảm Là Gì? Đặc điểm Và Cách đo Hiệu Quả - Cơ Điện Trần Phú