Cuốn Chiếu Có Độc Không? Làm Sao Hạn Chế Cuốn Chiếu Bò ...
Có thể bạn quan tâm
Cuốn chiếu xuất hiện nhiều trong nhà gây nhiều bất lợi lớn cho bạn, vì chúng gây nên nhiều vết ố, vết bẩn và dẫn vi khuẩn vào nhà bạn. Hơn nữa, có rất nhiều bạn hỏi Namix rằng: Tại sao cuốn chiếu bò vào nhà? con cuốn chiếu có độc không? Bài viết này Namix sẽ giải đáp một số thắc mắc về cuốn chiếu đồng thời hướng dẫn bạn cách trị cuốn chiếu nhé.
1. Cuốn chiếu và đặc tính của chúng
Con cuốn chiếu là con gì?
Con cuốn chiếu có nhiều tên gọi khác như con quấn chiếu, bọ chiếu, con sâu có đặc điểm chân đốt, chân khớp, nhóm chân kép (Diplopoda) và chúng có đến hàng trăm đến gần 1000 chân. Chúng bò rất chậm, khá giống sâu, có mùi hôi khó chịu khi chạm phải và khi đụng vào chúng, cơ thể sẽ tự động cuộn tròn lại như chúng ta cuốn chiếu vậy nên chúng được gọi là cuốn chiếu.
Cuốn chiếu ăn gì?
Thức ăn chủ yếu của cuốn chiếu là những lá cây khô, xác bã thực vật trên mặt đất hoặc trộn lẫn trong mặt đất.
Cuốn chiếu có hại không?
Đối với con người:
Cuốn chiếu chỉ là phương tiện để dẫn vi khuẩn vào nhà. Đa phần các cuốn chiếu rất lành tính và không cắn người. Chỉ riêng một số loại như cuốn chiếu khổng lồ hay cuốn chiếu chuyên ăn côn trùng trong những hang động, nếu bạn đúng đến chúng, thì chúng mới cắn bạn để thực hiện hành vi tự vệ thôi. Tuy nhiên những loại này rất hiếm gặp khi ở nhà, đa phần chúng chỉ sống trong rừng, ở những hang động tối.
Đối với cây trồng:
Ở mật độ nhỏ, số lượng ít thì cuốn chiếu rất có lợi, vì chúng là vi sinh vật phân giải hữu cơ. Thức ăn của chúng chủ yếu là lá cây khô-tưới, xác bã thực vật. Bạn có thể quan sát hình ảnh dưới đây, phân của cuốn chiếu giúp cho đất tăng lượng mùn hữu cơ và rất tơi xốp.
Tuy nhiên, nếu ở mật độ cao, cuốn chiếu thiếu thức ăn thì chúng sẽ chuyển sang ăn rễ cây và mầm non, điều này rất có hại cho cây trồng chúng ta.
Vậy nên để cuốn chiếu không gây hại cho cây trồng, namix sẽ hướng dẫn bạn cách trị và bẫy cuốn chiếu để giảm số lượng cuốn chiếu trong vườn, đuổi cuốn chiếu ra khỏi nhà. Để cuốn chiếu trở nên có lợi trong vườn và không gây hại cho cây và con người.
Cuốn chiếu có gây độc không?
Cuốn chiếu không gây độc đối với con người, nhưng có thể gây dị ứng với chúng. Vì Axit clohydric và hydro xyanua có tác dụng đốt cháy và làm ngạt thở đối với con mồi của loài con cuốn chiếu. Tuy nhiên, số lượng chất độc mà con cuốn chiếu phát ra rất nhỏ nên nó không thể gây độc cho con người.
Tại sao cuốn chiếu bò vào nhà
Như đã nói, Thức ăn chủ yếu của cuốn chiếu là những lá cây khô, xác bã thực vật trên mặt đất hoặc trộn lẫn trong mặt đất nên chúng sinh sản rất nhanh. Bởi vì số lượng cuốn chiếu tăng nhanh sẽ làm cho nguồn thức ăn ít dần nên chúng phải tìm thêm nguồn thức ăn khác
Ngoài ra, yếu tố thời tiết cũng là nguyên nhân làm cho cuốn chiếu bò vào nhà như trời mưa,… làm cho cuốn chiếu bò vào các chậu cây đặc biệt là nhà ở. Vì vậy nếu bạn trồng cây kiểng thì hạn chế đặt các chậu cây bên cạnh lối đi, cửa ra vào.
Tổng hợp các cách trị cuốn chiếu
Cách trị cuốn chiếu vào nhà?
Cuốn chiếu là loài ưa ẩm và không sống lâu được ở nơi khô ráo, ở nơi khô ráo chúng sẽ không sống nổi qua 24 giờ và không sinh sản. Vậy nên cách trị cuốn chiếu trong nhà đơn giản nhất và để cuốn chiếu không bò vào nhà là hãy đảm bảo trong nhà luôn sạch sẽ, giữ khô ráo tối đa, không để trong nhà xuất hiện nơi ẩm thấp.
- Có thể sử dụng máy lạnh để trong nhà thoáng hơn, sau khi lau nhà dùng quạt thổi cho sàn nhà mau khô hay sử dụng máy hút ẩm,…
- Không để nước mưa chảy xuống nhà
- Không nên để các đường mương dẫn nước mưa sát móng nhà, điều này sẽ làm cho khu vực sinh hoạt của bạn ẩm thấp hơn. Hãy làm những đường mương dẫn nước xa nhà, làm những lối thoát nước nhanh.
- Đảm bảo không có vòi nước nào xung quanh nhà bị rò, rỉ.
