Tìm Kiếm Cứu Nạn Hàng Không (SAR) - VATM
Có thể bạn quan tâm
Giới thiệu về Dịch vụ tìm kiếm và cứu nạn hàng không (SAR)
I. Giới thiệu chung Dịch vụ Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) nói chung và dịch vụ TKCN Hàng không nói riêng là loại hình hoạt động không chỉ mang tính xã hội và kinh tế đơn thuần mà nó còn mang một ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Dịch vụ TKCN bao gồm các hoạt động giám sát khẩn nguy, thông báo, hiệp đồng, thực hiện các nhiệm vụ TKCN tại hiện trường, tư vấn y tế, sơ cứu hoặc vận chuyển cứu thương bằng việc sử dụng các nguồn lực công cộng và tư nhân, kể cả tàu bay, tàu thuyền và phương tiện của các ngành, nghề khác. Dịch vụ TKCN hàng không được thiết lập trong phạm vi vùng thông báo bay của Việt nam và vùng TKCN được tổ chức hàng không dân dụng Quốc tế ủy quyền. Mục đích của dịch vụ là nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản khi có tai nạn tàu bay xảy ra. Để đảm bảo sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, định kỳ các cơ quan cung cấp dịch vụ TKCN có trách nhiệm tổ chức huấn luyện diễn tập TKCN dưới các hình thức: diễn tập thông tin liên lạc, diễn tập vận hành cơ chế, diễn tập thực binh theo các quy định hiện hành. Với vai trò, chức năng nhiệm vụ được giao, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (Tổng công ty) luôn chú trọng, quan tâm đến việc cung cấp dịch vụ TKCN Hàng không. Lãnh đạo Tổng công ty, các đơn vị thành viên luôn xác định đây là một dịch vụ quan trọng và cần thiết, là nghĩa vụ và trách nhiệm của toàn Tổng công ty.
II. Mô hình tổ chức cung cấp dịch vụ TKCN hàng không tại Việt Nam Để duy trì công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động TKCN thì mỗi quốc gia tùy theo luật pháp của quốc gia mình phải thiết lập một cơ quan để thực hiện nhiệm vụ này. Ở Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền cao nhất, có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành chung các hoạt động TKCN là Ủy Ban Quốc gia ƯPSCTT& TKCN. Cơ quan chỉ đạo chung về công tác TKCN trong Tổng công ty gồm có: Ban Chỉ huy TKCN hàng không Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (Tổng công ty) và Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và TKCN (PCTT&TKCN) tại các đơn vị trực thuộc.
Sơ đồ tổ chức cơ quan TKCN các cấp
Trung tâm Phối hợp TKCN hàng không trực thuộc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, là lực lượng chuyên trách, có vai trò quan trọng trong hệ thống PCTT&TKCN Quốc gia. Trực tiếp cung cấp dịch vụ TKCN hàng không trong vùng trách nhiệm được giao. Vùng trách nhiệm TKCN Vùng trách nhiệm TKCN của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam là vùng trách nhiệm TKCN do Việt nam Quản lý, bao gồm vùng thông báo bay Hà Nội và vùng thông báo bay Hồ Chí Minh, không bao gồm vùng trách nhiệm TKCN của các Cảng hàng không sân bay và các vùng trách nhiệm TKCN của Quân sự.
