Cường độ Bức Xạ Mặt Trời Tại Việt Nam - điện Mặt Trời

Mục lục

Toggle
  • Cường độ bức độ xạ mặt trời là gì?
  • Cường độ bức xạ mặt trời tại Việt Nam như thế nào?
  • Cường độ bức xạ mặt trời các vùng ở Việt Nam như thế nào?
    • Cường độ bức xạ mặt trời vùng Tây Bắc như thế nào?
    • Cường độ bức xạ mặt trời vùng Bắc bộ và Bắc Trung bộ như thế nào?
    • Cường độ bức xạ mặt trời vùng Trung bộ Việt Nam như thế nào?
    • Cường độ bức xạ vùng phía Nam như thế nào?
  • Bảng số liệu về lượng bức xạ mặt trời tại các vùng miền nước ta.
  • Bảng số liệu lượng bức xạ trung bình các tháng ở các địa phương
  • Tiềm năng năng lượng mặt trời tại Việt Nam như thế nào?
  • Tiềm năng điện mặt trời tại Việt Nam

Cường độ bức độ xạ mặt trời là gì?

Cường độ bức xạ mặt trời là thuật ngữ chỉ dòng vật chất và năng lượng phát ra từ mặt trời. Bức xạ mặt trời được xem là nguồn năng lượng chính cho nhiều quá trình quan trọng diễn ra trên trái đất như phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ; đồng thời giúp chiếu sáng và sưởi ấm cho các hành tinh trong hệ mặt trời. Cường độ bức xạ mặt trời có thể được chuyển đổi thành các dạng năng lượng hữu ích khác như nhiệt và điện thông qua công nghệ.

Bản đồ cường độ bức xạ mặt trời tại Việt Nam
Bản đồ cường độ bức xạ mặt trời tại Việt Nam

Cường độ bức xạ mặt trời tại Việt Nam như thế nào?

Tổng bức xạ năng lượng mặt trời trung bình ở các tỉnh miền Trung và miền Nam vào khoảng 5 kW/h/m2/ngày.

Tổng bức xạ năng lượng mặt trời trung bình ở các tỉnh miền Bắc và vào khoảng 4 kW/h/m2/ngày.

Số giờ nắng trong năm ở miền Bắc vào khoảng 1.500 -1.700 giờ

Số giờ nắng trong năm ở miền Trung và miền Nam Việt Nam vào khoảng 2000 – 2600 giờ.

Cường độ bức xạ mặt trời các vùng ở Việt Nam như thế nào?

Cường độ bức xạ mặt trời vùng Tây Bắc như thế nào?

Vùng Tây Bắc gồm các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Hòa Bình, Yên Bái.

Tây Bắc nhiều nắng vào các tháng 8. Thời gian có nắng dài nhất vào các tháng 4,5 và 9,10. Các tháng 6,7 rất hiếm nắng, mây và mưa rất nhiều. Lượng tổng xạ trung bình ngày lớn nhất vào khoảng 5,234 kWh/m2/ngày và trung bình trong năm là 3,489 kWh/m2/ngày.

Vùng núi cao khoảng 1.500m trở nên thường ít nắng. Mây phủ và mưa nhiều, nhất là vào khoảng tháng 6 đến thàng 1 năm sau. Cường độ bức xạ trung bình thấp (< 3,489 kWh/m2/ngày).

Cường độ bức xạ mặt trời vùng Bắc bộ và Bắc Trung bộ như thế nào?

Ở Bắc bộ, nắng nhiều vào tháng 5. Còn ở Bắc Trung bộ càng đi sâu về phía Nam thời gian nắng lại càng sớm, nhiều vào tháng 4.

Tổng bức xạ trung bình cao nhất ở Bắc bộ khoảng từ tháng 5, ở Bắc Trung bộ từ tháng 4. Số giờ nắng trung bình thấp nhất là trong tháng 2 và 3 khoảng 2h/ngày, nhiều nhất vào tháng 5 với khoảng 6 – 7h/ngày và duy trì ở mức cao từ tháng 7.

Cường độ bức xạ mặt trời vùng Trung bộ Việt Nam như thế nào?

Từ Quảng Trị đến Tuy Hòa, thời gian nắng nhiều nhất vào các tháng giữa năm với khoảng 8 – 10h/ngày. Trung bình từ tháng 3 đến tháng 9, thời gian nắng từ 5 – 6 h/ngày với lượng tổng xạ trung bình trên 3,489 kWh/m2/ngày (có ngày đạt 5,815 kWh/m2/ngày).

Cường độ bức xạ vùng phía Nam như thế nào?