- Bịt kín các khe hở trên tường, không để nước mưa chảy vào nhà.
- Cách trị cuốn chiếu trong nhà giữ vệ sinh và an toàn nhất là hãy quét và dọn chúng đi khi thấy chúng xuất hiện.
Cách bẫy cuốn chiếu trong vườn?
Cuốn chiếu rất thích ăn những mùn bã thực vật có mùi thơm như vỏ cam, thơm, vỏ chuối,… Đối với chúng vỏ cam, thơm, vỏ chuối đang trong quá trình phân hủy là món vừa thơm vừa ngon. Vậy nên bạn có thể dùng vỏ cam, thơm, vỏ chuối để ủ phân hữu cơ chung với các rác thải nhà bếp khác hoặc ủ riêng chúng.
Xem thêm: Cách ủ làm phân hữu cơ từ rác thải tại đây
Sau 10-15 ngày ủ phân hữu cơ, vỏ cam sẽ phân hủy một phần và chưa phân hủy hết. Khi này bạn chỉ cần đeo bao tay vào rồi cầm một miếng nhỏ ra. Để vỏ cam ở một góc vườn, sau đó chờ đến buổi tối bạn sẽ thấy cuốn chiếu vây quanh miếng vỏ cam đó rất đông.
Vì thông thường cuốn chiếu thích ẩm và tối nên buổi tối bạn mới bắt được nhiều. Khi này bạn có thể bắt chúng rối vứt ra thật xa nhà hoặc tiêu diệt chúng là tùy bạn. Bạn cũng không cần bẫy chúng quá nhiều vì khi cuốn chiếu ở mật độ thấp sẽ đem lại chất hữu cơ cho cây. Cách này cũng có thể áp dụng với những câu hỏi “cách trị cuốn chiếu trong chậu cây”.
Cách trị cuốn chiếu bằng cách thủ công hữu cơ
- Bạn hãy cho chúng vào hũ và đổ ngập nước, trong một ngày là chúng sẽ bị thiếu oxy và chết.
- Dọn sạch sân vườn, không để sân vườn ẩm thấp, luôn để chúng thoáng.
- Cuốn chiếu không thể sống ở nơi khô ráo quá lâu, nên bạn có thể sử dụng những nguyên liệu có khả năng hút nước mạnh, khử độ ẩm và diệt khuẩn cao. Bạn có thể tham khảo những nguyên liệu hữu cơ sau: vôi, tỏi ớt, chanh bưởi…
Thuốc trị sâu cuốn chiếu?
Nếu không muốn áp dụng những cách thủ công hữu cơ như trên, bạn có thể sử dụng thuốc hóa học như thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt côn trùng để diệt chúng. Tuy nhiên Namix không ủng hộ việc này lắm. Vì chúng sẽ gây độc hại cho con người cũng như cây trồng.
Việc sử dụng thuốc cũng chỉ áp dụng được khi bạn đã bắt được cuốn chiếu hoặc khi chúng đang bò trên bề mặt. Vì chúng chỉ chết khi được tiếp xúc trực tiếp với thuốc, còn khi chúng ở trong đất, tỉ lệ bị tiêu diệt rất thấp.
Vừa rồi là giải đáp nhiều câu hỏi thường gặp về con cuốn chiếu mà Namix gửi đến bạn. Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về tác hại cũng như tác dụng của cuốn chiếu và cách giảm lượng cuốn chiếu trong nhà cũng như trong vườn nhé. Nếu có bất kì thắc mắc gì về cách trị cuốn chiếu, kĩ thuật trồng cây cũng như sản phẩm đất trồng hoặc giá thể trồng cây, hãy liên hệ ngay cho Namix để được tư vấn kĩ hơn nhé.
Từ khóa » Cuốn Chiếu Có Hại Lan Không
-
Hướng Dẫn Cách Diệt Cuốn Chiếu Trong Giàn Lan, Diệt Côn Trùng Cho Lan
-
Cuốn Chiếu Có Hại Không - Cách Tiêu Diệt Cuốn Chiếu Trong Vườn
-
Cuốn Chiếu Có Hại Cho Cây Không? Cách Diệt Tận Gốc Cuốn ... - Ficoco
-
Cách Diệt Cuốn Chiếu Trong Chậu Cây Hiệu Quả Cao - Xanh Bất Tận
-
BÀI 43 – NGUYỄN NGỌC HÀ – DÂN CHƠI LAN
-
9 Cách Diệt Cuốn Chiếu Chậu Cây, Trong Sân Nhà Hiệu Quả Nên áp Dụng
-
Con Cuốn Chiếu Có Cắn Không Và Chúng Có độc Không? - Vinmec
-
Cách Diệt Cuốn Chiếu Trong đất Trồng Nhanh, Gọn Và Hiệu Quả
-
Khổ Vì Sâu Cuốn Chiếu 'tấn Công' Vào Nhà - Báo Đồng Nai
-
Mách Bạn Cách Loại Bỏ Cuốn Chiếu Ra Khỏi Nhà Nhanh Chóng
-
Cách Diệt Cuốn Chiếu Trong Khu Vườn Cực Hiệu Quả Nên áp Dụng Ngay
-
Cuốn Chiếu Là Con Gì? Cách Diệt Cuốn Chiếu Hiệu Quả Tại Nhà - NgonAZ
-
Cách Tiêu Diệt Và Xua đuổi Gián, Cuốn Chiếu Hại Hoa Lan
-
[ Mẹo Hay ] Cách Diệt Cuốn Chiếu đơn Giản, Hiệu Quả, An Toàn