Sơ đồ vùng trách nhiệm TKCN của Việt Nam
III. Trung tâm Phối hợp TKCN hàng không 1. Cơ cấu tổ chức Trung tâm Phối hợp TKCN hàng không tiền thân là Trung tâm Phối hợp TKCN và Ứng phó khẩn nguy hàng không được thành lập ngày 01/6/2009. Để đảm bảo việc cung cấp dịch vụ TKCN hàng không đáp ứng được các yêu cầu của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và với xu thế phát triển kinh tế, xã hội ngày càng tăng trưởng và ổn định của Việt Nam nói chung và ngành hàng không dân dụng nói riêng, ngày 10/12/2012, Chủ tịch hội đồng thành viên Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam Ban hành Quyết định số 613/QĐ-HĐTV về việc thành lập Trung tâm Phối hợp TKCN hàng không trực thuộc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam trên cơ sở nâng cấp, kiện toàn tổ chức hoạt động của Trung tâm Phối hợp TKCN và Ứng phó khẩn nguy hàng không. Trên cơ sở kiện toàn Trung tâm Phối hợp TKCN hàng không đã được phê duyệt tại Quyết định số 79/QĐ-HĐTV của Hội đồng thành viên Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, mô hình tổ chức của Trung tâm PH TKCN HK bao gồm: - Ban Giám đốc: Giám đốc và các Phó Giám đốc; - Các Trưởng, phó Trưởng Phòng HC-TH và Phòng Nghiệp vụ. - Các phòng tham mưu, giúp việc: Phòng Hành chính - Tổng hợp và Phòng Nghiệp vụ; - Các đơn vị trực thuộc: Trung tâm Hiệp đồng TKCN miền Bắc, Trung tâm Hiệp đồng TKCN miền Nam.
Sơ đồ tổ chức Trung tâm Phối hợp TKCNHK
2. Chức năng nhiệm vụ - Trung tâm Phối hợp TKCN hàng không: là cơ quan thường trực của Ban chỉ huy TKCN hàng không và Ban chỉ huy PCTT&TKCN Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, có chức năng, nhiệm vụ chính: Xác định khu vực ưu tiên tìm kiếm; xây dựng Phương án TKCN; kế hoạch TKCN tàu bay hàng không dân dụng lâm nguy, lâm nạn; Trực tiếp tham gia công tác TKCN hiện trường; Tổ chức lực lượng thường trực 24/24, tiếp nhận, phân tích, xử lý và báo cáo các thông tin liên quan đến tình huống tàu bay lâm nguy, lâm nạn; phối hợp, hiệp đồng với các Trung tâm Hiệp đồng TKCN Hàng hải; Trung tâm khẩn nguy sân bay, các cơ quan, đơn vị, các địa phương liên quan để triển khai thực hiện có hiệu quả công TKCN và ứng phó khẩn nguy hàng không; Đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc, trang thiết bị kỹ thuật và cơ sở vật chất để phục vụ Ban Chỉ huy TKCN và Trung tâm Chỉ huy khẩn nguy Hàng không Quốc gia thực hiện tốt việc chỉ huy, điều hành kịp thời, hiệu quả các hoạt động TKCN và ứng phó khẩn nguy hàng không khi có các tình huống xảy ra. Trung tâm Hiệp đồng TKCN miền Bắc
- Trung tâm Hiệp đồng TKCN miền Bắc là cơ sở trực tiếp cung cấp dịch vụ TKCN hàng không trong vùng tìm kiếm cứu nạn miền Bắc (Vùng bao trùm vùng cung cấp dịch vụ không lưu hiện hành của Trung tâm Kiểm soát đường dài Hà Nội) trừ các khu vực quân sự và khu vực trách nhiệm TKCN của các Cảng HKQT Nội Bài, Cảng HKQT Cát Bi, Cảng HK Điện Biên, Cảng HK Thọ Xuân, Cảng HK Vinh.
Hệ thống tổ chức chỉ đạo công tác TKCN ngành
Cảng HK Đồng Hới, Cảng HKQT Phú Bài, Cảng HKQT Đà Nẵng, Cảng HK Chu Lai và Cảng HKQT Vân Đồn.
- Trung tâm Hiệp đồng TKCN miền Bắc có nhiệm vụ cung cấp thông tin và triển khai các chỉ đạo của Sở chỉ huy, của Lãnh đạo Tổng Công ty và Lãnh đạo Trung tâm Phối hợp TKCN hàng không trong công tác hiệp đồng chỉ huy mọi hoạt động ứng phó khẩn nguy xảy ra trong toàn bộ các vùng TKCN của Tổng Công ty.
- Tổ chức trực 24/24 giờ hàng ngày để tiếp nhận thông tin, xử lý và ứng phó kịp thời các tình huống khẩn nguy tàu bay; phối hợp xử lý và ứng phó kịp thời các tình huống liên quan tới công tác PCTT&TKCN, Phòng chống khủng bố trong vùng trách nhiệm TKCN của Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam.