Ở vùng này, quanh năm dồi dào nắng. Trong các tháng 1, 3, 4 thường có nắng từ 7h sáng đến 17h. Cường độ bức xạ trung bình thường lớn hơn 3,489 kWh/m2/ngày. Đặc biệt là các khu vực Nha Trang, cường độ bức xạ lớn hơn 5,815 kWh/m2/ngày trong thời gian 8 tháng/năm.

Bảng số liệu về lượng bức xạ mặt trời tại các vùng miền nước ta.

Vùng

Giờ nắng trong năm

Cường độ BXMT (kWh/m2/ngày)

Ứng dụng

Đông Bắc

1600 – 1750

3,3 – 4,1

Trung bình

Tây Bắc

1750 – 1800

4,1 – 4,9

Trung bình

Bắc Trung Bộ

1700 – 2000

4,6 – 5,2

Tốt

Tây Nguyên và Nam Trung Bộ

2000 – 2600

4,9 – 5,7

Rất tốt

Nam Bộ

2200 – 2500

4,3 – 4,9

Rất tốt

Trung bình cả nước

1700 – 2500

4,6

Tốt

Bảng 1 : Số liệu về bức xạ mặt trời tại Việt Nam.

Qua bảng trên cho ta thấy, Việt Nam có lượng bức xạ mặt trời rất tốt, đặc biệt là khu vực phía Nam, ở khu vực phía Bắc thì lượng bức xạ mặt trời nhận được là ít hơn.

Lượng bức xạ mặt trời giữa các vùng miền là khác nhau và nó cũng phụ thuộc vào từng tháng khác nhau.

Bảng số liệu lượng bức xạ trung bình các tháng ở các địa phương

TT

Địa phương

Tổng xạ Bức xạ Mặt Trời của các tháng trong năm

(đơn vị: MJ/m2/ngày)

1

7

2

8

3

9

4

10

5

11

6

12

1

Cao Bằng

8,21

18,81

8,72

19,11

10,43

17,60

12,70

13,57

16,81

11,27

17,56

9,37

2

Móng Cái

18,81

17,56

19,11

18,23

17,60

16,10

13,57

15,75

11,27

12,91

9,37

10,35

3

Sơn La

11,23

11,23

12,65

12,65

14,45

14,25

16,84

16,84

17,89

17,89

17,47

17,47

4

Láng (Hà Nội)

8,76

20,11

8,63

18,23

9,09

17,22

12,44

15,04

18,94

12,40

19,11

10,66

5

Vinh

8,88

21,79

8,13

16,39

9,34

15,92

14,50

13,16

20,03

10,22

19,78

9,01

6

Đà Nẵng

12,44

22,84

14,87

20,78

18,02

17,93

20,28

14,29

22,17

10,43

21,04

8,47

7

Cần Thơ

17,51

16,68

20,07

15,29

20,95

16,38

20,88

15,54

16,72

15,25

15,00

16,38

8

Đà Lạt

16,68

18,94

15,29

16,51

16,38

15,00

15,54

14,87

15,25

15,75

16,38

10,07

Bảng 2 : Lượng tổng xạ bức xạ mặt trời trung bình ngày của các tháng trong năm ở một số địa phương của Việt Nam (đơn vị: MJ/m2/ngày).

Như vậy, lượng tổng xạ nhận được ở mỗi vùng miền cũng khác nhau ở mỗi tháng. Có thể nhận thấy rằng, các tháng nhận được nhiều nắng hơn là tháng 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. Nếu sử dụng bình năng lượng mặt trời vào các tháng này sẽ cho hiệu suất rất cao.

Tiềm năng năng lượng mặt trời tại Việt Nam như thế nào?

Việt Nam là nước có tiềm năng về năng lượng mặt trời, trải dài từ vĩ độ 23o23′ Bắc đến 8o27′ Bắc, nằm trong khu vực có cường độ bức xạ mặt trời tương đối cao, với trị số tổng xạ khá lớn từ 100 – 175 kcal/cm2/năm, do đó việc sử dụng năng lượng mặt trời ở nước ta sẽ đem lại hiệu quả kinh tế lớn.

Khu vực Tây Bắc được đánh giá có tiềm năng năng lượng mặt trời vào loại khá trong toàn quốc do không bị ảnh hưởng nhiều bởi gió mùa và hoàn toàn có thể ứng dụng hiệu quả các công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời tại khu vực Tây Bắc. Bức xạ mặt trời trung bình năm từ 4,1 – 4,9 kWh/m2/ngày. Số giờ nắng trung bình cả năm đạt từ 1.800 – 2.100 giờ nắng, các vùng có số giờ nắng cao nhất thuộc các tỉnh Điện Biên, Sơn La. Thời điểm trong năm khai thác hiệu quả nhất năng lượng mặt trời tại khu vực Tây Bắc là vào tháng 3 đến tháng 9, trong khi vào các tháng mùa đông hiệu quả khai thác là rất thấp.

