Cứu Nạn Trên Không Và Trên Biển - CẢNG CHÂN MÂY
Có thể bạn quan tâm
QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số 780/TTg NGÀY 23 THÁNG 10 NĂM 1996 VỀ VIỆC THÀNH LẬP ỦY BAN QUỐC GIA TÌM KIẾM - CỨU NẠN TRÊN KHÔNG VÀ TRÊN BIỂN -
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ Luật Hàng hải Việt Nam ngày 30 tháng 6 năm 1990, Luật Hàng không Dân dụng Việt Nam ngày 26 tháng 12 năm 1991 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không Dân dụng Việt Nam ngày 20 tháng 4 năm 1995; Để việc tìm kiếm - cứu nạn người và phương tiện, (tầu bay, tầu, thuyền, thiết bị Dầu khí) bị lâm nạn trên không, trên biển được kịp thời, có hiệu quả. Quyết định:
Điều 1. Thành lập Ủy ban quốc gia tìm kiếm - cứu nạn trên không và trên biển, gọi tắt là Ủy ban Quốc gia tìm kiếm - cứu nạn. Ủy ban quốc gia tìm kiếm - cứu nạn có con dấu hình quốc huy, có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước. Kinh phí hoạt động của Ủy ban quốc gia và các tổ chức chuyên ngành tìm kiếm - cứu nạn do ngân sách Nhà nước cấp và từ các nguồn thu khác. Thường trực Ủy ban quốc gia tìm kiếm - cứu nạn đặt tại Bộ Quốc phòng, có một số cán bộ chuyên môn giúp việc cho Ủy ban, do Ủy ban chỉ định. Các thành viên Ủy ban Quốc gia hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Điều 2. Ủy ban quốc gia tìm kiếm - cứu nạn có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1. Chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tìm kiếm - cứu nạn người và phương tiện (tầu bay, tầu, thuyền, thiết bị Dầu khí) bị lâm nạn trên không, trên biển và vùng trách nhiệm tiếp giáp giữa Việt Nam với các nước. 2. Được quyền điều động và tổ chức phối hợp các lực lượng, các loại phương tiện của các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức để tìm kiếm - cứu nạn kịp thời. Phối hợp với các nước có vùng trách nhiệm tiếp giáp để trợ giúp tìm kiếm - cứu nạn đối với người và phương tiện của ta và của nước ngoài bị lâm nạn. 3. Quy định cụ thể hệ thống tổ chức tìm kiếm - cứu nạn chuyên ngành (Hàng không, Hàng hải, Thủy sản, Dầu khí) theo Điều 4 Quyết định này. Dự kiến các tình huống tai nạn trên không, trên biển có thể xảy ra để quy định việc điều động lực lượng, phương tiện, tổ chức phối hợp tìm kiếm - cứu nạn, bảo đảm thời gian nhanh nhất, có hiệu quả cao. Chỉ đạo việc tổ chức diễn tập hàng năm về tìm kiếm - cứu nạn. 4. Chỉ đạo việc điều tra, kết luận những vụ tai nạn trên không và trên biển do Thủ tướng Chính phủ giao, và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan nhà nước có liên quan những vấn đề cần thiết nhằm ngăn ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn xảy ra, biện pháp giải quyết hậu quả các vụ tai nạn theo pháp luật và các quy định hiện hành. 5. Theo dõi, kiểm tra và đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các quy định của Nhà nước và của Ủy ban trong việc tìm kiếm - cứu nạn và giải quyết hậu quả các tai nạn. 6. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về cơ chế tài chính cho hoạt động thường xuyên và kinh phí đầu tư phương tiện cho công tác tìm kiếm - cứu nạn 7. Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ khen thởng kịp thời những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tìm kiếm - cứu nạn và đề xuất việc xử lý đối với những tổ chức, cá nhân không chấp hành nghiêm túc nhiệm vụ tìm kiếm - cứu nạn, gây hậu quả nghiêm trọng. 8. Thiết lập quan hệ hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế về tìm kiếm - cứu nạn. Điều 3. Các thành viên Ủy ban quốc gia tìm kiếm - cứu nạn gồm có: - Phó Thủ tướng Chính phủ, chủ tịch, - 1 Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Chủ tịch Thường trực, - 1 Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Phó Chủ tịch, - 1 Thứ trưởng Bộ Thủy sản, Phó Chủ tịch, - Cục trưởng Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam, Phó Chủ tịch, - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Ủy viên, - Tổng Giám đốc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, Ủy viên, - Tư lệnh không quân, Ủy viên, - Tư lệnh Hải quân, Ủy viên. Điều 4. Các cơ quan thường trực chuyên ngành của Ủy ban Quốc gia tìm kiếm - cứu nạn gồm: - Cục Hàng không dân dụng Việt Nam là cơ quan thường trực tìm kiếm - cứu nạn về Hàng không, và có các Trung tâm phối hợp tìm kiếm - cứu nạn ở từng khu vực. - Cục Hàng hải Việt Nam là cơ quan thường trực tìm kiếm - cứu nạn về Hàng hải, và có các Trung tâm phối hợp tìm kiếm - cứu nạn ở từng khu vực. - Tổng công ty Dầu khí Việt Nam là cơ quan thường trực tìm kiếm - cứu nạn về hoạt động dầu khí trên biển - Bộ Thủy sản là cơ quan thường trực tìm kiếm - cứu nạn người, tầu, thuyền hoạt động thủy sản trên biển, và có các trung tâm phối hợp tìm kiếm - cứu nạn ở từng khu vực. Điều 5. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chủ tịch Ủy ban Quốc gia tìm kiếm - cứu nạn, các thành viên Ủy ban nói tại Điều 3 trên đây, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nguyên Thủ Tướng Võ Văn KiệtTừ khóa » Tìm Kiếm Cứu Nạn Hàng Không
-
Giới Thiệu Về Dịch Vụ Tìm Kiếm Cứu Nạn Hàng Không - VATM
-
Tìm Kiếm Cứu Nạn Hàng Không (SAR) - VATM
-
Tìm Kiếm - Cứu Nạn (SAR) - Vnaic
-
Kiện Toàn Trung Tâm Phối Hợp Tìm Kiếm Cứu Nạn Hàng Không
-
Tìm Kiếm Cứu Nạn (SAR) | Công Ty Quản Lý Bay Miền Trung
-
Tìm Kiếm Cứu Nạn Hàng Không - Báo Dân Sinh
-
Tìm Kiếm Và Cứu Nạn Hàng Hải được Thực Hiện Thế Nào? - Luật Sư X
-
Cứu Nạn Hàng Không - .: VGP News - Báo điện Tử Chính Phủ
-
Quyết định 33/2012/QĐ-TTg Ban Hành Quy Chế Phối Hợp Tìm Kiếm ...
-
Trung Tâm Quốc Gia Huấn Luyện Và Tìm Kiếm Cứu Nạn đường Không ...
-
Diễn Tập Cứu Hộ Cứu Nạn Hàng Không - Hànộimới
-
Bộ Giao Thông Vận Tải - Thư Viện Pháp Luật
-
"Dịch Vụ Tìm Kiếm, Cứu Nạn Hàng Không" Trong Từ điển Luật Học Là Gì?