- Chủ trì xác định khu vực ưu tiên tìm kiếm, xây dựng phương án TKCN và kế hoạch bay TKCN; tổ chức triển khai thực hiện khi phương án được Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và TKCN phê duyệt.
- Thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin và triển khai các chỉ đạo của Sở chỉ huy, của Lãnh đạo Tổng Công ty và Lãnh đạo Trung tâm Phối hợp TKCN hàng không trong công tác chỉ huy, điều hành các lực lượng TKCN của Tổng Công ty; phối hợp hoạt động TKCN trong vùng trách nhiệm được giao.
- Tham gia diễn tập phối hợp TKCN với các lực lượng TKCN của Tổng Công ty và các lực lượng TKCN khác theo kế hoạch phối hợp TKCN đã được phê duyệt.
- Tham gia, phối hợp với các lực lượng TKCN khác đề tiến hành TKCN dưới sự điều hành của cơ quan chủ trì.
- Tổng hợp báo cáo liên quan đến công tác PCTT&TKCN theo quy định. - Hỗ trợ Trung tâm Hiệp đồng TKCN miền Nam trong việc triển khai chức năng nhiệm vụ. - Tham gia xây dựng kế hoạch đào tạo huấn luyện, kế hoạch diễn tập và triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Tham gia biên soạn và hướng dẫn thực hiện các quy chế, quy định, quy trình liên quan đến công tác tìm kiếm cứu nạn, khẩn nguy hàng không và phòng chống lụt bão của Tổng Công ty; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.
- Tham gia công tác quản lý an toàn, quản lý chất lượng dịch vụ TKCN của Tổng Công ty,
Hệ thống tổ chức chỉ đạo công tác TKCN của VATM
Trung tâm Hiệp đồng TKCN miền Nam - Trung tâm Hiệp đồng TKCN miền Nam là cơ sở trực tiếp cung cấp dịch vụ tìm kiếm cứu nạn hàng không trong vùng TKCN miền Nam (Vùng bao trùm vùng cung cấp dịch vụ không lưu hiện hành của Trung tâm Kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh). trừ các khu vực quân sự và khu vực trách nhiệm TKCN của các Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, Cảng HK Tuy Hòa, Cảng HKQT Cam Ranh, Cảng HK Buôn Ma Thuột, Cảng HK Liên Khương, Cảng HKQT Cần Thơ, Cảng HK Rạch Giá, Cảng HKQT Phú Quốc, Cảng HK Cà Mau, Cảng HK Côn Đảo, Cảng HK Phù Cát, Cảng HK Pleiku. - Tổ chức trực 24/24 giờ hàng ngày để theo dõi, phối hợp hiệp đồng, kịp thời xử lý tình huống liên quan đến công tác tìm kiếm cứu nạn hàng không và phòng chống thiên tai trong vùng trách nhiệm của mình và báo cáo theo quy định.
- Chủ động phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với các cơ quan đơn vị liên quan trong khu vực trách nhiệm theo các văn bản hiệp đồng đã ký kết để thực hiện chức năng nhiệm vụ. - Chủ động phối hợp, cung cấp cơ sở dữ liệu cho Trung tâm Hiệp đồng tìm kiếm cứu nạn miền Bắc trong việc xác định khu vực ưu tiên tìm kiếm, xây dựng phương án tìm kiếm cứu nạn và kế hoạch bay TKCN khi có tàu bay lâm nguy lâm nạn xảy ra trong vùng trách nhiệm và triển khai thực hiện nhiệm vụ khi Phương án được phê duyệt. - Quản lý hệ thống phương tiện, trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn được giao, bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Phối hợp xây dựng, tu chỉnh các kế hoạch TKCN và các phương án tìm kiếm cứu nạn. Đảm bảo tính sát thực và khả thi của các kế hoạch, phương án TKCN khi tàu bay hàng không dân dụng lâm nguy, lâm nạn ở khu vực rừng núi; khu vực đồng bằng; trên biển trong vùng trách nhiệm của mình.