Số giờ nắng và cường độ bức xạ tại khu vực Tây Bắc
Số giờ nắng và cường độ bức xạ tại khu vực Tây Bắc

Tiềm năng năng lượng mặt trời tốt nhất ở các vùng Thừa Thiên Huế trở vào Nam và vùng Tây Bắc. Vùng Tây Bắc gồm các tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai… và vùng Bắc Trung bộ gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… có năng lượng mặt trời khá lớn. Mật độ năng lượng mặt trời biến đổi trong khoảng 300 đến 500 cal/cm2/ngày. Số giờ nắng trung bình cả năm trong khoảng 1.800 đến 2.100 giờ. Như vậy, các tỉnh thành ở miền Bắc nước ta đều có thể sử dụng hiệu quả.

Còn ở miền Nam, từ Đà Nẵng trở vào, năng lượng mặt trời rất tốt và phân bố tương đối điều hòa trong suốt cả năm. Trừ những ngày có mưa rào, có thể nói trên 90% số ngày trong năm đều có thể sử dụng năng lượng mặt trời cho sinh hoạt. Số giờ nắng trung bình cả năm trong khoảng 2.000 đến 2.600 giờ. Đây là khu vực ứng dụng năng lượng mặt trời rất hiệu quả.

Tiềm năng điện mặt trời tại Việt Nam

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng điện mặt trời rất lớn. Bản đồ bức xạ mặt trời Việt Nam do 3 viện nghiên cứu hàng đầu của Tây Ban Nha là CIEMAT, CENER, IDEA lập dựa trên cơ sở số liệu của 171 trạm đo khí tượng thủy văn của Việt Nam đo số giờ nắng trong 30 năm, cơ sở dữ liệu ảnh vệ tinh trong 5 năm và dữ liệu của 12 trạm đo khí tượng thủy văn tự động trong 2 năm.

Theo bản đồ bức xạ do Ngân hàng Thế giới (WB) phát triển, tiềm năng năng lượng mặt trời ở Việt Nam về mặt lý thuyết là rất lớn. Cường độ bức xạ mặt trời dao động từ 897 – 2108 kWh/m2/năm, tương đương 2,46 và 5,77 kWh/m2/ngày (MOIT & AECID, 2015). Cường độ bức xạ cao nhất tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên và Nam bộ như Đắk Lắk, Gia Lai, Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh và Bình Phước.

Bản đồ bức xạ mặt trời cho thấy Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng nguồn năng lượng mặt trời rất lớn. Tiềm năng điện mặt trời có thể được chia ra làm 3 dạng: Tiềm năng lý thuyết, tiềm năng kỹ thuật, tiềm năng kinh tế.

Tiềm năng lý thuyết: Dựa vào các số liệu về dữ liệu bức xạ mặt trời, số ngày nắng trung bình thu thập từ các cơ quan đo đạc, quan trắc khí hậu để xác định sơ bộ tiềm năng năng lượng mặt trời lý thuyết của Việt Nam.

Tiềm năng kỹ thuật: Từ bản đồ địa hình, địa chất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch khu kinh tế, cụm công nghiệp… kết hợp bản đồ tiềm năng điện mặt trời lý thuyết xây dựng bản đồ tiềm năng điện mặt trời kỹ thuật sơ bộ

Tiềm năng kinh tế: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tính cạnh tranh về chi phí không đồng đều giữa các khu vực; xác định diện tích và quy mô công suất các vùng dự án điện mặt trời kinh tế.

Để tìm hiểu thêm về bức xạ mặt trời ảnh hưởng tới hiệu suất tấm pin năng lượng mặt trời hay các vấn đề khác liên quan đến điện năng lượng mặt trời, hãy liện hệ với chúng tôi, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn miễn phí.

Công ty TNHH Năng lượng Quang Điện chuyên lắp điện năng lượng mặt trời, Chúng tôi cung cấp tới khách hàng các hệ thống điện mặt trời đạt tiêu chuẩn tốt nhất, cho hiệu suất cao, vận hành bền bỉ, an toàn và đảm bảo thẩm mỹ với giá thành hợp lý.

Công ty TNHH Năng lượng Quang Điện

Địa chỉ: Phòng 746 CT10A – Khu đô thị Đại Thanh – Thanh Trì – Hà Nội

Liên hệ: 0973.356.328

5/5 - (6 bình chọn)

Từ khóa » Bức Xạ Mặt Trời Tại Việt Nam