- Tổ chức thu thập tài liệu, hồ sơ liên quan để phục vụ công tác điều tra sự cố, tai nạn, tham gia công tác điều tra sự cố, tai nạn khi được cấp có thẩm quyền phân công; thực hiện công tác báo cáo về chuyên môn và hành chính theo quy định.
- Tham gia xây dựng các quy trình, quy định hành chính, tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, các văn bản hiệp đồng với các cơ quan liên quan, kế hoạch hoạt động
IV. Lời kết Cùng với sự phát triển, lớn mạnh không ngừng của ngành hàng không, trong những năm qua Tổng công ty quản lý bay Việt Nam đã quan tâm sâu sát đến dịch vụ TKCN được thể hiện cụ thể trong đề án phát triển nguồn nhân lực của tổng công ty. Dịch vụ TKCN đã được kiện toàn, thống nhất về mô hình tổ chức trong toàn Tổng công ty, chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao, trang thiết bị TKCN được đầu tư mới, đồng bộ và hiện đại đáp ứng được yêu cầu cung cấp dịch vụ.Trong hoạt động thực tiễn, dịch vụ TKCN của Tổng công ty đã đạt được nhiều thành tích, luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ có hiệu quả với các cơ quan đơn vị trong và ngoài ngành hàng không. Với kết quả đã đạt được hoạt động trong lĩnh vực TKCN của Tổng công ty đã được nhiều bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương biểu dương, khen ngợi. Đặc biệt nổi bật đó là tham gia tìm kiếm tàu bay Quân sự SU- 30MK và KASA- 212 lâm nạn trên biển vịnh Bắc bộ. Bằng thiết bị của Tổng công ty đầu tư, lực lượng TKCN Hàng không đã tìm kiếm và tham gia trục vớt thành công hộp đen tàu bay lâm nạn trên biển; Vụ tai nạn tàu bay trực thăng Bell 505 (số hiệu VN-8650) của Công ty trực thăng miền Bắc tai khu vực biển giáp ranh xã Gia Luận, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đ/c Đinh Việt Thắng – Cục trưởng CHK Việt Nam, Đội TKCN hàng không thuộc Tổng công ty Quản lý bay đã nhanh chóng, kịp thời tới hiện trường tham gia công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ. Việc làm này đã được lãnh đạo Văn phòng Ủy ban quốc gia ƯPSCTT&TKCN ghi nhận và đánh giá cao. Trải qua 15 năm hình thành và phát triển, Trung Phối hợp TKCN hàng không đã vinh dự nhận được bằng khen của Bộ Quốc Phòng, Bộ Giao thông vận tải và đón nhận danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến, Tập thể lao động xuất sắc của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.
Từ khóa » Tìm Kiếm Cứu Nạn Hàng Không
-
Giới Thiệu Về Dịch Vụ Tìm Kiếm Cứu Nạn Hàng Không - VATM
-
Tìm Kiếm - Cứu Nạn (SAR) - Vnaic
-
Kiện Toàn Trung Tâm Phối Hợp Tìm Kiếm Cứu Nạn Hàng Không
-
Tìm Kiếm Cứu Nạn (SAR) | Công Ty Quản Lý Bay Miền Trung
-
Tìm Kiếm Cứu Nạn Hàng Không - Báo Dân Sinh
-
Tìm Kiếm Và Cứu Nạn Hàng Hải được Thực Hiện Thế Nào? - Luật Sư X
-
Cứu Nạn Hàng Không - .: VGP News - Báo điện Tử Chính Phủ
-
Quyết định 33/2012/QĐ-TTg Ban Hành Quy Chế Phối Hợp Tìm Kiếm ...
-
Trung Tâm Quốc Gia Huấn Luyện Và Tìm Kiếm Cứu Nạn đường Không ...
-
Cứu Nạn Trên Không Và Trên Biển - CẢNG CHÂN MÂY
-
Diễn Tập Cứu Hộ Cứu Nạn Hàng Không - Hànộimới
-
Bộ Giao Thông Vận Tải - Thư Viện Pháp Luật
-
"Dịch Vụ Tìm Kiếm, Cứu Nạn Hàng Không" Trong Từ điển Luật Học Là Gì?